Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 34)

Nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: Nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu: Tên xã Tổng số hộ điều tra Phân theo mức sống Khá Trung bình Nghèo Tuấn Mậu 60 12 28 20 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu: Được thu thập từ số liệu thống kê, báo cáo sơ tổng kết

hàng năm, nhiệm kỳ của:

- Một số ban, ngành có liên quan - Ban vì tiến bộ của phụ nữ - Hội phụ nữ xã Tuấn Mậu.

- Văn phòng thống kê của UBND xã

Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

Phương pháp thu thập: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần

thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

3.3.2.2. Số liệu sơ cấp:

Nguồn số liệu: Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn sâu một

số tổ chức, cá nhân am hiểu lĩnh vực.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Điều tra 60 mẫu hộ nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, vai trò, và năng lực của phụ nữ trong gia đình theo nội dung trong mẫu điều tra.

- Phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp dựa vào các số liệu

đã được phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần phải có những thay đổi gì cho phù hợp.

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, so sánh sự phân công lao động của người phụ nữ so với nam giới (người chồng của họ) để thấy được mức độ công bằng trong gia đình.

- Phương pháp phân tích SWOT

Để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra được kiểm tra mã hoá và nhập vào cơ sở dữ liệu máy tính sử dụng phần mềm Excel.

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Dân số hoạt động kinh tế: Là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

Dân số không hoạt động kinh tế: Là toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên không tham gia lực lượng lao động nhưng đang đi học, đang làm việc nội trợ gia đình, ốm đau, tàn tật không đủ khả năng lao động, người già.

Các chỉ tiêu khác:

- Bình quân khẩu nông nghiệp/ hộ nông nghiệp - Lao động/ tổng dân số

- Lao động nữ/ tổng lao động

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tuấn Mậu là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây Nam của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Phía Bắc giáp với xã Tuấn Đạo - Bồng Am,

- Phía Đông giáp với thị trấn Thanh Sơn - xã Thanh Luận,

- Phía Nam giáp với xã Tràng Lương - huyện Đông Triều và xã Thượng Yên Công - thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh,

- Phía Tây giáp với xã Lục Sơn - huyện Lục Nam,

Cách trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu 30 km, có đường tỉnh lộ 293 chạy qua. Do vậy về giao thông có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

Về thôn bản: Có 7 thôn, bản là: Thôn Bài, thôn Thanh Trung, thôn Thanh An, thôn Tân Lập, thôn Đồng Thông, thôn Tân Thanh và bản Mậu.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

Xã Tuấn Mậu có địa hình dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, độ dốc khá lớn, do xã nằm ven dãy núi Yên Tử. Độ cao trung bình của xã là 550m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1.068m), thấp nhất là 52m.

Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, thảm thực vật rừng có độ che phủ lớn (68%), chủ yếu là các loài cây bản địa và các loại gỗ quý như lim, lát, pơmu, thông tre, sến, táu, dẻ,... Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các Chương trình 327, Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử,... do đó diện tích rừng ở các vùng dự án ngày càng phát triển, không chỉ góp phần nâng độ che phủ của rừng, giữ gìn môi sinh, bảo tồn nguồn gen và tính đa dang sinh học mà còn phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế từ rừng, cải thiện cuộc sống người dân.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Xã Tuấn Mậu ở cách biển không xa, nhưng do bị án ngữ bởi dãy núi Yên Tử nên có đặc điểm khí hậu lục địa vùng núi. Hàng năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà; mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 11,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.564mm, thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lượng mưa lớn nhất vào tháng 8, đạt 310,6mm. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên xã Tuấn Mậu ít chịu ảnh hưởng của bão.

4.1.1.4. Thủy văn sông ngòi

Trên địa bàn xã không có sông lớn chảy qua, phần lớn chủ yếu là các con suối nhỏ bắt nguồn từ các khe suối, các mạch nước ngầm tạo nên. Lưu lượng nước không cao, tuy nhiên do xã có địa hình đồi núi nhiều nên thường xảy ra mưa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất của xã.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên sinh vật:

Về động vật, trước đây khi diện tích rừng tự nhiên còn lớn, Tuấn Mậu có rất nhiều loài chim, thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu, gấu, lợn rừng, khỉ,... Hiện nay, do môi trường sinh sống bị thu hẹp nên chỉ còn lại một số loài như khỉ, hươu, lợn rừng,... Đặc biệt ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có loài voọc đen là loài động vật quý hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước ngầm tương đối phong phú, ở độ sâu từ 20m - 30m chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ sinh hoạt của người dân trong xã. Trong những năm gần đây, do nạn chặt phá rừng, khai thác rất bất hợp lý làm giảm nguồn sinh thuỷ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước về mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa làm phá huỷ nhiều công trình giao thông thuỷ lợi và phá hoại sản xuất ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong xã. Biện pháp cấp bách là xây dựng hệ thống đê bao vững chắc trồng rừng và bảo vệ rừng nâng cao ý thức cho người dân.

