YẾT TẠI VIỆT NAM
2.1.2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam từ hệ thống ngân hàng
hàng
Do thị trường chứng khoán còn non trẻ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn ưu
tiên hình thức huy động vốn qua vay ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam duy trì
một tỷ lệ nợ/tổng tài sản khá ổn định, ở mức xấp xỉ 25%.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản, nợ vay trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên tổng tài sản ở các doanh nghiệp Việt Nam
(Nguồn: Stockbiz.vn)
Tỷ lệ xấp xỉ 25% này là khá thấp so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ, nhưng lại là cao so với các nước phát triển như Anh, Úc, Đức…
Quốc gia Số quan sát Nợ vay/Tài sản Nợ dài hạn/Tổng nợ N ư ớc p há t t ri ển CanadaAnh 28365896 0.120.13 0.720.62 Pháp 3321 0.21 0.57 Đức 2773 0.17 0.55 Úc 4891 0.07 0.69 Nhật 18900 0.22 0.41 Singapore 2125 0.19 0.37 N ướ c đa ng ph át tr iể
n Trung QuốcThái Lan 52502424 0.290.3 0.060.3
Indonesia 1839 0.35 0.42
Malaysia 3155 0.21 0.36
Việt Nam 3738 0.23 0.1
(Nguồn: World Bank)
Mặc dù duy trì được tỷ lệ đòn bẩy ổn định ở mức 25% nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2011. Sau sự bùng nổ tín dụng (phần lớn do cho vay dưới chuẩn) vào năm 2009, một khối lượng lớn nợ xấu bị phát hiện. Khi đó, các ngân hàng siết chặt hoạt động cho vay bởi trong nền kinh tế đình trệ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả được nợ.
Sau khi tăng trưởng tín dụng cán mốc kỷ lục gần 40% vào năm 2009, con số này đã lao xuống mức thấp kỷ lục 7% vào năm 2012. Sau đó, nhờ có sự can thiệp của nhà nước mà các doanh nghiệp dần được tạo điều kiện tiếp cận với vốn nhiều hơn, nâng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dần lên vào các năm 2013 và 2014.
Biểu đồ 2.3. Tình hình tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam từ 2008 - 2014
(Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Không thể không nhắc tới vai trò của lãi suất trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. So với cuối năm 2013, mặt bằng lãi suất năm 2014 đã giảm khoảng 0,5- 1,5%/năm. 7 – 8%/năm là lãi suất phổ biến dành cho các lĩnh vực được ưu tiên. Cho vay lĩnh vực kinh doanh, sản xuất khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung hạn và dài hạn. Đáng chú ý là một vài doanh nghiệp có đề án kinh doanh
khả thi, tài chính minh bạch có thể được vay với lãi suất chỉ 6-7%/năm. Thậm chí, ở nhiều thời điểm, ngân hàng chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động để cắt lỗ, có tiền trả cho người gửi tiết kiệm. So với giai đoạn 2005 - 2006, mặt bằng lãi suất này đã giảm đáng kể, thế nhưng với nhiều doanh nghiệp, lãi suất này vẫn còn là rào cản, đặc biệt là lãi suất cho vay trung - dài hạn. Lãi suất cho vay thấp hiện chủ yếu ở 4 ngân hàng thương mại lớn và chỉ cho khách hàng có khả năng trả nợ vay.
Lãi suất cho vay tuy giảm nhưng tốc độ giảm còn chậm là bởi lãi suất tiền gửi còn khá cao, có ngân hàng yết lãi suất huy động ở mức hơn 8%. Trong tình hình kinh tế hiện nay, rất ít hoạt động có thể mang lại mức lợi nhuận 7 - 8%/năm. Thêm vào đó, nhiều ngân hàng có mức vốn điều lệ thấp, trong đó 90 - 95% là vốn huy động. Với mức lãi suất ở mức cao như trên thì doanh nghiệp không tránh khỏi phá sản và sự phá sản này có tác động trực tiếp tới ngân hàng bởi khối lượng nợ xấu trở nên lớn hơn. Những ngân hàng năng lực yếu ngày càng bị thâm hụt, lỗ năm sau lớn hơn năm trước, vốn điều lệ của ngân hàng chỉ ở mức 4.000 - 5.000 tỷ đồng. Các ngân hàng cũng trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bởi nếu muốn giảm lãi suất cho vay thì phải giảm lãi suất huy động, và lãi suất huy động giảm thì khách hàng sẽ đổi sang ngân hàng khác để gửi tiền và tình trạng thanh khoản sẽ trở nên căng thẳng.
Biểu đồ 2.4. Lãi suất ngân hàng Việt Nam từ 2008 đến 2014
(Nguồn: tính toán theo số liệu từ World Bank)
Vào cuối năm 2014, lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các tổ chức tín dụng tích cực điều chỉnh giảm. Dư nợ có lãi suất trên 15%/năm đóng góp 3,9% dư nợ bằng VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ với lãi suất cao hơn 13%/năm đóng góp 10,65%, đi xuống so với tỷ trọng 19,72% vào cuối năm 2013. Đây là một trong những nỗ lực điều hành của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội vay nợ từ các tổ chức tín dụng.