Một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 73)

triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn

Nông nghiệp, nông thôn nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sản xuất, đời sống, xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao vai trò của phụ nữ, phát huy trí tuệ của phụ nữ xã Tuấn Mậu, tôi khuyến nghị những giải pháp chủ yếu sau:

- Thứ nhất: Tăng cường tuyên truyền, vận động trên các phương tiện và các hình thức sinh hoạt của địa phương về vị trí, vai trò của phụ nữ, về các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong bình đẳng nam nữ ở mọi phương diện kinh tế, đời sống, xã hội.

- Thứ hai: Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nữ đang làm công tác chính quyền, đoàn thể từ các thôn đến cấp xã. Đồng thời bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong tương lai có đủ năng lực, trình độ tham gia công tác chính quyền, đoàn thể nâng cao vị thế của phụ nữ trong hoạt động xã hội địa phương.

- Thứ ba: Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp đoàn thể phụ nữ, thanh niên, hội

nông dân; được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông,... Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội.

- Thứ tư: Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận với vốn, công cụ sản xuất mới áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi đạt năng suất hiệu quả và thu nhập cao.

- Thứ năm: Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương bằng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ, tao điều kiện tăng thu nhập cho gia đình bằng các nguồn thu ngoài nông nghiệp, giảm bớt gánh nặng và sự lo toan về kinh tế của phụ nữ.

- Thứ sáu: Xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc trong cuộc sống, bình đẳng vợ chồng, không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, thống nhất trong quan niệm và sinh hoạt gia đình, vợ chồng cùng đứng tên trong các tài sản, cùng bàn bạc và ra quyết định công việc gia đình, từng bước phổ biến và nhân rộng mô hình gia đình kiểu mẫu ra khắp thôn, xã.

-Thứ bảy: Tích cực tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về giới cho người dân qua các lớp học, đồng thời triển khai trên các phương tiện thông tin

đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này.

- Thứ tám: Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ. Trong vấn đề kiểm soát nguồn lực đất đai: Cần sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi tên cả vợ và chồng. Nhằm tăng khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với đất đai.

Trong vấn đề tín dụng, ngân hàng: Cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn, sao cho các chương trình vay đến được với phụ nữ và nam giới bình đẳng như nhau. Ngân hàng cần thông tin một cách đầy đủ đến các hộ gia đình một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể tham gia.

- Thứ chín: Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ và đời sống cho phụ nữ: Các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc vận động gia đình không sinh con thứ 3, tổ chức khám chữa bệnh định kì cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ gặp hoàn cảnh khó

khăn, vận động 100% phụ nữ có thai đi tiêm phòng và uống các thuốc bổ dinh dưỡng. Bên cạnh đó phải giảm cường độ làm việc của phụ nữ, đây là một giải pháp rất thiết thực nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc nuôi dưỡng con cái và đảm bảo sức khoẻ cho phụ nữ.

- Thứ mười: Hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vốn cho phát triển kinh tế là một vấn đề rất quan trọng, thiếu vốn là nguyên nhân cản trở khả năng phát triển sản xuất của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy muốn phát triển sản xuất cần phải hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Tuấn Mậu, có thể kết luận đôi nét như sau:

(1) Kinh tế - xã hội của xã còn kém phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn.

(2) Cơ cấu dân số tương đối cân bằng, lao động nữ chiếm 52,72% tổng số lao động. Đây là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

(3) Trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị của cán bộ hội còn thấp. Trong 23 cán bộ từ cấp chi hội đến cấp xã, chỉ có 10 người chiếm 30,43% có trình độ chuyên môn, 1 người có trình độ lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp chiếm 4.35%. Vì vậy, để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế đi vào cuộc sống, trước hết phải quan tâm đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

(4) Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới.

(5) Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp Ủy Đảng, chính quyền còn thấp, lãnh đạo nữ trung bình chỉ chiếm 30,54% trong tổng số lãnh đạo cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

(6) Phụ nữ vẫn còn chịu nhiều gánh nặng trong gia đình. Trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ và nam giới cùng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, trong hoạt động tái sản xuất thì phụ nữ đảm nhiệm công việc nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình, dạy con học và nội trợ, nấu cơm, giặt rũ, người đàn ông ít tham gia. Số đông cả nam và nữ đều bằng lòng với vai trò đó.

