6. Cấu trúc luận văn
2.2.2.2. Sự giao tranh giữa “canh tân” và “thủ cựu”
Phe canh tân gồm có: Hồ Quý Ly, vua Nghệ Hoàng, Nguyễn Cẩn, gia đình của Quý Ly cùng một số người tin cẩn. Phe thủ cựu gồm có: vua Trần Phế Đế, Trần Khát Chân,… Hai phe này đã ngấm ngầm ghét nhau từ xưa. Thời vua Nghệ Tông, mâu thuẫn ấy đã lên cao rồi. Vua Phế Đế là chủ phe thủ cựu đã làm Quý Ly khó khăn trong canh tân. Tuy vậy, Quý Ly khôn ngoạn, lợi dụng được sự đồng tình của Nghệ Hoàng. Bằng quyền hành vua Nghệ Tông đã giết Phế Đế, cho con trai lên cầm quyền. Ngần ấy đã đủ căng thẳng.
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện cải cách, Quý Ly phải giết bao kẻ làm phản, trong đó tiêu biểu là tên Uyên – một kẻ vì phản đối cải cách mà viết thư cầu xin vua Minh tiến quân đánh Đại Việt. Hay Quý Ly phải bao phen dẹp
những lờ chỉ trích trong ngoài triều. Cứ ai chống lại kế canh tân, ông đều cho giết sạch. Thật kinh hoàng! Nhưng kẻ chống lại Quý Ly vẫn nhiều như cỏ. Trong đó có chàng Phạm. Phạm Sinh đã gặp được những người đồng chí hướng của mình, các sư huynh Phạm Tổ Thu và Phạm Ngưu Tất, hai gia tướng thân tín của quan thượng tướng Khát Chân và quan Thái bảo Nguyên Hàng. Ba người căm thù Quý Ly đến tận xương tủy, lòng căm thù ấy càng sâu sắc. Họ sẵn sàng xả thân vì nhà Trần. Cứ độ một tuần trăng, họ lại mặc giả làm người đánh cá. áo rách nón mê, bơi thuyền trên Đại Hồ, đêm xuống mới lẻn vào đầm Vạc đến ngồi chùa đổ liên lạc với nhau.
Tới khi Quý Ly dời đô, mẫu thuẫn ấy không kìm giữ được nữa. Xây dựng Tây đô, tức là Quý Ly đã đổ giọt nước cuối cùng vào chén nước đầy ắp. Nó bắt đầu bị khơi lên bởi câu nói của hai cô nô tì: Dời đô là cướp ngôi. Người ta nói Quý Ly định dời đô tức là sợ dân Thăng Long, đã thấy cái yếu vì lòng dân chẳng ủng hộ mình. Tuy nhiên, bè đảng của ông quá mạnh, ông lại là người cứng cỏi... Chuyện dời đô, dân Thăng Long đang xì xầm khắp nơi. Ai chẳng nói giống cô nô tì Ngọc Kiểm. Ngọc Kiểm lại bị tra tấn ráo riết. Họ muốn tìm ra những đại thần phía bên trên Ngọc Kiểm. Thượng phụ muốn nhân vụ án, khủng bố để dập tắt dư luận và tiến thêm một bước bẻ gãy phe chống đối. Ngọc Kiểm vẫn không một lời khai. Đến chết cô vẫn chỉ nói: Dời đô, tức là sắp cướp ngôi.
Nguyên Trừng cũng đã nhận rõ tình hình khi đi tuần sát. Ông thấy chẳng ai hé răng nói câu gì. Nhưng cả hai phe trong triều đình đều đang chuẩn bị...Tình thế ngày càng căng thẳng. Những người tưởng đứng ngoài cuộc chiến lại tham gia. Thượng tướng Khát Chân đã dứt khoát đối đầu với Quý Ly. Thực kỳ lạ, một điều cực kỳ nghiêm trọng thì hai phe đối lập chẳng ai thốt ra miệng, dù là quan thái sư cha tôi, hay thượng tướng Khát Chân. Chỉ có hai cô cung nữ Trần Ngọc Kỵ và Trần Ngọc Kiểm buột miệng nói ra để đến nỗi
bị giết. Lời nói của họ đã như một hồi chuông cảnh báo. Nhưng liệu lời nói đó có thể ngăn chặn được, hay chỉ thúc đẩy, làm cho âm mưu nổ ra nhanh hơn. Hồ Quý Ly lại quá tự tin vào bản thân và vô cùng kiên quyết trong kế hoạch hành động. Ông cho rằng cuối cùng tất cả sẽ ngả theo ta nhưng lại không nghĩ rằng đó là quá trình vô cùng dài trong khi giặc Minh đang nhăm nhe nước ta.
