Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 28)

Đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới nhưng vẫn phải thừa nhận rằng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở Việt Nam - đây là lực cản cơ bản của sự phát triển tự nhiên ở Việt Nam, những trở lực của bất bình đẳng giới là: Sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất đất đai, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng. Phụ nữ ít được tham gia trong các lĩnh vực, các cấp, ít có tiếng nói quyết định trong nhiều lĩnh vực của đời sống gia đình, xã hội, ít nhiều còn bị phân biệt trong tiếp cận các phúc lợi ý tế, giáo dục [1].

* Về vấn đề tiếp cận đất đai:

lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, điều này là đặc biệt quan trọng, khi mà gắn 80% dân cư sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông nghiệp và đất đai là tư liệu sản xuất chính của hộ.

Việc xem xét người đứng tên giấy tờ sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết để có thể phân biệt rõ về người tiếp cận và quản lý nguồn lực trong hộ gia đình hay nói cách khác đi là quyền của mỗi người nam và nữ trong gia đình.

Về mặt pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng về tài sản, điều đó thể hiện qua Hiến pháp và những bộ luật liên quan quyền sở hữu như Luật đất đai (1993, 2003), Bộ luật dân sự (1995), Luật hôn nhân và gia đình (2000). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có lúc, có nơi chưa đảm bảo theo đúng quy định.

Ví dụ: Việc thực hiện quyền sử dụng đất đã được quy định trong Luật đất đai; Luật này quy định hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của cả vợ và chồng. Nhưng trong thực tế, hầu như các giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên một người (chủ yếu là người chồng). Vì thế từ vị trí đồng sử dụng với người chồng, người vợ đã rơi xuống vị trí người thừa hành, không có quyền quyết định. Người chủ hộ (nam giới) có quyền lực pháp lý và kinh tế hơn các thành viên khác trong gia đình. Việc không đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và một số quyền hạn khác của người phụ nữ như chuyển nhượng, thừa kế. Việc không có quyền tương đương với nam giới đối với đất đai - một tài sản chủ chốt, một tư liệu sản xuất quan trọng của hộ gia đình nông thôn, ảnh hưởng rất lớn đến địa vị kinh tế và xã hội của phụ nữ so với nam giới. Cho dù pháp luật quy định về quyền thừa kế như nhau của con trai và con gái, nhưng theo truyền thống thì chủ yếu người con trai trong gia đình có quyền thừa kế về nhà cửa, đất đai. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất trong mối liên hệ với đàn ông. Khi còn nhỏ, người con gái có phần đất được giao trong gia đình

bố mẹ đẻ, khi lấy chồng, hầu như không thể mang theo quyền sử dụng đất phần đất, trừ khi họ lấy chồng cùng làng. Sau khi kết hôn, người vợ về cư trú bên bố mẹ chồng và khi ra ở riêng có thể được gia đình bố mẹ chồng chia sẻ một phần đất canh tác. Song, nếu như cuộc hôn nhân này bị đổ vỡ thì hầu như khó đảm bảo quyền sử dụng đất đai của người phụ nữ sau khi li dị.

Người phụ nữ goá cũng không gặp không ít rắc rối về việc được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì nếu trong gia đình có người con trai lớn thì nhiều khả năng tên của người con trai sẽ được ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không phải tên của người phụ nữ.

* Tiếp cận về vốn: Cung cấp tín dụng không chỉ là một phương tiện

quan trọng để xoá đói giảm nghèo mà là phương tiện để tăng thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn lâu dài. Tuy vậy, phần lớn tín dụng hiện nay là do khu vực phi chính thức, và phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các khoản vay chính thức hơn so với nam giới. 2/3 số người vay vốn là nam giới. Đối với phụ nữ chỉ có 18% số vốn vay được cung cấp thông qua khu vực chính thức, còn lại nguồn tín dụng phổ biến nhất là từ họ hàng và các cá nhân khác. Việc vay vốn từ nguồn cá nhân dẫn tới việc chịu lãi suất cao và đối với phụ nữ điều này cũng phản ánh họ thiếu khả năng tiếp cận với những khoản vay thế chấp. Trong khi 41% số khoản vay của nam giới dựa trên thế chấp tài sản, thì khoản vay của phụ nữ chỉ chiến 27% [18].

