Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo lứa tuổi lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 59)

Để xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo lứa tuổi lợn, chúng tôi tiến hành xét nghiệm phân của lợn ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.6

Bng 4.6 T l nhim giun tròn đường tiêu hóa theo la tui ln (qua xét nghim phân)

Tuổi lợn (tháng) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)

Tỷ lệ nhiễm từng loài giun tròn

A. suum S. ransomi T. suis O. dentatum

n % n % n % n % ≤ 2 131 70 53,43 13 9,92 12 9,16 10 7,63 8 6,11 > 2 - 4 182 132 72,53 88 48,35 74 40,66 66 36,26 29 15,93 > 4 - 6 161 102 63,35 50 31,96 38 23,60 32 19,88 38 23,60 > 6 118 38 32,20 18 15,25 6 5,08 8 6,79 24 20,34 Tính chung 592 342 57,78 169 28,54 130 21,96 116 19,59 99 16,72 Bảng 4.6 cho thấy:

Về tỷ lệ nhiễm chung, lợn ở tất cả mọi lứa tuổi đều nhiễm giun tròn đường tiêu hoá. Nhưng lợn nhiễm cao nhất là ở lứa tuổi > 2 - 4 tháng, lợn ≤ 2 tháng tuổi và lợn > 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ thấp hơn.

Về tỷ lệ nhiễm theo loài:

- Lợn ≤ 2 tháng tuổi nhiễm loài A. suum với tỷ lệ thấp nhất 9,92%, tăng lên ở lứa tuổi > 2 - 4 tháng tuổi (48,35%), ở lứa tuổi > 4 - 6 tháng tuổi tỷ lệ giảm dần (31,96%) và > 6 tháng tuổi giảm chỉ còn 15,25%.

- Lợn nhiễm S. ransomi cao nhất là > 2 - 4 tháng tuổi (40,66%) và giảm dần theo tuổi lợn.

- Lợn nhiễm T. suis cao nhất > 2 - 4 tháng tuổi (36,26%) và giảm dần khi tuổi lợn tăng lên.

- Lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm O. dentatum thấp nhất (6,11%), và tăng dần lên theo lứa tuổi của lợn.

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [7], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tính cảm thụ đối với bệnh giun sán. Vì vậy tỷ lệ

nhiễm giun sán theo tuổi là một chỉ tiêu xác định gia súc ở lứa tuổi nào dễ bị cảm nhiễm bệnh giun sán nhất để có kế hoạch phòng trị bệnh tốt nhất.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [17], gia súc non thường nhiễm giun sán nhiều hơn giun trưởng thành. Giai đoạn này lợn con còn theo mẹ, cơ quan miễn dịch chưa hoàn thiện, nhưng chúng tiếp nhận được kháng thể từ sữa đầu của lợn mẹ, nên thời gian đầu sau khi sinh chúng có một lượng kháng thể nhất định chống lại mầm bệnh. Mặt khác do còn bú sữa chưa ăn nên điều kiện nhiễm giun tròn đường tiêu hóa còn hạn chế. Ở lứa tuổi 2 - 4 tháng tuổi, lợn đã cai sữa tự lập trong việc lấy thức ăn và nước uống. Giai đoạn này chúng rất năng động, cơ thể đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, nhu cầu ăn uống tăng cao. Vì vậy cơ hội tiếp xúc với trứng và ấu trùng giun tăng lên, dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn tăng cao. Từ 4 tháng tuổi trở đi hệ thần kinh và các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện, sức đề kháng cao hơn nên khả năng cảm nhiễm giun tròn đường tiêu hóa giảm dần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)