Tài nguyên đất:

Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai của xã Tuấn Mậu năm 2013

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 6105,96 100,00 I. Đất nông nghiệp 5851,74 95,84

1. Đất sản xuất nông nghiệp 398,59 6,53

1.1. Đất trồng cây hàng năm 218,01 3,57

1.1.1. Đất trồng lúa 162,73 2,67

1.1.3. Đất trồng cây HN khác 55,28 0,91

1.2. Đất trồng cây lâu năm 180,58 2,96

2. Đất lâm nghiệp 5452,16 89,29

2.1. Đất rừng sản xuất 1740,47 28,50

2.2. Đất rừng đặc dụng 3711,69 60,79

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,99 0,02

II. Đất phi nông nghiệp 220,11 3,60

1. Đất ở 110,23 1,81

2. Đất chuyên dùng 58,40 0,96

3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,18 0,05

5. Đất sông suối, mặt nước 48,30 0,79

III. Đất chưa sử dụng 34,11 0,56

1. Đất đồi núi chưa sử dụng 0,16 0,003

2. Đất bằng chưa sử dụng 33,95 0,56

(Nguồn: Ban Địa chính xã Tuấn Mậu)

Cơ cấu đất đai được phân bố như sau:

* Nhóm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp có tổng diện tích là 5851,74 ha, chiếm 95,84% diện tích đất tự nhiên. Xã Tuấn Mậu chủ yếu làm nghề nông, đặc biệt nguồn thu ngân sách của xã từ hoạt động nông nghiệp chiếm số lượng lớn. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ và bình quân đất nông nghiệp trên nhân khẩu tương đối lớn so với các xã trong huyện đáp ứng được nhu sản xuất nông nghiệp trong xã. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 398,59 ha, chiếm 6,53% so với tổng diện tích đất tự nhiên và chủ yếu phục vụ

cho trồng cây hàng năm và lúa là cây được trồng nhiều nhất tuy nhiên nó chỉ chiếm 2,67% so với diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phục vụ cho việc trồng cây lâm nghiệp rất lớn, chiếm 89,29% so với tổng diện tích đất tự nhiên vì xã Tuấn Mậu là xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, đây là điều kiện để xã phát triển sản xuất lâm nghiệp. Ngoài ra đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất cũng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã lần lượt là: 60,79% và 28,50%, tại xã có khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, đây là nơi bảo tồn các loài cây gỗ quý, các loài động vật quý hiếm. Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,02% so với tổng diện tích đất tự nhiên, việc nuôi trồng thuỷ sản ở đây chưa phát triển do địa hình đồi núi phức tạp không thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

* Đất phi nông nghiệp

Có tổng diện tích là 220,11 ha, chiếm 3,60% so với diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp được chia làm nhiều loại sau: Đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối, mặt nước trong đó thì hai loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất đó là đất ở và đất chuyên dùng. Hạng mục các công trình văn hoá, công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, hầu như là chưa được xây dựng. Trong tương lai, ngoài việc quan tâm đầu tư chiều sâu, cần dành một quỹ đất thích hợp cho việc mở rộng, xây dựng mới các công trình.

Đất sông suối mặt nước và đất chuyên dùng là 48,30 ha, chiếm 0,79% so với tổng diện tích tự nhiên. Đây là các hồ chứa, đập phục vụ cho mục đích cung cấp nước tưới và một số mục đích chuyên dùng khác. Có thể nói, diện tích này là thấp, không đáp ứng đủ cho nhu cầu dân sinh, kinh tế. Trong những năm tới cần đầu tư xây dựng thêm các hệ thống thuỷ lợi để phục vụ sản xuất.

