Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 38)

YẾT TẠI VIỆT NAM

2.2.2. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam

Hiện tại ở nước ta, xếp hạng doanh nghiệp thường được tính toán bởi các ngân hàng và các tổ chức xếp hạng độc lập. Phạm vi của khóa luận xin được sử dụng thứ bậc xếp hạng do các tổ chức công bố, bởi mỗi ngân hàng có một mô hình xếp hạng riêng, và bởi việc thu thập các dữ liệu xếp hạng của ngân hàng là rất khó khăn. Hiện chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đầu tư, phát hành trái phiếu quốc tế nên chưa được S&P, Moody’s và Fitch xếp hạng; vì vậy, ta chỉ có thể tìm được xếp hạng của các doanh nghiệp đó từ các tổ chức xếp hạng độc lập ở Việt Nam.

Đơn vị này được thành lập năm 2007, hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000). Hoạt động chính của trung tâm là đánh giá năng lực doanh nghiệp, năng lực tài chính, trình độ nhân lực cũng như những vấn đề khác.

Hoạt động chính của Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Nói chung hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp bao gồm: đánh giá năng lực doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài chính, đánh giá trình độ nhân lực, đánh giá các vấn đề khác theo yêu cầu dủa doanh nghiệp, xếp loại 10 doanh nghiệp đứng đầu ngành, thẩm định hệ số tín nhiệm vay vốn… Trung tâm sử dụng công nghệ thẩm định được quốc tế chấp nhận rộng rãi. Các hoạt động này nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, góp phần công khai, minh bạch thông tin.

2.2.2.2. Trung tâm thông tin tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tổ chức đầu tiên được ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai đề án phân tích, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp từ năm 2002 theo quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mô hình sử dụng các thông tin từ báo cáo tài chính và một số thông tin phi tài chính khác để đánh giá doanh nghiệp. Các chỉ tiêu mà CIC thường dựa vào để đánh giá là: chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản), chỉ tiêu nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ không đủ tiêu chuẩn/tổng dư nợ của ngân hàng) và chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận sau thuế/doanh thu, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản).

Kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm chủ yếu được dùng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở phục vụ việc cấp vốn của các tổ chức. CIC sẽ làm nhiệm vụ thống kê mức độ tín nhiệm của các cá nhân và tổ chức có nhu cầu đi vay.

Dù vận dụng rất nhiều chỉ tiêu tài chính nhưng phương pháp này của CIC còn chưa đầy đủ. Mặc dù quy mô doanh nghiệp được phân loại cụ thể nhưng chưa đủ để đánh giá hợp lý được mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng của CIC không đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính như kinh nghiệm quản lý của người đứng

đầu, môi trường kiểm soát nội bộ, tình hình giao dịch với các tổ chức tín dụng trong thời gian qua.

2.2.2.3. Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam

Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (viết tắt là CRV) được thành lập vào năm 2006, là nhà cung cấp các đánh giá tín nhiệm độc lập, đánh giá rủi ro, nghiên cứu ứng dụng, bên cạnh đó còn cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn doanh nghiệp tại Việt Nam.

CRV sử dụng cả thông tin định tính và định lượng, cả phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình để ra được xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. CRV bắt đầu công bố các ấn bản xếp hạng tín nhiệm từ năm 2010, với sự cộng tác từ Hội Ứng dụng toán học Việt Nam, Thời báo Tài chính, Văn phòng chính phủ… So với CIC, CRV có phương pháp hoàn thiện hơn (kết hợp được cả các thông tin định tính). Tuy nhiên, vì CIC là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên CIC có thế mạnh về thông tin (CIC được tiếp cận nhiều thông tin của doanh nghiệp hơn).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w