Phương pháp xét nghiệm mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 46)

* Xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn:

Tất cả các mẫu đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn

Nguyên lý chung của phương pháp này là: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch nước muối bão hòa lớn hơn tỷ trọng của trứng giun tròn, làm cho trứng giun tròn nổi lên trên bề mặt dung dịch.

+ Cách pha nước muối bão hòa: Lấy 1 lít nước sôi, cho 400 gam muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước sau đó cho từ từ muối vào), khuấy đều cho tới khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

+ Cách làm: Lấy 2 g phân cho và 58 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy tan phân, lọc bỏ cặn, khuấy đều nước lọc rồi dừng lại đột ngột. Dùng pipet hút và bơm vào đầy buồng đếm Mc. Master (gồm 2 buồng đếm). Hai buồng đếm có 6 ô, kích thước mỗi buồng 1cm x 1cm. Sau 15 phút, trứng được đẩy lên trên bề mặt dung dịch buồng đếm, lấy buồng đếm ra soi trên kính hiển vi tìm trứng giun tròn.

* Xác định cường độ nhiễm giun tròn

Đếm số trứng giun tròn trong 1 g phân bằng buồng đếm Mc.Maste. Cường độ nhiễm được xác định bằng số trứng/gam phân.

Đếm tất cả số trứng giun tròn trong buồng đếm.

Tổng số trứng đếm được

Số lượng trứng trong 1g phân = x 200

Số lượng buồng đếm (2) * Quy định cường độ nhiễm:

≤ 400 trứng/g phân : nhiễm nhẹ (+)

> 400 - 800 trứng/g phân : nhiễm trung bình (++) > 800 - 1200 trứng/g phân : nhiễm nặng (+++) > 1200 trứng/g phân : nhiễm rất nặng (++++) * Quy định lứa tuổi lợn:

Tuổi lợn nghiên cứu được chia ra làm 4 lứa tuổi: ≤ 2 tháng tuổi > 2 - 4 tháng tuổi > 4 - 6 tháng tuổi > 6 tháng tuổi * Quy định về tình trạng vệ sinh thú y - Tình trạng vệ sinh thú y tốt

Chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rãnh thoát nước ra khỏi chuồng, thường xuyên dọn phân và rửa chuồng. Không có hiện tượng phân lưu quá một ngày trong chuồng.

Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau xanh được rửa sạch trước khi cho lợn ăn, thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống, không để tồn thức ăn, nước uống trong máng.

- Tình trạng vệ sinh ở mức độ trung bình

Không thường xuyên cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng phân lưu 2 - 3 ngày trong chuồng. Mỗi tuần rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, rau xanh có lúc rửa lúc không.

- Tình trạng vệ sinh thú y kém

Chuồng trại không cọ rửa và dọn phân, có hiện tượng phân lưu trong chuồng hàng tuần, máng ăn, máng uống không được cọ rửa. Rau xanh không được rửa trước khi cho lợn ăn.

* Quy định về phương thức chăn nuôi

- Nuôi theo phương thức truyền thống (tận dụng): Hộ gia đình chăn nuôi lợn với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm ngành trồng trọt (cám xát, bột ngô, khoai, sắn…)

- Nuôi theo phương thức bán công nghiệp: Hộ gia đình chăn nuôi lợn cho ăn rau, cám nấu và bổ sung thêm thức ăn tổng hợp hàng ngày.

- Nuôi theo phương thức công nghiệp: Chăn nuôi lợn với số lượng lớn, thức ăn cho lợn hàng ngày là thức ăn tổng hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)