Thông tin chung về hộ điều tra ở xã

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 49)

Người phụ nữ nông thôn bao giờ cũng là trung tâm của các gia đình. Họ là một trong hai chủ thể chính tạo nên sức sống cả về vật chất và tinh thần của một gia đình. Thực trạng đời sống của một gia đình là sự thể hiện thực tại vai trò và địa vị của người phụ nữ. Hiện nay cùng với sự đi lên của nền kinh tế, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện: Kinh tế, văn hoá, xã hội, kể cả năng lực của người phụ nữ. Để có cái nhìn tổng quát về hộ gia đình và thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tôi tiến hành điều tra 60 hộ để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Hầu như các hộ đều làm nông nghiệp tuy nhiên mức độ tham gia vào sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghệ,...), trình độ của chủ hộ và các thành viên trong gia đình.

Trong số 60 hộ điều tra thì hộ khá chiếm 20% (12 hộ) chủ yếu là làm kinh doanh buôn bán, có lương ổn định và ngoài ra còn có các hộ kiêm. Các hộ kiêm ở đây là nông nghiệp kiêm TM - DV và nông nghiệp kiêm xây dựng tiểu thủ công nghiệp. Xu hướng hiện nay các hộ kiêm phát triển nhanh, do trong xã có công ty sản xuất mỏ Bắc Giang đóng trên địa bàn xã, các hộ kiêm thường là chồng đi làm công ty mỏ than còn vợ ở nhà làm ruộng để tăng thu nhập cho gia đình.

Ta thấy nhóm hộ trung bình chiếm tỷ lệ lớn 46,47% (28 hộ), các hộ chủ yếu làm nông nghiệp. Những hộ này chủ yếu là họ đã biết chi tiêu một cách có kế hoạch, am hiểu và chăm chỉ làm ăn, ngoài thời gian nông nhàn những hộ này chủ yếu có chồng làm thêm nghề khác, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, người vợ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Trong số 60 hộ điều tra thì tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 81,67% (49 hộ), nữ là 18,33% (11 hộ), kết quả đó cho thấy các công việc lớn và quyền quyết định vẫn do nam giới làm chủ.

Sản xuất nông nghiệp cũng đòi hỏi rất nhiều về KH- KT vì thế kiến thức của chủ hộ cũng như các thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế gia đình nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Qua điều tra ta thấy số người có trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp là không có, cao nhất là số người học cấp 1 với tỷ lệ là 63,33%. Người có trình độ cao nhất cũng chỉ học hết cấp 3. Cao nhất là hộ khá (25%), sau đó đến hộ trung bình là 14,29% và hộ nghèo chỉ có 5%.

Tuổi của chủ hộ cũng thể hiện tình trạng kinh tế của các hộ, ở các hộ khá thường là những người trẻ, có năng lực, dám làm, đặc biệt có gan làm giàu, mặt khác con cái của họ cũng đã trưởng thành, tự lập nên có điều kiện được làm giàu. ở các hộ trung bình và hộ nghèo tuổi của chủ hộ cao hơn đồng thời sức khoẻ cũng yếu do không có điều kiện chăm sóc sức khoẻ vì vậy mà thu nhập cũng kém hẳn, đã khó lại càng khổ hơn.

Về phương tiện thông tin liên lạc thì điện thoại là phương tiện thông tin nhanh chóng đáp ứng cho nhu nhu cầu sản xuất và đời sống ngày nay và ở các hộ khá các thành viên trong gia đình hầu như đã có điện thoại di động.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là điều đang rất được quan tâm để giúp các hộ giàu nhanh hơn. Đồng thời các hộ nghèo muốn nâng cao thu nhập thì phải mạnh dạn vay vốn, nâng cao trình độ học vấn, KH - KT để nâng cao khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. Có như vậy các hộ nghèo mới có cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, thoát khỏi cảnh đói nghèo, vươn lên làm giàu cho mình góp phần phát triển KT - XH địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)