(7) Có sự không công bằng giữa nam và nữ trong công tác kiểm soát và quản lý các nguồn lực như đất đai, vốn,...

(8) Quyền quyết định cuối cùng những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ ít có quyền quyết định những vấn đề này.

(9) Nhận thức về vai trò của phụ nữ chưa đúng và phân công lao động trong gia đình còn bất bình đẳng.

(10) Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

(11) Cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

5.2 Khuyến nghị

Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển cùng với nam giới không những đem lại lợi ích cho mỗi phụ nữ, mỗi gia đình mà cho toàn xã hội. Đó không phải là vấn đề công bằng xã hội, mà là lợi ích kinh tế.

Từ những phân tích trên, tôi khuyến nghị một số vấn đề nhằm tạo sự hài hòa cân đối trong gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

5.2.1. Đối với Nhà nước

Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nghị quyết về bình đẳng giới. Đặc biệt là triển khai đến các địa phương “chiến lược quốc

gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020” theo Quyết định số 2351/QĐ -

TTgcủa Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các ban ngành có liên quan tích cực tuyên tuyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Đôn đốc công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 2351/QĐ - TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, luật bình đẳng giới và các chế độ chính sách đối với phụ nữ.

5.2.2. Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương

Mở các hội nghị quán triệt, triển khai Quyết định số 2351/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt ở các cấp, ban ngành có liên quan. Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình, và chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai các quyết định và luật nói trên. Đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ huyện và xã cần sát sao hơn với phụ nữ để kịp thời đề xuất với cấp có thẩm

quyền chỉnh sửa, bổ sung những nội dung trong các quy định cho phù hợp với thực tế công tác nữ tại địa phương.

Chính quyền đoàn thể của địa phương cũng cần xem xét nhu cầu của phụ nữ tại cơ sở để mở các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt phù hợp với nhu cầu của chị em. Giúp đỡ chị em trong các vấn đề của cuộc sống cũng như phát triển kinh tế. Các lớp tập huấn cần quy định tỷ lệ nam giới và nữ giới tham gia.

5.2.3. Đối với người dân

Mỗi người dân nói chung cần phải tự tìm hiểu về luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình,... để tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề bình đẳng giới. Các thành viên trong gia đình phải tự giúp nhau hiểu về vấn đề bình đẳng giới. Tích cực tham gia các lớp tập huấn về bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực quản lý hộ,... Mỗi gia đình cần tích cực ủng hộ người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội như: Tham gia lãnh đạo ở xóm cũng như ở các cấp cao hơn, giúp họ bớt gánh nặng gia đình và đảm nhiệm tốt vai trò của mình ngoài xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Vân Anh, Giới và phát triển nông thôn - tài liệu cho lớp tập huấn phát triển bền vững nông thôn của chương trình VNRP.

2. Ban Bí thư Trung Ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số 37 - CT/TW, ngày 16/5/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.

3. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh, Giới và công tác giảm nghèo, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

4. Bộ chính trị khóa VII, Nghị quyết số 4 - NQ/TW ngày 12/4/1993 về đổi mới và tăng cường vận động phụ nữ trong tình hình mới.

5. Báo cáo Bridge số 56 (năm 2000), Thực trạng và phát triển.

6. Borje Ljunggren, Những thách thức trên con đường cải cách Đông Dương,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Vân Chi (2007), thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.

8. Đại học kinh tế quốc dân, kinh tế phát triển, NxbThống kê, Hà Nội, năm 1997.

9. Đoàn thanh niên xã Tuấn Mậu, thống kê cán bộđoàn cấp xã nhiệm kỳ 2012 - 2017.

10. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường cao đẳng, đại học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006.

11. Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Phụ nữ trong việc tham gia lãnh đạo quản lý

12. Bùi Đình Hòa, Điều tra đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của phụ nữ các dân tộc ít người vùng cao tỉnh Bắc Cạn, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học đề tài cấp bộ, mã số

B96 - 02 - 14ĐT.

13. Hội liên hiệp phụ nữ xã Tuấn Mậu, danh sách nữ cán bộ nữ tham gia cấp ủy xã/ phường/ thị trấn nhiệm kỳ 2010 - 2015.

14. Hội liên hiệp phụ nữ xã Tuấn Mậu, danh sách cán bộ nữ tham gia đại biểu HĐND xã/ phường/thị trấn nhiệm kỳ 2011 – 2016.

15. Hội liên hiệp phụ nữ xã Tuấn Mậu, thống kê cán bộ, hội viên phụ nữ nhiệm kì 2011 - 2016.

16. Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Quốc Tuấn (2008), phụ nữ trong việc tham gia lãnh đạo quản lý.

17. Hội nông dân xã Tuấn Mậu, Thống kê cán bộ nông dân cấp xã nhiệm kỳ 2012 - 2017.

18. Liên hợp quốc tại Việt Nam (2002), Tóm tắt tình hình thế giới tại Việt Nam.

19. Tổ chức Lao động quốc tế, thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2002.

20. Ủy ban dân số - Kế hoạch hóa gia đình - GTZ(1996), Điều tra sức khỏe sinh sản, Hà Nội, năm 1996.

21. Ủy ban nhân dân xã Tuấn Mậu, Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2011, 2012, 2013.

22. Đỗ Văn Viện - Đỗ Văn Tiến, Giáo trình kinh tế hộ nông dân, đại học nông nghiệp I Hà Nội.

II. Tài liệu từ internet

23. Http:/www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn.

24. http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20040/Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội nhập kinh tế.

25. Http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=5&News_ID= Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

26. Http://www.hua.edu.vn/tc_khktnn/download.asp?ID=256/ Khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên.

27. http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx/Vấn đề bình đẳng giới trong lao động việc làm của phụ nữ.

PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ Thôn: ...Xã... Huyện ...Tỉnh... Họ tên người phỏng vấn:...

I. Thông tin chung về hộđược điều tra: 1. Họ và tên người được phỏng vấn:...

2. Tuổi:………. Dân tộc:………

3. Giới tính: nữ nam 4. Trình độ học vấn:……….

5. Phân loại hộ theo mức sống: Giàu, khá Trung bình Nghèo 6. Phân loại hộ theo nghành: Hộ thuần nông:

Hộ kiêm:

Hộ kinh doanh buôn bán: 7. Lao động chính:………... Nam:...Nữ:... 8. Nhân khẩu:………...….. Thành viên Tuổi Giới tính TĐVH Nghề nghiệp Quan hệ với chủ hộ 9. Tài sản chủ yếu của hộ 9.1.Loại nhà: - 2 Tầng trở lên: - Nhà xây: - Nhà gỗ: - Nhà đất: Phiếu số:... Ngày:.../..../2014

9.2 Các tài sản chủ yếu

STT Tài sản Đơn vị Số lượng

1 Ti vi Cái

2 Xe máy Cái

3 Tủ lạnh Cái

4 Điện thoại Chiếc

5 Bếp ga Cái

6 Máy tuốt Cái

7 Máy xay sát cá nhân Cái

8 Lợn Con

9 Trâu Con

10 Bò Con

11 Gà Con

12 Khác (cụ thể)

II. Thông tin về vai trò và sự tham gia của phụ nữ 1.1 Mức thu nhập của vợ tạo ra so với chồng

Cao hơn: Thấp hơn: Bằng nhau:

- Đối với hộ buôn bán thì buôn bán loại mặt hàng nào?... - Đối với hộ kiêm thì ai là người làm thêm nghề phụ? Đó là nghề gì?... ……….

1.2 Thông tin về sự phân công lao động

a. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp

Các khâu Vợ Chồng Cả hai Thuê

1.Trồng lúa -Làm đất (cày, bừa) -Gieo mạ, cấy -Bón phân, làm cỏ -Phun thuốc -Gặt -Gánh về -Tuốt -Phơi 3. Chăn nuôi

-Lấy, mua thức ăn -Chăm sóc

-Vệ sinh chuồng trại -Đi bán

Loại công việc Vợ Chồng Cả hai Hoạt động dịch vụ -Chọn dịch vụ để bán -Đi mua, chở về -Bán hàng -Ghi sổ, quản lý bán hàng -Trả nợ, đòi nợ Hoạt động lâm nghiệp -Phát cây, dọn đồi, đốt -Chăm sóc rừng -Lấy măng, sản phẩm phụ khác -Khai thác gốc bán 3. Hoạt động tái sản xuất

-Mua sắm, xây dựng, sửa chữa -Lấy củi đun

-Chăm sóc sức khỏe GĐ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)