* Đất chưa sử dụng

Có diện tích là 34,11 ha, chiếm 0,56% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng đang còn lớn nằm trong hai loại đất đó là: Đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng. Việc khai thác và sử dụng hai loại này gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.6. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã

* Thuận lợi

+ Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên xã Tuấn Mậu ít chịu ảnh hưởng của bão.

+ Có tiềm năng về văn hóa du lịch: Xã Tuấn Mậu nằm gần khu quần thể chùa Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh là nơi danh lam thắng cảnh của nước ta, đặc biệt có khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử hiện nay đã và đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái, từ khu bảo tồn đi về phía Nam của xã. Có những dãy núi cao đan xen các dải đồi thấp thung lũng, với tiềm năng dồi rào về than đá, rừng có nhiều cây gỗ quý, nhiều sông suối đã tạo nên một cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng, tạo điều kiện cho sản xuất nông – lâm nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh thương mại, dịch vụ ở địa phương.

+ Xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, lạc,...

* Khó khăn

+ Giao thông trong xã chưa được bê tông hóa trong khi lại là vùng mưa nhiều nên vào mùa mưa việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

+ Giao thông khó khăn nên việc phát triển các loại hình dịch vụ cũng chưa cao.

+ Khí hậu khắc nhiệt khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp, hàng năm thì bão, lũ lụt nhiều gây mất mùa cho người dân trong xã.

+ Một bộ phận lớn dân cư chưa quen với việc sản xuất mang tính chất hàng hóa nên hiệu quả sản xuất thấp.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Tuấn Mậu

4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động của xã Tuấn Mậu Dân số

Tổng dân số là 516 hộ, với 2.238 nhân khẩu, gồm 7 dân tộc anh em chung sống là Dao, Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan, Kinh, Mường. Trong đó nhân khẩu chia ra là: Dân tộc Kinh là 868 khẩu; Tày là 38 khẩu; Nùng là 29

khẩu; Dao là 1.282 khẩu; Cao Lan là 14 khẩu; Sán Chí là 5 khẩu; Mường là 2 khẩu. Tổng số nam là 1.162 khẩu; Nữ là 1.076 khẩu.

Cơ cấu dân số thuộc dân số trẻ, đây là nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế, là một trong những điều kiện phát triển kinh tế của địa phương nhưng cũng đặt ra một số vấn đề khó khăn trong tổ chức, việc làm cho người lao động.

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh% Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Năm 12/11 Năm 13/12 Bình quân 1. Tổng số

nhân khẩu Khẩu 2.082 100 2.158 100 2.238 100 103,65 103,70 103,67 2. Tổng số hộ Hộ 487 100 499 100 516 100 102,46 103,40 102,93 3. Tổng số lao động Người 1.407 67,58 1.451 67,24 1.510 67,47 103,12 104,06 103,59 Lao động nam Người 673 47,83 690 47,55 714 47,28 102,53 103,48 103,01 Lao động nữ Người 734 52,17 761 52,45 796 52,72 103,68 104,59 104,14 Lao động

nông nghiệp Người 1.382 98,22 1.418 97,73 1.483 98,21 102,60 104,58 103,59 Lao động phi

nông nghiệp Người 25 1,78 33 2,27 27 1,79 132,00 81,82 106,91

Nguồn: (Số liệu thống kê của UBND xã Tuấn Mậu)

Qua bảng số liệu cho ta thấy dân số xã Tuấn Mậu có xu hướng tăng lên qua các năm cả về số nhân khẩu, số hộ và số lao động. Số nhân khẩu năm 2012 là 2.158 người, tăng so với năm 2011 là 3,65%, của năm 2013 là 2.238 người, tăng so với năm 2012 là 3,7%. Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 1.451 người, tăng so với năm 2011 là 3,12%, năm 2013 là 1.510 người, tăng so với năm 2012 là 4,06%, bình quân mỗi năm tăng 3,59%.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao hơn lao động phi nông nghiệp, lao động nông nghiệp tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 là 1.418 người, tăng 2,60% so với năm 2011, năm 2013 là 1.483 người, tăng 4,58% so với năm 2012.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ năm 2011 đến 2012 có sự tăng lên tuy nhiên đến năm 2013 lại giảm xuống. Điều này cho thấy rất rõ dân cư của xã sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hàng năm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với lao động nông nghiệp.

Lao động nam và lao động nữ có sự biến động tương đương nhau.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)