Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 61)

Cao Bng theo tình trng v sinh thú y.

Ảnh hưởng của tình trạng vệ sinh thú y đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn được thể hiện qua bảng 4.7

Bng 4.7 T l nhim giun tròn đường tiêu hóa ln theo tình trng v sinh thú y Tình trạng VSTY Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)

Tỷ lệ nhiễm từng loài giun tròn

A. suum S. ransomi T. suis O. dentatum

n % n % n % n % Kém 238 180 75,63 96 40,33 66 27,73 64 26,89 54 22,68 Trung bình 263 134 50,95 61 23,19 54 20,53 47 17,87 38 14,44 Tốt 91 28 30,77 12 13,19 10 10,99 5 5,49 7 7,69 Tính chung 592 342 57,78 169 28,54 130 21,96 116 19,59 99 16,72

Qua bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun tròn ở tình trạng vệ sinh khác nhau thì khác nhau.

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

+ Về tỷ lệ nhiễm chung: có 342/592 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 57,78%. Ở tình trạng vệ sinh kém có 180 mẫu nhiễm trong tổng 238 mẫu được kiểm tra, chiếm 75,63%.

Ở tình trạng vệ sinh trung bình có 263 mẫu được kiểm tra trong đó có 134 mẫu nhiễm, chiếm 50,95%.

Ở tình trạng vệ sinh tốt tổng số mẫu kiểm tra là 91 mẫu trong đó 28 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 30,77%.

Qua đó ta có thể thấy rằng tình trạng vệ sinh là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm giun tròn. Những nơi tình trạng vệ sinh kém thì khả năng trứng và ấu trùng giun phát triển mạnh, dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun ở nhưng nơi vệ sinh kém là rất cao (75,63%).

+ Về tỷ lệ nhiễm từng loài

Ở tình trạng vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm của A. suum là 40,33%; S. ransomi là

27,73%; T. suis là 26,89%; O. dentatum là 22,68%.

Ở tình trạng vệ sinh trung bình tỷ lệ nhiễm A. suum là 23,19%; S. ransomi là

20,53%; T. suis là 17,87%; O. dentatum là 14,44%.

Ở tình trạng vệ sinh tốt tỷ lệ nhiễm A. suum là 13,19%; S. ransomi là

10,99%; T. suis là 5,49% và O. dentatum là 7,69%.

Như vậy, công tác vệ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, phát tán mầm bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn nói riêng và các loại bệnh ký sinh trùng gây hại cho lợn nói chung. Để làm tốt công tác vệ sinh thú y, người chăn nuôi phải thường xuyên phải quét dọn chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phân, chất độn chuồng cần phải tập trung ủ, dụng cụ chăn nuôi phải được rửa sạch và phơi khô sau khi sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)