Chi tiết cái hòm đen tang tóc cuối truyện là chi tiết đắt giá. Đây là cái hòm tố giác kẻ làm phản. Ai che dấu đảng nghịch sẽ bị chặt đầu. Biết mà không tố cáo cũng bị xử tội. Ai biết chuyện gì về đảng nghịch Trần Khát Chân, người nào là thân thuộc, liên thuộc, các quan lại binh lính ở mọi địa phương liên quan đến đảng nghịch còn lẩn trốn hãy viết lên giấy rồi bỏ vào đó. Kẻ phát hiện đúng sẽ được thưởng hậu. Cái hòm ấy là thứ vô tri song có thể cất tiếng nói làm cho nhiều người đầu lìa khỏi cổ. Nó cũng là thứ chia cắt lòng dân, ai cũng nghi kị lẫn nhau. Phải dùng tới cái hòm ấy tức là đất nước không chỉ có hai phe trong triều nữa mà đã trở thành sự mất đoàn kết trong cả nước. Nó được nhìn dưới con mắt đầy ghê sợ của Nguyên Trừng: “Cái hòm đen to tướng nằm chềnh ềnh ở trước cửa Tiền. Nó được sơn đen bóng nhẫy, được khoá bằng chiếc khoá đồng vàng, to bằng cổ chân. Nó nằm ngay giữa đường, gần cổng giữa, nơi có hai người cấm binh cầm giáo oai nghiêm đứng gác.” [14, tr. 200]. Nhìn bề ngoài nó đã thật ghê gớm ma quái làm người dân đi qua nem nép sợ hãi. Người ta gọi nó là cái hòm tang tóc.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly thật phong phú, đa dạng. Có cả nhân vật thực và nhân vật hư cấu. Trong đó có cả người anh hùng, bậc thức giả, tầng lớp quý tộc cho tới người dân thường; có cả phe ta và phe địch, có cả những người đàn ông quả cảm lẫn người phụ nữ hiền dịu,…
Hệ thống nhân vật ấy còn có ý nghĩa biểu trưng cao cho tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Qua nhân vật, ta thấy tác giả tái hiện rất nhiều lớp bi kịch: vừa là bi kịch cá nhân vừa là bi kịch thời đại. Bi kịch ấy dường như không tha cho một ai. Tầng lớp quý tộc phong kiến như Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông, Trần Khát Chân…đều mang trong mình bi kịch “bị lịch sử chọn”. Họ không muốn tham gia vào cái guồng quay chính trị, quyền lực song người bị bắt làm vua mấy đời, người bị bắt làm tướng tiên phong. Tầng lớp trí thức lại mang cả hai bi kịch: bi kịch “bị lịch sử chọn” và bi kịch “sinh bất phùng thời”. Họ rất tài ba, tâm huyết. Song cái thời thế hỗn loạn như bất đồng với tài năng, tâm huyết của họ. Phạm Sư Ôn, Chế Bồng Nga…lại mang bi kịch của anh hùng thời loạn. Họ muốn dấy lên tạo một sơn hà riêng song thế lực chưa đủ mạnh. Cuối cùng tất cả họ đều chịu chung cái chết bi thảm. Số phận người phụ nữ cũng là vấn đề đáng trăn trở. Họ đều là những bông hoa đẹp mong manh. Vậy mà họ bị lôi vào vòng xoáy của quyền lực và đánh mất đi hạnh phúc gia đình nhỏ bé. Người dân thường cũng chịu bi kịch. Tuy không tái hiện nhiều nhưng chỉ qua sự thối nát của nhà Trần và hình ảnh cô nô tì – người tình của Phạm Sư Ôn, ta cũng hiểu được thân phận nhỏ bé như cái kiến, con giun của người dân.
Hơn nữa, qua tác phẩm, ta còn thấy bi kịch của cả thời đại. Đó là bi kịch “mạt vận” của một triều đại. Triều Trần giai đoạn cuối quả thực đã rơi vào khủng hoảng. Sau bao năm huy hoàng, phồn thịnh, giờ nó đã mục ruỗng không vực dậy nổi. Sự giao tranh giữa “canh tân” và “thủ cựu” cũng lại là
một mâu thuẫn bi kịch mà chưa có giai đoạn lịch sử trung đại nào người ta lại nhắc nhiều đến thế.
Tất cả các bi kịch ấy đề lại cho chúng ta nhiều bài học, cả về thân phận con người cả về việc duy trì một thể chế xã hội. Đặc biệt là bài học canh tân trong hoàn cảnh đất nước cần một sự “thay máu” thực sự. Chính vì những điều trên, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khanh đã được đánh giá rất cao về ý nghĩa triết lí, thời đại qua hệ thống nhân vật.
Tuy nhiên, tác giả đã xây dựng hệ thống nhân vật cũng như sự kiện trong tiểu thuyết của mình bằng thủ pháp gì mà gây hấp dẫn như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong chương 3.
