Cường độ nhiễm chung các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại huyện Trà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 55)

huyn Trà Lĩnh - tnh Cao Bng

Để xác định cường độ nhiễm chung các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng, cần xét tới cường độ nhiễm các loài giun tròn. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.4

Bng 4.4 Cường độ nhim chung các loài giun tròn đường tiêu hóa ln ti huyn Trà Lĩnh - tnh Cao Bng (Qua xét nghim phân)

Loài giun tròn Số mẫu nhiễm (mẫu)

Cường độ nhiễm (trứng/g phân)

≤ 400 > 400 - 800 > 800 - 1200 > 1200 n % n % n % n % A. suum 169 54 31,95 69 40,82 36 21,3 10 5,93 S. ransomi 130 63 48,46 50 38,46 9 6,92 8 6,15 T. suis 116 70 60,34 36 31,03 5 4,31 5 4,31 O. dentatum 99 64 64,5 30 30,3 5 5,05 0 0,00 Nhim t 1 – 4 loài 342 173 50,58 218 63,79 56 16,37 19 5,56

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Có 169 mẫu nhiễm A. suum, trong đó ở cường độ nhẹ có 54 mẫu chiếm tỷ lệ 31,95%, cường độ trung bình có 69 mẫu, chiếm tỷ lệ 40,82%; cường độ nặng có 36 mẫu, chiếm tỷ lệ 21,3% và cường mức độ rất nặng có 10 mẫu, chiếm tỷ lệ 5,93%.

Loài S. ransomi có 130 mẫu nhiễm, ở cường độ nhẹ có 63 mẫu, chiếm

tỷ lệ là 48,46%; ở cường độ trung bình có 50 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ nhiễm là 38,46%, ở cường độ nặng có 9 mẫu, chiếm tỷ lệ là 6,92% và 8 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 6,15 % là ở cường độ rất nặng.

Đối với T. suis: có 116 mẫu nhiễm, ở cường độ nhẹ có 70 mẫu, chiếm tỷ lệ là 60,34%; cường độ trung bình có 36 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ là 31,03%; Ở cường độ nặng có 5 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 4,31%; Ở cường độ rất nặng có 5 mẫu, chiếm tỷ lệ là 4,31%.

Còn đối với loài O. dentatum: 64,5% ở cường độ nhẹ; 30,3% ở cường độ trung bình; 5,05% ở cường độ nặng. Không có lợn nào nhiễm ở cường độ rất nặng.

Trong đó nhiễm từ 1 - 4 loài có 342 mẫu nhiễm: ở cường độ nhẹ có 173 mẫu, chiếm tỷ lệ là 50,58%; ở cường độ trung bình có 218 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ nhiễm là 63,79%; ở cường độ nặng có 56 mẫu, chiếm tỷ lệ là 16,37% và 19 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 5,56 % là ở cường độ rất nặng.

Từ kết quả xét nghiệm phân và quan sát lâm sàng cho thấy, cường độ nhiễm các loài giun tròn ở lợn là khác nhau. Mức độ cảm nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố như: Tuổi lợn, phương thức chăn nuôi, sức đề kháng của ký chủ, sự phân bố các loài giun ở từng địa phương.

Đối với mỗi loài giun cường độ nhiễm mức độ nhẹ và trung bình là chủ yếu nhưng vì một lợn nhiễm từ một đến nhiều loại giun nên cường độ nhiễm lại cao.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [21], cường độ nhiễm giun tròn ở động vật nuôi ở nước ta là nặng, kể cả về số lượng chủng loại và số lượng cá thể giun sán thấy được ở trên cùng một cơ thể động vật. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng và sử dụng thuốc Levamisol điều trị. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)