Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 32)

YẾT TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường chứng khoán

chứng khoán và từ hệ thống ngân hàng

Nhìn chung, giai đoạn từ 2011 đến 2013 đã có nhiều biến động trong hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu như trước 2008, các doanh nghiệp huy động vốn rất dễ dàng do sự bùng phát của thị trường chứng khoán và số lượng các ngân hàng thì sau thời điểm 2008, tình hình lại thay đổi theo hướng ngược lại. Việc huy động vốn trở nên hết sức khó khăn bởi hoạt động trên thị trường chứng khoán ảm đạm, cộng thêm các ngân hàng e dè cho vay, siết chặt tiêu chuẩn thẩm định vay vốn. Chỉ từ năm 2012 - 2013, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng mới có dấu hiệu cải thiện do các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đã kịp thời được triển khai.

2.1.1. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam từ thị trườngchứng khoán chứng khoán

Trong vòng 7 năm từ 2008 đến 2014, giá trị vốn hóa của thị trường nhìn chung tăng đều qua các năm, chỉ ngoại trừ năm 2011 – đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đã tìm đến thị trường chứng khoán để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do nhà nước đã tạo nhiều điều kiện cho quá trình cổ phần hóa và hoàn thiện thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tụt dốc sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Đỉnh điểm là năm 2011 – thời điểm chứng kiến sự lao dốc tồi tệ nhất của thị trường kể từ khi thành lập. Mặc dù số lượng cổ phiếu niêm yết mới không ngừng tăng, nhưng sự sụt giảm của giá cổ phiếu đã khiến mức vốn hóa thị trường mất khoảng 220.000 tỷ đồng (tương ứng hơn 10 tỷ USD). Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 1/3/2011 về thực hành giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng yêu cầu các tổ chức tín dụng hạ tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trong tổng dư nợ. Yêu cầu này đã thắt chặt dòng vốn vào thị trường chứng khoán, thậm chí áp lực rút vốn ra khỏi thị trường cũng rất

cao. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp khó có thể huy động vốn từ phát hành cổ phiếu. Năm 2012 – 2013, với các nỗ lực ổn định vĩ mô của chính phủ, thị trường chứng khoán đã có những khởi sắc. Năm 2014, tình hình thị trường chứng khoán tiếp tục có nhiều diễn biến thuận lợi, chỉ trừ giai đoạn tháng 3 – thời kỳ có nhiều phiên sụt sâu nhất do các sự kiện giá dầu thế giới và sự kiện biển Đông. Năm 2014 cũng đánh dấu nhiều điểm nhấn trên thị trường chứng khoán: Thông tư 36 yêu cầu minh bạch dòng tiền vào chứng khoán, Việt nam có quỹ nội ETF đầu tiên, thị trường chuẩn bị được nâng hạng từ “cận biên” lên “mới nổi”.

Biểu đồ 2.1. Giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp niêm yết từ năm 2008 đến 2012

(Nguồn: Tính toán theo số liệu từ World Bank)

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam gần đây có phát triển mạnh hơn do nhiều công ty tham gia nhưng quy mô vẫn nhỏ so với với các nước trong khu vực. Quy mô đó chỉ chiếm khoảng hơn 3% GDP, không đáng kể so với các nước trong khu vực (ở Thái Lan là 20%). Trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành chủ yếu được phát hành bởi khối nhà nước, có uy tín của nhà nước đảm bảo. Thị trường còn non trẻ nên tính thanh khoản chưa cao, giao dịch trên thị trường thứ cấp ảm đạm. Thêm vào đó, một số hạn chế của thị trường khiến các nhà đầu tư chưa mặn mà là: chưa có các xếp hạng tín

nhiệm đáng tin cậy, trái phiếu chưa có chỉ số tham chiếu, minh bạch thông tin chưa cao.

Có thể thấy, sau hơn 10 năm xuất hiện, thị trường chứng khoán đã bước đầu phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần làm để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa chức năng huy động vốn của kênh này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w