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
HỒ QUÝ LY 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn chính là ngôi kể của truyện. Truyện được kể qua cái nhìn của ai? Đó là tác giả hay nhân vật? Tác giả là người đứng ngoài do vậy câu chuyện đảm bảo tính khách quan, còn nếu để nhân vật kể, câu truyện sẽ tăng tính chủ quan, theo cảm nghĩ của nhân vật ấy.
Ở Hồ Quý Ly, ta bắt gặp phương thức tự sự độc đáo. Nhà văn sử dụng đan xen ngôi kể thứ nhất và thứ ba. Ngay trong ngôi kể thứ nhất, ông cũng thay đổi liên tục. Đa số sự kiện được nhìn qua con mắt của Nguyên Trừng. Song đôi lúc điểm nhìn trần thuật còn được chuyển vào nhân vật Nghệ Tông, Thuận Tông, Hồ Quý Ly.
Điểm nhìn toàn tri này có tác dụng rất lớn. Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba đồng thời cũng là nhân vật chính nhằm tái hiện thân phận bi kịch của con người đi trước thời đại, không được cộng đồng thấu hiểu. Khi đặt ở vai tác giả nó đã tạo khoảng lùi thời gian đảm bảo tính khách quan cho các nhân vật lịch sử. Đồng thời khi đặt điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, cụ thể đặt ở nhân vật Hồ Nguyên Trừng, nó lại kéo người đọc về thời đại lịch sử của gần 800 năm về trước. Để từ đó, ta thấy được các quan điểm lập trường, giọng điệu của các nhân vật. Nhờ vậy, nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trở thành một kiểu nhân vật – tư tưởng đặc sắc và toàn bộ tiểu thuyết này không chỉ là cuộc đối thoại giữa các nhân vật - tư tưởng như Trần Khát Chân, Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly… mà còn tiến hành một cuộc đối thoại lớn giữa quá khứ và hiện tại, giữa “cải cách” ngày xưa và “đổi mới” hôm nay, giữa các chiều hướng khác nhau trong sự vận động của lịch sử - xã hội hiện tại: canh tân – bảo thủ hay
một thái độ thứ ba. Sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật đã giúp Nguyễn Xuân Khánh thành công trong việc xây dựng những nhân vật đa diện. Điều đó cũng tạo sự hấp dẫn lôi cuốn độc giả, bởi thêm mỗi một góc nhìn, độc giả lại phải bổ sung cho mình những hiểu biết về nhân vật, luôn luôn phải nhìn lại, phải phán xét lại.
3.1.1.1. Ngôi kể thứ nhất
Đầu tiên phải nói tới ngôi thứ nhất – “tôi”, mà đa số là của Hồ Nguyên Trừng. Nhân vật này xuất hiện ngay ở phần đầu tác phẩm, sau chương kể về hội Đồng Cổ. Ông xuất hiện trong cái mệt của một người vừa hoàn thành nhiệm vụ cha giao mà quên tham dự lễ hội. Nhưng ông vẫn hỏi han về lễ hội, đặc biệt về những cử chỉ khác lạ của Nghệ Hoàng, của cha ông. Chi tiết này đã cho thấy ông sẽ là người kể sắc sảo khi tái hiện sự việc. Tiếp đó, qua Nguyên Trừng ta được gặp Quý Ly trong không gian của gia đình, được nghe về những dự định lớn lao, thậm chí cả những mâu thuẫn, cô đơn dấy lên trong tâm hồn cha. Đây là những đoạn kể quý giá bởi có lẽ chẳng có tác phẩm lịch sử nào đi sâu vào Hồ Quý Ly mà hiểu về ông cả. Ngoài ra, Nguyên Trừng còn được tái hiện trong âm mưu thông gia của cha mình và Nghệ Hoàng – điều mà chàng vốn ý thức rõ và buồn bã chấp nhận. Nỗi buồn của Nguyên Trừng dâng lên khi người vợ đầu ra đi. Tới lúc này, chàng bước vào thế giới khác của rượu, bỏ quên sự đời. Vai trò người kể của Trừng mờ nhạt đi khi tác giả chen vào kể về Nghệ Hoàng, về thời đại nhà Trần với nhiều biến động. Chỉ tới khi nhân vật Trừng tới gặp thượng tướng Khát Chân và gặp cô kĩ nữ Thanh Mai thì vai trò người kể của Nguyên Trừng mới trở lại. Lúc này, vai kể của Nguyên Trừng như mê đi theo cuộc tình với Thanh Mai song vẫn chịu vang động của các sự kiện chính trị khủng khiếp thời kì đó. Giữa những giấc mơ về người tình vẫn có lúc ông chợt tỉnh, bàng hoàng về biến cố xảy ra ở kinh thành. Lúc ấy, cảm xúc của vừa Nguyên Trừng hướng về cha, về mối đối
địch trong triều đình vừa hướng về Thanh Mai. Những chương kết thúc tác phẩm, tác giả tái hiện không khí u ám của Thăng Long trong cái nhìn buồn bã, lo sợ nhưng cũng bình tĩnh của Nguyên Trừng. Ở đó, có cuộc chia tay của ông với Thanh Mai, có những lời dặn của người cha và một dự báo không lành cho tương lai Đại Việt.
