Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 62)

Kiểm soát đất đai

Tuy phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ

vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới. Qua phiếu điều tra cho thấy tỷ lệ nữ trong gia đình đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất thấp.

Quan sát hình dưới đây ta thấy trong các hộ nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không cao. Nhìn vào hình có thể thấy rõ sự khác biệt giữa người chồng và người vợ trong vai trò kiểm soát nguồn lực đất đai của hộ. Ở hộ nghèo người đứng tên trong sổ đỏ 95% là nam giới, chỉ có 5% là nữ giới. Ở nhóm hộ trung bình nữ giới đứng tên chỉ chiếm 32,14%, trong khi đó nam giới chiếm tới 67,86%.Tương tự như vậy, ở nhóm hộ khá - giàu tỷ lệ nam giới đứng tên chiếm tới 91,67%, người vợ đứng tên chỉ chiếm 8,33%. Đây là một thực tế trong các hộ nghiên cứu và điều này dẫn đến sự bất công bằng trong việc sở hữu và kiểm soát nguồn lực đất đai giữa nam giới và nữ giới.

% 5 28.57 8.33 95 83.34 53.57 14.29 3.57 8.33 0 20 40 60 80 100 Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Người đứng tên Vợ Chồng Ông Bà Con trai (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Hình 4.1: Người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực tế nghiên cứu trong các hộ, nhận thức của các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên trong giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên trong sổ đỏ, có trường hợp phụ nữ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ. Chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và phụ nữ.

Kiểm soát nguồn tài chính

Bảng 4.11: Tình hình quản lý tài chính của hộ Các vai trò Tỷ lệ (%) Hộ khá (n=12) Hộ trung bình (n=28) Hộ nghèo (n=20) 1.Quản lý Chồng 0 3,57 55,00 Vợ 58,33 64,29 5,00 Cả hai 41,67 32,14 40,00 2.Quyết định sử dụng Chồng 0 14,29 70,00 Vợ 0 0 0 Cả hai 100 85,71 30,00 3. Quyết định vay vốn Chồng 66,67 64,29 100 Vợ 8,33 0 0 Cả hai 25,00 35,71 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2014)

Qua bảng 4.11 ta thấy quyền quản lý tài chính trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khá thì vợ quản lý chiếm tỷ lệ cao (chiếm 58,33%) cả hai vợ chồng cùng quản lý vốn cũng chiếm tỷ lệ cao (41,67%), riêng nhóm hộ này người chồng không quản lý tài chính trong gia đình (0%). Ở hộ trung bình người vợ quản lý chiếm 64,29%. Cả hai chiếm 32,14% và chồng quản lý chỉ chiếm 3,57%. Hộ nghèo, lại có sự ngược lại, người chồng quản lý chiếm tới 55%, trong khi đó vợ quản lý chỉ chiếm 5%. Qua đây ta thấy sự chênh lệch

giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn quá lớn, trong chi tiêu hàng ngày thì người vợ là người quản lý chi tiêu. Nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người chồng quyết định. Trong vai trò quyết định sử dụng thì sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới.

Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết định sử dụng đồng vốn, nhất là hộ nghèo, có một điểm chung là ở cả ba nhóm hộ không có tỷ lệ nữ tham gia vào vấn đề ra quyết định sử dụng nguồn vốn. Ở nhóm hộ nghèo có tới 70% là người chồng ra quyết định, nhóm hộ trung bình là 14,29%, Tỷ lệ cả 2 cùng bàn bạc ra quyết định khá cao, cao nhất là hộ khá chiếm tới 100%, sau đó là hộ trung bình chiếm 85,71%, hộ nghèo tỷ lệ cả 2 cùng bàn bạc chỉ chiếm 30%. Ta thấy nhóm hộ khá phụ nữ nhận được sự chia sẻ của người chồng nhiều hơn các nhóm hộ trung bình và nghèo. Qua đó thể hiện nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực tài chính trong nông hộ của nhóm hộ khá cao hơn.

Trong vấn đề quyết định vay vốn phần lớn là người đàn ông trong gia đình có quyền ra quyết định. Sự đối lập giữa tỷ lệ phụ nữ và nam trong quyền quyết định sử dụng vốn vay quá lớn, và hầu như người vợ không có quyền ra quyết định sử dụng nguồn vốn, chỉ có nhóm hộ khá mới có nữ tham gia (chiếm 8,33%), còn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo không có nữ tham gia quyết định. Vai trò ra quyết định sử dụng vốn vay chủ yếu được thực hiện dựa trên sự bàn bạc của cả 2 vợ chồng, hoặc chỉ do người chồng quyết định, người vợ không có quyền tự ý quyết định. Như vậy, người vợ trực tiếp quản lý tài chính như thủ quỹ của gia đình, còn quyền quyết định sử dụng tài chính vào mục đích gì, sử dụng thế nào lại thuộc về người chồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)