*Vấn để tiếp cận giáo dục, đào tạo: Số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999 cho thấy 12% em gái trong độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ được đi học, trong khi đó tỷ lệ này chỉ 7,5 cho bé trai. Trong các gia đình nghèo nhất, các em gái đi học ít hơn các em trai. Năm 1998, khoảng cách giữa em trai và em gái tiếp cận cấp tiểu học lớn hơn 20% đối với các gia đình nghèo nhất so với toàn bộ dân số [18]. Mặc dù phụ nữ đóng vai trò then chốt trong sản xuất nông lâm nghiệp nhưng sự tiếp cận của họ với kỹ thuật từ các hoạt động khuyến nông còn thấp và chưa đầy đủ. Trong năm 1999 chỉ có hơn 3% trên tổng số phụ nữ nông thôn trên 13 tuổi có trình độ kỹ thuật chuyên môn [3].

* Về vấn đề việc làm và thu nhập của phụ nữ: Năm 2005, lao động nữ chiếm khoảng 21,14 triệu người trong tổng số lao động của nền kinh tế quốc

dân (48,6% so với 43,45 triệu lao động), đến 8/2007 đã tăng lên khoảng 22,77 triệu người (49,4% so với tổng số trên 46,11 triệu lao động). Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1,33 triệu người, trong đó, lao động nữ là 835 nghìn người [27]. Theo đánh giá tổng quan, nếu mức độ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là thấp, khả năng đến cuối năm 2010, lao động nữ đạt và vượt chỉ tiêu 50% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm hiện nay là chất lượng công việc của lao động nữ vì chủ yếu các chị em vẫn chiếm số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Trong các ngành nghề đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động, nhưng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng về giới, thể hiện qua tỷ lệ lao động nữ trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp dù có chiều hướng giảm nhưng xét về cơ cấu giới thì vẫn còn rất cao [27]. Nhiều nghiên cứu hiện nay về vai trò của nam và nữ trong kinh tế thị trường phản ánh thực tế là ở cả 2 khu vực lao động được trả lương và không được trả lương, phụ nữ đều có thu nhập thấp hơn nam giới. Mặc dù pháp luật quy định “Công việc như nhau, tiền công ngang nhau” nhưng trong khu vực có lương do thường làm lao động giản đơn nên tiền công trung bình trả cho lao động nữ chỉ bằng 72% so với nam. Nguyên nhân chủ yếu là do lao động nữ tập trung vào khu vực ngành nghề không đòi hỏi tay nghề, kỹ thuật cao, năng suất lao động thấp và bị trả lương thấp. Trừ khu vực dịch vụ và may mặc, còn ở hầu hết các ngành khác lương của phụ nữ thấp hơn lương của nam giới do không làm quản lý. Trong công việc tiền công bình quân của phụ nữ chỉ bằng 62% tiền lương của nam giới [3].

Trong khu vực không trả lương phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới.Việc phân công lao động trong nội bộ gia đình ở nông thôn đang đặt gánh nặng lên vai người phụ nữ. Ngoài công việc sản xuất trên đồng ruộng phụ nữ còn chăn nuôi và các công việc khác thuộc về gia đình và phục vụ gia đình.

*Về vấn đề ra quyết định: Tìm hiểu vấn đề ai là người có tiếng nói quyết định đối với những vấn đề quan trọng của gia đình như mua sắm tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa, những khoản chi lớn liên quan đến thành quả lao động của gia đình ta thấy có nhiều bất cập. Phụ nữ được tham gia ý kiến và

bàn bạc chung với tư cách là người giữ tiền của gia đình “tay hòm chìa khoá” trong những quyết định quan trọng nhưng trên thực tế họ không có quyền quyết định việc chi tiêu.

*Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng: Phụ nữ không có thời gian

giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ người khác. Đặc biệt phụ nữ các dân tộc thiểu số rất ít có cơ hội tham gia các lớp học văn hoá buổi tối thậm chí các lớp học đó đã có sẵn và thích hợp với họ. Kết quả là phụ nữ không thể tham dự các buổi họp thôn bản cộng với việc ít có điều kiện tiếp cận các nguồn lực và khả năng tạo thu nhập kém, không có tiếng nói trong các quyết định quan trọng của đời sống gia đình dẫn đến địa vị kinh tế, xã hội của phụ nữ thấp hơn so với nam giới. Đó là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong cộng đồng và ở cấp quốc gia.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình tại xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Về địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

Về thời gian nghiên cứu: Tổng quan về vai trò của phụ nữ được phân tích thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị kinh tế xã hội trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2013. Các số liệu điều tra thực hiện trong năm 2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương

- Vai trò và đóng góp của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội

của hộ gia đình tại xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang + Vai trò trong tham gia công tác xã hội và hoạt động xã hội + Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập + Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thông tin truyền thông + Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ

+ Vai trò trong việc giáo dục đào tạo và nâng cao trình độ

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hộ gia đình nông thôn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: Nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu: Tên xã Tổng số hộ điều tra Phân theo mức sống Khá Trung bình Nghèo Tuấn Mậu 60 12 28 20 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu: Được thu thập từ số liệu thống kê, báo cáo sơ tổng kết

hàng năm, nhiệm kỳ của:

- Một số ban, ngành có liên quan - Ban vì tiến bộ của phụ nữ - Hội phụ nữ xã Tuấn Mậu.

- Văn phòng thống kê của UBND xã

Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

Phương pháp thu thập: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần

thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

3.3.2.2. Số liệu sơ cấp:

Nguồn số liệu: Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn sâu một

số tổ chức, cá nhân am hiểu lĩnh vực.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Điều tra 60 mẫu hộ nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, vai trò, và năng lực của phụ nữ trong gia đình theo nội dung trong mẫu điều tra.

- Phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp dựa vào các số liệu

đã được phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần phải có những thay đổi gì cho phù hợp.

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, so sánh sự phân công lao động của người phụ nữ so với nam giới (người chồng của họ) để thấy được mức độ công bằng trong gia đình.

- Phương pháp phân tích SWOT

Để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra được kiểm tra mã hoá và nhập vào cơ sở dữ liệu máy tính sử dụng phần mềm Excel.

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Dân số hoạt động kinh tế: Là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

Dân số không hoạt động kinh tế: Là toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên không tham gia lực lượng lao động nhưng đang đi học, đang làm việc nội trợ gia đình, ốm đau, tàn tật không đủ khả năng lao động, người già.

Các chỉ tiêu khác:

- Bình quân khẩu nông nghiệp/ hộ nông nghiệp - Lao động/ tổng dân số

- Lao động nữ/ tổng lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tuấn Mậu là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây Nam của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Phía Bắc giáp với xã Tuấn Đạo - Bồng Am,

- Phía Đông giáp với thị trấn Thanh Sơn - xã Thanh Luận,

- Phía Nam giáp với xã Tràng Lương - huyện Đông Triều và xã Thượng Yên Công - thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh,

- Phía Tây giáp với xã Lục Sơn - huyện Lục Nam,

Cách trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu 30 km, có đường tỉnh lộ 293 chạy qua. Do vậy về giao thông có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

Về thôn bản: Có 7 thôn, bản là: Thôn Bài, thôn Thanh Trung, thôn Thanh An, thôn Tân Lập, thôn Đồng Thông, thôn Tân Thanh và bản Mậu.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

Xã Tuấn Mậu có địa hình dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, độ dốc khá lớn, do xã nằm ven dãy núi Yên Tử. Độ cao trung bình của xã là 550m so

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 28)