lợn tại huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng.
Để xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo phương thức chăn nuôi, chúng tôi tiến hành xét nghiệm 592 mẫu phân lợn ở các phương thức chăn nuôi khác nhau. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.9
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo phương thức chăn nuôi (qua xét nghiệm phân)
Phương thức chăn nuôi Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)
Tỷ lệ nhiễm từng loài giun tròn
A. suum S. ransomi T. suis O. dentatum n % n % n % n % Tận dụng 280 189 67,5 84 30,00 66 23,57 70 25,00 54 19,28 Bán công nghiệp 210 95 45,24 59 28,09 48 22,86 53 16,67 39 18,57 Công nghiệp 102 29 28,43 26 25,49 16 15,69 11 10,78 16 15,69 Tính chung 592 342 57,78 169 28,54 130 21,96 116 19,59 99 16,72
Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy với phương thức cho ăn khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá là khác nhau.
Lợn nuôi theo phương thức tận dụng có tỷ lệ nhiễm cao nhất (67,5%), cụ thể là: A. suum 30,00%; S. ransomi 23,57%; T. suis 25,00%; O. dentatum 19,28%.
Lợn nuôi theo phương thức bán công nghiệp có tỷ lệ nhiễm là: A. suum
28,09%; S. ransomi 22,86%; T. suis 16,67%; O. dentatum 18,57%.
Lợn nuôi theo phương thức công nghiệp có tỷ lệ nhiễm thấp nhất
(28,43%): A. suum 25,49%; S. ransomi 15,69%; T. suis 10,78%; O. dentatum
Như vậy, trong 3 phương thức trên thì chăn nuôi lợn theo phương công nghiệp nhiễm với tỷ lệ thấp nhất (28,43%), theo phương thức này điều kiện tiếp xúc với trứng và ấu trùng có sức gây bệnh qua thức ăn, nước uống của lợn là hạn chế so với phương thức chăn nuôi tận dụng.
Phương thức tân dụng tỷ lệ nhiễm là cao nhất (67,5%), ở phương thức này lợn hoàn toàn được ăn thức ăn tận dụng (dây lang, phế phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn và cuộng rau bỏ của người...) không qua xử lý nhiệt mà chỉ trộn thẳng vào cám đã được nấu chín. Trong phương thức này lợn thường xuyên tiếp xúc với ấu trùng và trứng của giun tròn nhưng lại không được tẩy giun sán định kỳ, dẫn đến tỷ lệ nhiễm cao.
Một thực trạng nữa dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn cao ở lợn nuôi bằng phương thức tận dụng, đó là nhiều nông hộ vẫn dùng phân tươi cho đồng ruộng đặc biệt là bón cho cây thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn (rau lang, rau muống ...) đây là hình thức phát tán trứng và ấu trùng giun tròn ra môi trường ngoài.
Vì vậy để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn, cần chú ý đến việc sử dụng thức ăn đảm bảo vệ sinh, chất lượng, không cho lợn ăn rau sống hoặc rửa sạch rồi mới cho ăn, không bón phân tươi cho đồng ruộng và phải tẩy giun sán cho lợn theo định kỳ. Nếu thực hiện được những biện pháp trên thì vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, giảm được chi phí trong chăn nuôi, giảm được tỷ lệ nhiễm giun tròn và tăng năng suất trong chăn nuôi. Đặc biệt là những hộ chăn nuôi điều kiện kinh tế còn khó khăn, không có điều kiện chăn nuôi theo phương thức công nghiệp (sử dụng nguyên cám công nghiệp).