- Hoàn cảnh gây cười
- Ngôn ngữ, hành động gây cười
II. Giá trị nội dung
1. Những của đem khoe
- Cái áo mới - Con lợn cưới
-> Bình thường không đáng đem khoe
2. Cách khoe của
Thể hiện qua lời nói hành động, củ chỉ
-> Gây cười
-HS: Chế giễu loài người có tính hay khoe của, đó là thói xấu cần loại bỏ, để mua vui giải trí
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 4 : Luyện tập ( 8’ )
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi :
- Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ “ tiếp thu” hoặc phản bác những “góp ý” của bốn người như thế nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao ? - Qua truyện này, có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ ? GV yêu cầu HS kể lại truyện : Treo biển và Lợn cưới áo
mới
B. Luyện tập
– Vẽ người chỉ tay lên “biển” có bán cá tươi
- Vẽ chậu nước có con cá và cái biển “ ở đây…”
- Bài học về cách dùng từ : khi dùng từ viết câu: Dùng từ đầy đủ thông tin, không thiếu không thừa .
- HS kể tóm tắt truyện - HS kể tóm tắt
* Đánh giá
? Qua truyện Treo biển, em rút ra được nội dung và ý nghĩa gì ? -HS suy nghĩ trả lời
-GV giảng: Đó là câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về tên biển cũng coi là đúng, vội vàng làm theo mà chẳng có chủ kiến gì. Qua đó truyện nhẹ nhàng phê phán những người không có chủ kiến, đồng thời nêu bài học làm việc gì cũng phải suy xét kĩ lưỡng, không nên nghe theo người khác một cách thụ động
Hoạt động 5 : Củng cố – dặn dò ( 5’ )
1.Củng cố : - Truyện cười là gì ?
- Kể các truyện cười khác mà em biết
2.Dặn dò : - Học khái niệm về truyện cười
- Kể lại truyện
- Chuẩn bị bài : Số từ, Lượng từ
……….* Rút kinh nghiệm :
Tiết 52: SỐ TỪ – LƯỢNG TỪ A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ - Kĩ năng : Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết
- Thái độ : Có ý thức dùng đúng số từ trong giao tiếp hàng ngày
B. Chuẩn bị
- Giáo Viên : Giáo án, bảng phụ ghi ví dụ - Học Sinh : Soạn bài câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’ )
1. Ổn định lớp 2. Bài cũ :
- Thế nào là cụm danh từ ? cho ví dụ ? - Trình bày mô hình đầy đủ của cụm danh từ 3. Bài mới :
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới ( 20’ )
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
- GV gọi học sinh đọc ví dụ sgk /128 - GV đưa bảng phụ ghi ví dụ lên bảng )
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu ? -Bổ sung nghĩa cho những từ : Chàng, ván, nệp, ngà, cựa, hồng mao, đôi )
? Những từ được bổ sung thuộc từ loại gì ? -HS: danh từ
? Những từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì ?
-HS: Đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh tư,ø đứng sau danh từ bổ sung ý nghĩa thứ tự )
? Từ “ đôi” trong câu a ( một đôi ) có phải là số từ không ? vì sao ?
-HS suy nghĩ trả lời
-GV giảng: Không phải là số từ vì : + Nó mang ý nghĩa đơn vị
+ Nó đứng ở vị trí danh từ chỉ đơn vị
+ Sau nó không thể sử dụng danh từ chỉ dơn vị ( VD: ta có thể nói đôi trâu hay một con trâu nhưng không thể nói một đôi con trâu)
? Tìm ví dụ tương tự : chục, tá, cặp : một cặp bánh chưng, một chục hột vịt, một tá vở
? Tìm ví dụ số từ chỉ số hiệu
? Vậy thế nào là số từ ? -> HS đọc ghi nhớ - Gọi HS đọc ví dụ sgk /129 A. Tìm hiểu bài I. Số từ 1. Ví dụ : Sgk /128 2. Nhận xét a. Dứng trước danh từ
- Bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ -> Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ b. Đứng sau danh từ - Bổ sung ý nghĩa về số thứ tự -> Số từ chỉ số thứ tự * Lưu ý : - Đôi, cặp, tá, chục … không phải là số từ -> Đó là danh từ chỉ đơn vị - Số từ chỉ số hiệu : + Đồn biên phòng 482 + Biển só xe 5521 + Số điện thoại 850559 3. Ghi nhớ : Sgk /128 II.Lượng từ 1. Ví dụ : Sgk /129 2. Nhận xét
? So sánh nghĩa của các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì giống và khác với nghĩa của số từ ?
GV gợi ý :
? Chỉ ra các cụm từ có chứa từ in đậm ? - HS đọc các cụm từ
? Nghĩa của cụm từ in đậm có gì giống và khác nghĩa của số từ ?
-HS: Giống về vị trí : đứng trước danh từ Khác : - Số từ chỉ lượng hoặc thứ tự sự vật - Từ in đậm chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật ) ? Vậy thế nào gọi là lượng từ ?
-> HS đọc ghi nhớ sgk
- GV kẻ bảng mô hình của cụm danh từ để HS điền vào
Hoạt động 3 :Luyện tập ( 15’ )
BT 1/129: Tìm số từ và xác định ý nghĩa - GV hướng dẫn HS làm BT
– Một canh, hai canh, ba canh, năm canh -> Số từ chỉ số lượng
- Canh bốn, canh năm -> Số từ chỉ thứ tự
BT 2/129 : Nghĩa của các từ in đậm
– Trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê -> được dùng để chỉ số lượng “ nhiều” “ rất nhiều”
BT 3/129 : Nghĩa của các từ “ mỗi” và “ một”
Điểm giống nhau và khác nhau của “ từng – mỗi” là : - Giống nhau : Tách ra từng sự vật, từng cá thể
- Khác nhau :
+ Từng : mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng hết cá thể này đến cá thể khác
+ Mỗi : mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt
- Cả -> chỉ ý nghĩa toàn thể - Các, những, mấy - > chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối -> Lượng từ 3. Ghi nhớ : Sgk /129 B. Luyện tập BT 1/129 Tìm số từ và xác định ý nghĩa BT 2/129 Nghĩa của các từ in đậm BT 3/129 Nghĩa của các từ “ mỗi” và “ một” * Đánh giá :
Tìm số từ, lượng từ và nêu ý nghĩa của số từ , lượng vừa tìm được trong đoạn trích “ Vua sai…. phải tội” ( Em bé thông minh )
( Số từ : ba, chín -> Số từ chỉ lượng Lượng từ : cả -> Lượng từ chỉ toàn thể
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò ( 5’ )
1.Củng cố : - Số từ, Lượng từ ?
- Đọc lại 2 ghi nhớ
2.Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Kể chuyện tưởng tượng
……….* Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 22 /11/2009 Tiết 53 : KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Hiểu được vai trò của tưởng tượng trong tự sự - Kĩ năng : Kể chuyện tưởng tượng đã học
- Thái độ : Ý thức sử dụng yếu tố tưởng tượng phù hợp với nội dung bài
B. Chuẩn bị
- Giáo Viên : Giáo án
- Học Sinh : Trả lời câu hỏi vở bài tập
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp 2. Bài cũ :
- Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? - Em hãy kể một câu chuyện về người bà của em 3. Bài mới :
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới ( 25’ )
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
- Gọi HS kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” ? Trong truyện này người ta đã tưởng tượng ra những gì ? -HS: Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt
? Trong truyện tưởng tượng này chi tiết nào dựa vào sự thật? Chi tiết nào được tưởng tượng ra ?
GV gợi ý : Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại lão Miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có. Câu chuyện được kể như là một giả thuyết để cuối cùng phải thừa nhận chân lí, cơ thể là một thống nhất : Miệng có ăn thì các bộ phận mới khoẻ mạnh .
- Chi tiết được kể tưởng tượng : các bộ phận cơ thể người biết suy nghĩ, hành động, nói năng, tị nạnh giống con người .
? Tưởng tượng trong văn tự sự có phải tuỳ tiện không ? nhằm mục đích gì ?
-Hs thảo luận trả lời
-GV: Tưởng tưởng không tuỳ tiện mà dựa vào lô - gíc tự nhiên . Nhằm mục đích thể hiện một tư tưởng ( chủ đề ) tức là khẳng định cái lô- gíc tự nhiên không thể thay đổi
- HS kể tóm tắt truyện
? Trong câu chuyện người ta tưởng tượng những gì ? ( Sáu con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công và kể khổ )
? Truyện ngày dựa trên sự thật nào ? chi tiết nào được kể tưởng tượng ?
GV chốt :
Truyện này sử dụng rất nhiều yếu tố tưởng tượng. Từ các Nhân vật đến các sự việc đều do người kể sáng tạo ra nhằm làm sáng tỏ một bài học luân lí, đạo đức nhất định.
- Gọi HS đọc ví dụ 3 sgk /132
? Truyện này có phải là truyện tưởng tượng không ? ? Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ?
GV bình : Việc nấu bành chưng là có thật, còn mọi chuyện khác là tưởng tượng ra. Nhưng không phải tưởng tượng tuỳ tiện mà mọi tưởng tượng sáng tạo đều nhằm giúp người kể, người đọc hiểu sâu thêm về nhân vật Lang liêu, về phong tục làm bành chưng của danh từ việt .
? Vậy thế nào là truyện tưởng tượng ? HS đọc ghi nhớ sgk /133
A. Tìm hiểu bài