Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 39)

Theo Đào Trọng Đạt (1985 - 1989) [1], trong quá trình điều tra nghiên cứu đã xác định được 49 loài giun sán mà nước ta hay cảm nhiễm nhất. Trong đó sán lá ruột lợn và giun đũa lợn là 2 loài nguy hiểm nhất, công tác nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu chu trình sinh học, dịch tễ học và thử nghiệm các công trình phòng trừ. Hiện nay các bệnh phòng trừ giun sán đã trở thành tiến bộ kỹ thuật và được sử dụng rộng rãi theo quy trình này. Một đời lợn chỉ cần tẩy giun một lần, lợn nái được tẩy khi tách con, lợn đực giống kiểm tra có giun mới tẩy.

Nguyễn Thị Lê (1998) [13] cho biết: Đặc tính thức ăn của vật chủ ảnh hưởng rất lớn tới ký sinh trùng đường ruột và nội ký sinh trùng khác theo hai hướng như thức ăn được nuốt vào từ đất hoặc cây cỏ đã bị nhiễm bẩn với các dạng ấu trùng cảm nhiễm mà các dạng ấu trùng này có thể thích nghi với đời sống ký sinh ở ruột. Mặt khác có thể thấy rằng thức ăn có thành phần hoá học giống với môi trường đường ruột tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh dưỡng của vật ký sinh.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) [20], giun đũa gây thiệt hại nặng ở lợn con, làm cho lợn con chậm lớn, trọng lượng giảm 30 - 50%, nếu bị nhiễm nhiều giun đũa và không được nuôi dưỡng tốt thì lợn con chết nhiều. Lợn từ 2 - 6 tháng tuổi thường bị nhiễm giun đũa nhiều nhất. Lợn nhiễm giun lươn với tỷ lệ khá cao từ 18 - 45% tuỳ vùng, nhất là những cở sở nuôi lợn tập trung, nếu nuôi phân tán (chăn nuôi gia đình) tỷ lệ nhiễm thấp hơn khoảng từ 3 - 5%. tỷ lệ nhiễm giun lươn theo tuổi như sau:

≤ 2 tháng tuổi: 63,5%. > 3 - 4 tháng tuổi: 21,4%. > 5 - 6 tháng tuổi: 5%. > 7 - 8 tháng tuổi: 6,9%. > 8 tháng tuổi: 7,5%.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [5], tỷ lệ và mức độ nhiễm giun đũa Ascaris suum ở lợn bình thường và lợn tiêu chảy của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là:

Ở lợn có trạng thái phân bình thường có 34/94 lợn nhiễm, chiếm 36,17%. Trong đó:

+ Mức độ nhẹ có 24/94 lợn nhiễm, chiếm 70,59%

+ Mức độ trung bình có10/94 lợn nhiễm, chiếm 29,41% + Không có lợn nhiễm mức nặng.

Ở lợn bị tiêu chảy có 42/101 lợn nhiễm, chiếm 41,58%. Trong đó: + Mức nhẹ có 26/42 lợn nhiễm, chiếm 61,9%.

+ Mức trung bình có 11/42 lợn nhiễm, chiếm 26,19%. + Mức nặng có 5/42 lợn nhiễm, chiếm 11,9%.

Tỷ lệ và mức độ nhiễm giun lươn Strongyloides ransomi ở lợn bình thường và lợn tiêu chảy ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là:

Ở lợn có trạng thái phân bình thường có 47/94 lợn nhiễm, chiếm 50%. Trong đó:

+ Mức độ nhẹ có 28/47 lợn nhiễm, chiếm 59,57%.

+ Mức độ trung bình có 19/74 lợn nhiễm, chiếm 40,43%. + Không có lợn nhiễm mức nặng.

Ở lợn bị tiêu chảy có 82/101 lợn nhiễm, chiếm 81,19%. Trong đó: + Mức nhẹ có 45/82 lợn nhiễm, chiếm 54,88%.

+ Mức trung bình có 34/82 lợn nhiễm, chiếm 41,46%. + Mức nặng có 3/82 lợn nhiễm, chiếm 3,66%.

Lợn bình thường nhiễm giun tóc 23,01%, giun kết hạt 20,68%, tỷ lệ nhiễm tương ứng với lợn tiêu chảy là 27,02% và 23,85%. Mức độ nhiễm giun tóc và giun kết hạt ở lợn tiêu chảy nặng hơn so với lợn bình thường.

Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả kết luận: Lợn tiêu chảy và lợn bình thường đều có ký sinh trùng đường tiêu hoá ký sinh, song nhìn chung tỷ lệ và mức độ nhiễm của lợn tiêu chảy cao hơn rõ rệt so với lợn bình thường. Lợn bình thường nhiễm giun đũa (31,90%), giun lươn (39,26%), giun tóc (23,01%), giun kết hạt (20,86%). Ở lợn tiêu chảy các tỷ lệ nhiễm tương ứng là: 34,19%; 55,46%; 27,01%; 23,85%.

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [11], đã điều tra ở một số cơ sở chăn nuôi và cho biết, lợn nhiễm giun đũa nặng nhất vào tháng tuổi thứ tư và tháng tuổi thứ năm. Do vậy, phải nắm được sự biến động nhiễm giun sán theo tuổi để làm cơ sở cho kế hoạch tẩy giun sán và phòng trừ bệnh.

Nguyễn Văn Nội và cs (1978) [16], đã thí nghiệm trên 7 con lợn, qua 66 ngày theo dõi các tác giả thấy với liều 10.000 trứng giun đũa người gây nhiễm nhân tạo cho lợn, không thấy lợn có biểu hiện triệu chứng khác thường, vẫn khoẻ mạnh và tăng trọng nhanh. Kết quả mổ khám 2 lợn và xét nghiệm phân của 5 lợn không tìm thấy giun đũa và trứng giun đũa. Chứng tỏ lợn không nhiễm giun đũa người.

Theo Lương Văn Huấn (1994) đã mổ khám 891 con lợn thuộc khu vực miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long tỷ lệ lợn có giun đũa nhiễm 55% (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [7].

Phạm Sỹ Lăng và cs (1977) [8] cho biết: Tình hình nhiễm giun kết hạt tăng dần theo tuổi do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt:

< 2 tháng tuổi: Tỷ lệ nhiễm là 39,2%. 5 - 7 tháng tuổi: Tỷ lệ nhiễm là 72,1%. > 8 tháng tuổi: Tỷ lệ nhiễm là 73,3%.

Điều tra tình hình giun tóc lợn ở Hà Nội thấy, tỷ lệ nhiễm là: 4,3 - 30% từ 2 - 6 tháng tuổi, 0,56 - 7,8% đối với lợn trên 6 tháng tuổi, lợn < 2 tháng tuổi không có giun tóc, vệ sinh tốt tỷ lệ nhiễm thấp 2,5%, chăn nuôi kém tỷ lệ nhiễm 23% (Nguyễn Văn Thịnh, 1977) [20].

Phạm Văn Khuê và cs (1975) [3], nghiên cứu về khu quy luật phân bố và biến động nhiễm giun sán theo lứa tuổi ở lợn tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Yên Bái đã xác định được lợn nhiễm 4 lớp giun sán với tổng số 17 loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)