Johanes Kaugfumann (1996) [25] cho biết: Sự lây nhiễm giun tròn cho
lợn con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ. Benzimidazole, Febatel và levamisol có tác dụng hữu hiệu để chống lại sự lây
nhiễm. Ivermectin (300 µg/kgTT) dùng cho lợn trưởng thành, dùng trước khi đẻ 1 - 2 tuần có thể kiểm soát được sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh.
Theo Anderdanl (1957) [25], nếu cho lợn nhiễm trứng giun đũa sau 5 ngày lại cho nhiễm mầm bệnh xuyễn thì bệnh tích gây ra ở phổi gấp 10 lần so với lợn bị nhiễm đơn thuần.
Skarjabin K. I. (1977) [26] nhấn mạnh: Trứng giun lươn phát triển thành ấu trùng rất nhanh, vì vậy phân thải ra ngoài 6 giờ thì không những soi phân tìm được trứng giun mà còn có thể tìm được cả ấu trùng theo phương pháp Baerman.
Urquahart G. M. và cs (1996) cho thấy thời gian nở của trứng giun lươn có liên quan đến nhiệt độ: ở nhiệt độ 20 - 300C, mất 5 - 6 giờ trứng nở thành ấu trùng. Ở nhiệt độ 10 - 120C, mất 15 giờ, nhiệt độ thấp làm trứng ngừng phát triển. Ở nhiệt độ -90
C và trên 500C làm cho trứng bị chết.
Klexov N. D. và Xkulikoe N. (1931) đã chữa bệnh giun kết hạt lợn và cho rằng, phương pháp hiệu lực hơn cả là dùng dung dịch pha loãng 0,8 - 1g iot trong 100 mg nước (K. I. Skrjabin, 1977) [26].
Theo viện sỹ Zavadovxki M. M., lớp vỏ trong của giun đũa có cấu trúc lipoit và lớp vỏ ngoài - protein. Lớp vỏ lipoit bên trong không thẩm thấu đối với các muối và phần lớn các chất hữu cơ. Vì vậy trứng giun đũa không chết trong các dung dịch thuỷ ngân, sunfat đồng, sunfat kẽm… Lớp vỏ này chỉ cần thẩm thấu với các chất hoà tan lipoit, do đó trứng giun đũa bị diệt trong các axit béo, axeton… Vỏ protein bên ngoài bảo vệ trứng giun đũa khỏi ảnh hưởng nhiệt độ cao và thấp. Nhờ khả năng bảo vệ như thế của các lớp vỏ trong và ngoài mà trứng giun đũa có thể sống ngoài tự nhiên trong vòng mấy năm.
Theo Bowman D. D. (1999) [27], những tổn thương do giun lươn gây ra ở ruột non cũng như tác động của độc tố đã đẫn đến quá trình viêm và rối loạn chức năng tiêu hoá. Triệu chứng phụ thuộc vào cường độ nhiễm. Nếu bệnh nhẹ có thể triệu chứng không thể hiện rõ, khi lợn bị nhiễm nặng thì thấy ỉa chảy, mệt mỏi, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, con vật chậm lớn, có thể dẫn đến kiệt sức và chết.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU