Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 54)

Cũng như nhiều vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng là lĩnh vực thu hút nhiều lao động cả nam và nữ, nhất là vào thời vụ. Trong gia đình có sự phân công lao động theo từng loại công việc. Nhưng sự phân công ấy không dựa vào đặc điểm sinh học và sức khoẻ mỗi giới mà được quyết định theo thói quen tục lệ và truyền thống lâu đời. Các khâu công việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các nhóm hộ điều tra cho thấy hầu như do nữ đảm nhiệm, tuy nhiên tỷ lệ này ở các nhóm hộ có sự khác nhau thể hiện qua bẳng dưới đây:

Bảng 4.8: Sự phân công lao động của nông hộ trong khâu sản xuất nông nghiệp

ĐVT:%

Loại hộ

Các khâu

Hộ khá và giàu Hộ trung bình Hộ nghèo

Chồng Vợ Cả

hai Thuê Chồng Vợ Cả hai Thuê Chồng Vợ Cả hai Thuê I. Trồng trọt 1. Làm đất (cày, bừa) 66,67 - - 33,33 75,00 3,57 7,14 14,29 60,00 5,00 35,00 - 2. Gieo trồng - 66,67 16,67 16,67 - 71,43 28,57 - - 90,00 10,00 - 3. Làm cỏ - 66,33 33,67 - 9,10 83,90 18,00 - - 90,75 9,25 - 4. Bón phân - 66,67 33,33 - 48,48 51,52 - - - 66,67 33,33 - 5. Phun thuốc 53,67 - - 46,33 100 - - - 100,00 - - - 6. Thu hoạch - 13,66 71,34 15,00 - 17,12 78,79 - - 60,00 40,00 - II. Chăn nuôi 1. Lấy, mua thức ăn 60,00 10,00 30,00 - 55,23 25,54 19,23 - 66,67 33,33 - - 2. Chăm sóc 43,67 56,3 - - - 78,79 21,21 - - 83,33 16,67 - 3. Vệ sinh chuồng trại 33,33 20,00 46,67 - 24,24 45,45 30,31 - 16,67 50,00 33,33 - 4. Bán sản phẩm 19,56 30,00 50,44 - 15,25 33,45 51,3 - 16,67 83,33 - -

Qua bảng trên ta thấy nhóm hộ khá thì phụ nữ nhận được sự chia sẻ từ chồng nhiều hơn. Cụ thể những công việc nặng nhọc như làm đất, phun thuốc thì phụ nữ không phải tham gia, nếu người chồng bận họ thường thuê người ngoài làm. Vì vậy, tỷ lệ nữ giới tham gia là 0%. Đi thuê là 33,33% đối với khâu làm đất, người chồng làm là 66,67%, khâu phun thuốc trừ sâu bệnh: Đi thuê là 46,33%, người chồng làm chiếm 53,67%. Sở dĩ có điều đó là công việc làm đất hiện nay toàn bộ đều bằng máy nên phụ nữ không tham gia, còn khâu phun thuốc sâu ít nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, do ở nhóm hộ này họ có điều kiện kinh tế nên nhiều hộ trong nhóm này đã thuê người ngoài làm. Tỷ lệ cả hai cùng làm chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này chứng tỏ rằng ở nhóm hộ khá sự nhìn nhận về quyền bình đẳng giới đã có sự tiến bộ rõ rệt. Hơn nữa ở nhóm hộ này, người chủ gia đình thường là người có trình độ văn hoá cao nên có sự nhìn nhận về giới cũng khá hơn và họ thường áp dụng các thành tựu KH – KT vào sản xuất nên các công việc do họ làm thường có năng suất cao góp phần tạo ra thu nhập cải thiện nền kinh tế gia đình.

Các khâu công việc còn lại thì tỷ lệ người vợ thường làm cao hơn chồng. Cụ thể trong các khâu gieo trồng, làm cỏ, bón phân tỷ lệ nữ tham gia tương ứng là 66,67%, 66,33% và 66,67%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới làm một mình là 0%. Đây là những công việc nhẹ nhàng tốn ít thời gian nên thường thì nữ giới tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm vì họ là người cần cù chịu khó, còn nam giới thường làm các công việc khác như chạy hàng, buôn bán, làm thợ xây để tạo nguồn thu nhập khác cho gia đình. Khâu bán sản phẩm là việc liên quan đến tài chính nên thường thì do 2 vợ chồng quyết định, những người khác chỉ góp ý. Vì thế mà tỷ lệ cả hai tham gia là cao. Qua đây ta thấy rằng phụ nữ ở nhóm hộ này nhận được sự chia sẻ cao của nam giới, họ có quyền quyết định đến các công việc quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, họ vẫn là người lao động chính trong gia đình. Trong nhóm hộ trung bình và hộ nghèo thì tỷ lệ nữ phải làm các công việc trên là tương đối cao so với hộ khá. Họ phải làm hết các công việc đồng áng và công việc gia đình. Đặc biệt ở các nhóm hộ nghèo thì người phụ nữ lại càng vất vả. Thu nhập thấp, không có điều kiện nên họ cũng không có điều kiện để thuê người làm. Nhiều công việc nặng nhọc và độc hại chủ yếu là họ tự làm để giảm bớt chi tiêu. Cụ thể ở nhóm hộ nghèo tất cả các công việc đồng áng như gieo

trồng, làm cỏ, bón phân tỷ lệ nữ giới làm một mình là tương đối cao. Trong chăn nuôi, khâu chăm sóc chiếm 78,79% tỷ lệ nữ làm một mình và hầu như người chồng không tham gia. Khâu thu hoạch gần như người chồng không phải làm, ở 3 nhóm hộ có sự phân công khác nhau, tuy đã có sự tham gia của cả 2, nhưng người vợ phải làm vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là hộ nghèo người vợ phải làm một mình chiếm tới 60%. Ở 2 nhóm hộ khá và hộ trung bình nhận được sự chia sẻ của cả hai nhiều hơn (lần lượt là 71,34% và 78,79%). Ở một số gia đình người chồng đi làm thuê kiếm thêm tiền vì thế mà tất cả các công việc như việc đồng đến việc nhà đều do người vợ làm, điều này đã làm cho người phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi, hầu như ngày nào cũng đầu tắt mặt tối, quanh năm vất vả không có thời gian nghỉ ngơi và ít được sự chia sẻ của người chồng.

Có thể thấy rằng trong các nhóm hộ đều có sự trợ giúp của những người chồng, tuy nhiên mức độ là khác nhau giữa các nhóm hộ. Những công việc nặng nhọc như làm đất, phun thuốc sâu thì người vợ nhận được sự chia sẻ nhiều hơn từ chồng. Còn các khâu công việc khác như gieo trồng, làm cỏ, bón phân thì mức độ tham gia của nữ giới thường cao hơn và thường là người làm chính. Đó là sự bất bình đẳng giới do nhận thức về quan niệm truyền thống, về các vấn đề giới còn hạn chế, nếp gia trưởng vẫn còn và chi phối nhiều trong quan hệ gia đình, đặc biệt là ở gia đình nông thôn mà đông con. Người phụ nữ cũng là người chủ nhưng tiếng nói lại không có trọng lượng. Đây là một vấn đề cần phải được thay đổi, tuy nhiên để thực hiện điều đó là rất khó, muốn thay đổi được thì cần mất cả một quá trình và cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Trong gia đình nếu người chồng là người hiểu biết, năng động sáng tạo thì người phụ nữ sẽ được đỡ đần nhiều hơn, được quan tâm hơn. Ngược lại ở những hộ mà người chồng có sự hiểu biết ít cũng như khả năng sáng tạo kém hoặc chồng mất sớm thì người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả về sức khoẻ lẫn tinh thần, phải làm nhiều hơn bất kể các công việc gì. Qua đây ta cũng thấy được người phụ nữ tham gia hầu hết các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp, họ đã thể hiện cao vai trò của mình trong kinh tế gia đình cũng như kinh tế xã hội.

Sự phân công trong các hoạt động khác ngoài sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Phân công lao động trong các hoạt động khác

Hoạt động

Tỷ lệ (%)

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

1. Hoạt động dịch vụ - Chọn dịch vụđể bán 68,00 22,00 10,00 55,00 20,00 25,00 - - - - Đi mua, chở về 22,64 57,89 19,40 30,00 52,57 17,43 - - - - Bán hàng 67,00 33,00 - 65,00 10,00 25,00 - - - - Ghi sổ, quản lý bán hàng 65,00 35,00 - 65,00 10,00 25,00 - - - - Trả nợ, đòi nợ 10,00 30,00 60,00 23,53 41,18 35,29 - - - 2. Hoạt động lâm nghiệp - Phát cây, dọn đồi, đốt 27,79 36,25 36,98 29,55 40,00 30,45 45,00 20,00 35,00 - Chăm sóc rừng 35,00 23,00 42,00 37,00 20,00 43,00 50,00 15,58 34,42 - Khai thác gốc bán - 80,00 20,00 - 75,45 24,55 - 70,00 30,00 2. Hoạt động tái sản xuất - Mua sắm, xây dụng, sủa chữa 10,00 40,00 50,00 5,88 76,47 17,65 23,08 69,23 7,69 - Lấy củi đun 20,00 10,00 50,00 52,94 5,88 41,18 68,54 15,57 15,89 - Chăm sóc sức khỏe gia đình 30,00 30,00 40,00 35,00 25,00 40,00 50,45 35,00 14,55 - Dạy con học 40,00 20,00 40,00 45,45 30,00 24,55 65,00 15,67 19,33 - Nội trợ, nấu cơm, giặt rũ 40,00 10,00 50,00 52,94 5,88 41,18 69,23 7,69 23,08 4. Hoạt động cộng đồng - Họp thôn 16,67 16,67 66,66 28,58 35,71 35,71 35,00 60,00 5,00 - Tập huấn 30,00 50,00 20,00 35,29 47,06 17,65 23,08 53,85 23,08 - Họp phụ huynh 40,00 30,00 30,00 52,94 17,65 29,41 61,54 15,38 23,08 - Lao động công ích 30,00 10,00 60,00 23,53 11,76 64,71 46,15 23,07 30,77

Qua điều tra thì số hộ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (9 hộ), chỉ hộ khá và hộ trung bình mới tham gia hoạt động dịch vụ. Sự tham gia của người phụ nữ trong các khâu của hoạt động dịch vụ ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau. Nhìn chung sự tham gia của người phụ nữ vào hoạt động này rất lớn. Phụ nữ hay đảm nhiệm các công việc chọn mặt hàng và bán hàng và quản lý sổ sách. Còn công việc đi lấy hàng, trả nợ và đòi nợ lại phần lớn là công việc của đàn ông.

Sự phân công trong các hoạt động lâm nghiệp thể hiện khá rõ giữa ba nhóm hộ, nhóm hộ khá thì hầu như phụ nữ phải làm một mình ít hơn và nhận được sự chia sẻ của người chồng nhiều hơn. Ngược lại, nhóm hộ trung bình và hộ nghèo phụ nữ phải làm một mình nhiều hơn, nhận được sự chia sẻ của người chồng ít hơn. Trong hoạt động này người chồng đảm nhận nhiều là việc khai thác gốc bán, cả 3 nhóm hộ phụ nữ không phải tham gia công việc này, do công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe nên người chồng làm chiếm tỷ lệ cao. Người vợ chủ yếu làm những công việc như phát cây, dọn đồi, đốt.

Không chỉ hoạt động lâm nghiệp có sự chênh lệch như vậy mà trong hoạt động tái sản xuất cũng có sự chênh lệch khá rõ giữa ba nhóm hộ. Nhóm hộ khá nhận được sự chia sẻ từ người chồng nhiều hơn, sau đó đến nhóm hộ trung bình, hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ phải lấy củi, chăm sóc sức khỏe gia đình, dạy con học, nội trợ, nấu cơm, giặt rũ là rất cao. Rõ nét nhất là ở nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các công việc trên là rất cao và ít có sự chia sẻ của người chồng. Tuy nhiên ở nhóm hộ khá và trung bình số người được điều tra lựa chọn đó là công việc của cả hai cũng rất cao. Điều này cho thấy nhận thức của những người đàn ông trong gia đình ở hai nhóm hộ này khá cao, họ không còn quá phân biệt công việc đó là của phụ nữ, mà đã coi đó là trách nhiệm của cả hai. Trong xây dựng, sửa chữa thì người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, sự phân công này vẫn còn rất rõ rệt.

Trong hoạt động cộng đồng, thôn xóm sự phân công công việc trong gia đình thể hiện rõ ở hộ nghèo. Đi tập huấn, họp thôn vẫn là công việc của đàn ông, đi họp phụ huynh, lao động công ích thì tỷ lệ nữ tham gia lại rất cao. Thể hiện sự bất bình đẳng trong phân công tham gia hoạt động cộng đồng.

Qua sự phân công này, có thể thấy người mẹ, người phụ nữ trong gia đình vẫn là người quan tâm, sát sao hơn với việc học của con, còn chức năng tham gia các hoạt động nâng cao kiến thức phục vụ phát triển kinh tế của gia đình thì vẫn thuộc về người đàn ông.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)