Đây thật sự là một phương pháp đặc sắc trong dòng văn học dã sử. Trong các tiểu thuyết dã sử của cả phương Tây (Ai-van-hô, Robinhood, Chiến tranh và hòa bình…) hay phương Đông (Thủy Hử, Tam Quốc diễn nghĩa, Nho lâm ngoại sử…), các nhân vật thường ở ngôi thứ ba nhằm mục đích thể hiện tính khách quan trong các sự kiện. Nhưng ở tác phẩm này, mọi sự kiện, xung đột hầu đều được nhìn nhận và đánh giá qua con mắt của Hồ Nguyên Trừng. Bằng phương pháp này, tác phẩm tạo được một hiệu ứng khác so với những tác phẩm văn học dã sử trước đó. Nó làm tác phẩm có tính chủ quan rõ rệt.
Tính chủ quan thể hiện rõ trong cảm nhận riêng của Nguyên Trừng về thời cuộc. Đó chính là cuộc đấu tranh ngầm giữa hai phe canh tân và thủ cựu trong triều. Những chi tiết được kể đầy chân thực qua con mắt người đứng giữa hai phe. Người đọc còn cảm nhận thấy mình như người trong cuộc, cũng được chứng kiến tận mắt cuộc cách tân của Hồ Quý Ly. Tất cả mọi cách tân của cha, Nguyên Trừng đều hiểu cả. Bằng cái nhìn của kẻ đa cảm và thông minh, ông hiểu những cải cách ấy là tiến bộ song không hợp lòng dân. Ông cũng nhiều lần khuyên can Hồ Quý Ly song không được:
“- Đức phu tử muốn trong một nước, người nào lo việc người nấy. Dân lo việc của dân, quan lo việc của quan, vua lo việc của vua. Không được lạm bàn việc người trên. Nay, cha làm quan lại bàn việc của vua, thậm chí lại dám khen chê cả lời của Phu Tử. Vì muốn nhanh nên chẳng theo vết người xưa. Cha đã phạm chính danh. Chính vì vậy kẻ sĩ trong nước nhao nhao phản đối. Lại cũng vì muốn nhanh, nên chính sách thay đổi. Người dân đen chỉ muốn ăn
no ngủ kỹ. Trong khi đó, lúc thì cha ban chiếu tiền giấy, lúc thì hạn nô, rồi hộ khẩu, chính sách liêm phóng... Kẻ thừa hành nhân cơ hội đục nước béo cò. Cha ơi cha? Xin hãy nghe con. Con xin dâng lời nói thẳng: Lòng dân không theo cha đâu.
- Nào, nào? Bình tĩnh lại đi Nguyên Trừng. Ta biết, nhiều điều con nói đúng. Nhưng con vẫn thiếu sót ở một điều cơ bản: đó là đất nước ta quá ư hỗn loạn, cần có một thay đổi, cần có một sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt đầu rơi máu chảy. Chỉ duy có một điều bất lợi cho ta: Nhà Minh đang lăm le nhòm ngó. và họ đã ổn định, đã hùng cường rồi. Trong khi đó công việc của nước ta còn đang bê bối. Việc chưa xong, lòng người lại khảng tảng. Ta chỉ cầu mong trời cho ta được hai chục năm nữa... Nguyên Trừng? Hãy tỉnh lại đi! Đừng uỷ mị thế, con... Chỉ cần hai mươi năm nữa thôi, ta sẽ đào tạo một lớp kẻ sĩ mới. Bọn thủ nho này lúc đó đã chết, lo gì lòng dân chả ngả về ta...” [14, tr. 44]
Hơn nữa, ông còn cảm thấy cái thân phận nhỏ bé của mình, của bao nhiêu con người trong guồng máy chính trị. Bản thân ông là một “con mồi” cho cha ông “bắt bóng”. Cả những người khác trong mắt ông cũng vậy như người vợ đầu tiên, Thanh Mai – người tình của ông cũng được cảm nhận qua cái nhìn nhiều bi kịch. Vì vậy, ông chán nản trước thời cuộc. Cũng qua nhân vật Hồ Nguyên Trừng, nhà văn gửi gắm được suy tư, nỗi đau thân phận của