II. Hoạt động trên lớp
3. Sai kiến thức:
- Đặt câu không đúng yêu cầu đề
- Giải nghĩa các từ “trung kiên, trung thực, trung thành, trung điểm”
* Bên cạnh đó, một số bài làm không đầy đủ 3 phần MB, TB, KB, hoặc sắp xếp các sự việc không theo trình tự.
Hoạt động 5 : Củng cố – dặn dò (3p)
1. Củng cố: Nghĩa của từ là gì ? Giải thích nghĩa của từ “trung kiên, trung thực, trung thành,
trung điểm”
2.Dặn dò: Đọc văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, tóm tắt truyện và soạn bài vào vở soạn.
………Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 2/1/2010 Tiết 73 – 74 BAØI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Tô Hoài ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
1. Kiến thức : Hiểu được nội dung ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên
2. Kĩ năng : Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn 3. Thái độ : Cách nhìn nhận và đánh giá nhân vật
B.Chuẩn bị : 1. Giáo viên:
- Kiến thức: Những nét chính về bối cảnh xã hội Việt Nam vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận …
- Phương tiện: Giáo án, SGK, các tranh ảnh về câu đối và hình ảnh ông đồ 2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài vào vở soạn
III.Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’ ) 1. Ổn định lớp
2. Bài cũ : Kể lại truyện chimTe Te. Nêu nội dung ý nghĩa của truyện 3. Bài mới
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản ( 35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
- Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích ( * ) sgk 8
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “ Dế Mèn phiêu kưu kí”
- HS dựa vào sgk trình bày
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vb, giọng đọc phù hợp với giọng điệu của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt.
- GV đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Hs nhận xét giọng đọc của các bạn.
? Văn bản này thuộc thể loại và PTBĐ gì ? ptbđ chính là gì ? -HS: Thể loại: truyện kí. Ptbđ là tự sự
? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn ?
-HS: Bố cục: 2 phần A. Tìm hiểu bài I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả- Tác phẩm ( Sgk / 8 ) 2. Thể loại : Truyện 3. PTBĐ : Tự sự 4. Bố cục : 2 phần
+ Từ đầu ... thiên hạ rồi : vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn + Chao ôi ... đầu tiên : bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
? GV yêu cầu học sinh kể tóm tắt đoạn trích . - HS thực hiện -> Gọi HS khác nhận xét
? Tác giả chọn ngôi thứ mấy để kể ? Tác dụng của ngôi kể đó ?
-HS: Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xưng mình là tôi. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy có nhiều tác dụng : tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể và bạn đọc, thể hiện tình cảm một cách trực tiếp.
? Dế Mèn được miêu tả qua những chi tiết nào ? (chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động)
- HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung:
+ Về ngoại hình : Càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, đầu to, nổi tảng , răng đen nhánh , râu dài, cong, cánh dài kín … + Những hành động, đạp phanh phách, bướng bỉnh, nhai ngoàn ngoạp, trịnh trọng, khoan thai, vũ phành phạch … ? Qua những chi tiết đó, em thấy Dế Mèn như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời
GV bình : Để miêu tả hình dáng của Dế Mén, tác giả tập trung miêu tả 6 yếu tố : Càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, đầu to, nổi tảng , răng đen nhánh , râu dài, cong, cánh dài thủ kín xuống tận đuôi. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn được miêu tả qua nhựng hành động như ăn uống điều độ, làm việc chừng mực, vũ cánh phành phạch… Qua đó, ta thấy Dế Mèn là một chú dế đpẹ đẽ, cường tráng, oai vệ và đầy sức sống.
? Còn thái độ của Dế Mèn đối với mọi người ntn ? Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn ?
- Hs dựa vào văn bản trả lời
- GV bình giảng: Tác giả miêu tả Dế Mèn tợn lắm, dám cà khịa với tất cả mọi người trong xóm (giải thích từ cà khịa) , lại còn đi đứng oai vệ, làm điệu nhún chân, rung râu , rõ ràng là một chú dế quá kiêu căng, hợm hĩnh.
? Để miêu tả Dế Mèn, phần lớn Tô Hoài sử dụng những tính từ nào ?
- HS: cường tráng mẫm bóng, cứng nhọn hoắt, hủn hoẳn, giàn giã, nâu, to, bướng, đen nhánh, ngoàn ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai ...
- GV bình : Bằng một loạt tính từ và những từ láy gợi hình , Tô Hoài đã viết lên những câu văn hay, miêu tả một cách sinh động hình ảnh của Dế Mèn , giúp ta đọc như truyện như thấy hiển hiện chân dung và hành động của Dế Mèn trên trang sách.
- Gv chuyển ý: Đối với một chú dế đẹp đẽ, oai phong, mạnh
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Dế Mèn .
a. Ngoại hình - càng mẫm bóng, - vuốt nhọn hoắt, - đầu to, nổi tảng , - răng đen nhánh , - râu dài, cong, -cánh dài kín
-> cường tráng, đẹp đẽ, oai vệ
b. Hành động
- quát mắng, chòng ghẹo, cà khịa với mọi người
- làm điệu , làm bộ
mẽ mà lại kiêu căng hợm hĩnh, Dế Mèn đã gây ra những
chuyện gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau .
Hoạt động 5 : Củng cố – dặn dò (3p)
1. Củng cố: Qua đoạn trích , em thấy Dế Mèn là một chú dế như thế nào ?
2. Dặn dò: Học bài – Nắm những nét chính về tác giả TÔ Hoài và đoạn trích Bài học đường
đời đầu tiên.
- Đọc lại văn bản, củng cố bài soạn. Tìm hiểu bài học đầu tiên Dế Mèn
………Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 2/1/2010 Tiết 74 BAØI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (tt)
( Tô Hoài ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
1. Kiến thức : Hiểu được nội dung ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên
2. Kĩ năng : Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn 3. Thái độ : Cách nhìn nhận và đánh giá nhân vật
B.Chuẩn bị : 1. Giáo viên:
- Kiến thức: Những nét chính về truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí , nội dung và nghệ thuật của bài.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận … - Phương tiện: Giáo án, SGK, các tranh ảnh
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài vào vở soạn
III.Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’ ) 1. Ổn định lớp
2. Bài cũ : Giới thiệu vài nét về tác giả Tô Hoài và đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. Bằng lời văn của mình , hãy miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn.
3. Bài mới
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản ( 20’ )
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
- Cho HS đọc đoạn : “ Câu chuyện .... bận tâm”
? Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ? ( chú ý lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu khi Dế Mèn nói chuyện với Dế Choắt
- Hs: Gọi bạn là “chú mày”, chê bạn hôi như cú, mắng mỏ và tỏ ý khinh thường
-GV bổ sung: Đặt tên cho bạn đồng lứa là Choắt , gọi choắt là chú mày, mặc dù cùng tuổi , lên mặt dạy đời “ chú mày có lớn mà không có khôn” , mắng chiếc Dế Choắt khi dế choắt có ý định xin thông ngách sang nhà Dế Mèn . Không hề cảm thông trước sự ốm yếu của choắt , bỏ ra về không chút bận tâm ? Với tính cách đó, Dế Mèn đã gây ra hậu quả gì ? kể tóm tắt
2. Thái độ của Mèn đối với Dế Choắt:
-Gọi bạn là “chú mày”, đặt tên bạn là Dế Choắt
- Chê bai, mắng mỏ bạn -Không đào hang giúp bạn -> ích kỉ, hách dịch, khinh htường người khác