Bi kịch của ngƣời anh hùng thời loạn

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.3. Bi kịch của ngƣời anh hùng thời loạn

Phạm Sư Ôn, Chế Bồng Nga…là những anh hùng xét trên phương diện chí khí, hoài bão và những chiến công họ đạt được. Nhưng đây cũng chỉ là anh hùng thời loạn khi mà chiến công họ đạt được cũng chỉ là cướp đoạt một triều đại suy tàn và cuối cùng tất cả họ đều chịu chung cái chết bi thảm. Bi kịch của họ là bi kịch muốn dấy lên tạo một sơn hà riêng song thế lực chưa đủ mạnh.

a. Phạm Sƣ Ôn

Thiên Nhiên tăng (Phạm Sư Ôn) có tham vọng lớn. Hắn ta tinh thông võ nghệ, đã mạnh khỏe lại có học, nên đã tập hợp được những kẻ lang thang lại không phải để trở nên một đám cướp tầm thường, mà trở thành một đạo quân nổi loạn, với mưu đồ táo bạo: lật đổ vương triều nhà Trần thối nát. Khi ở cùng Sư Ôn, vị sư già Vô Trụ đã tiên đoán được cái tương lai khủng khiếp của con người nổi loạn hoang dã ấy nên đã dùng giáo lý đại từ đại bi của nhà Phật để giáo dục Ôn. Lúc đầu có kết quả, nhưng về sau lại thổi bùng thêm thứ men say bạo lực, không ngăn nổi. Ánh mắt như có ánh lửa cháy bừng bừng là thứ

đặc biệt trên khuôn mặt Ôn, ánh mắt ấy như muốn nói: “Tôi sẽ đi đến tận cùng. nếu cần sẽ thiêu trụi cả thế gian và thiêu trụi cả tôi”. [14, tr. 123]

Có lẽ, tác giả cuốn tiểu thuyết này cũng có một phần yêu quý Phạm Sư Ôn nên mới xây dựng những chi tiết sau. Đầu tiên tác giả miêu tả lại những việc làm của Ôn khi chiếm kinh đô. Việc làm đầu tiên của Phạm Sư Ôn khi vào Thăng Long là đến dâng hương cúng Phật tại chùa Báo Thiên. Ông bắt mọi người phải để vũ khí bên ngoài. Đôi mắt sáng của ông bỗng nhiên dịu lại. Một con người thứ hai trong ông xuất hiện. Ông thắp hương, cung kính quỳ lạy, đầu cúi rạp sát đất lạy Phật. Tiếp đó, tác giả còn tái hiện đội quân của Phạm Sư Ôn đúng thực đội quân từ bi. Trên thực tế, cũng có những vụ cướp bóc, nhưng được chỉnh đốn lại ngay. Ôn có cho bắt và tra hỏi một số người song thấy người tài Ôn tha ngay. Ví dụ như lần tra hỏi Sử Văn Hoa. Sư Ôn hỏi, thái độ bình tĩnh:

“- Ông chép hoàn toàn đúng. Nhưng xin hỏi một câu: ông có khen ta không? - Không!

- Vậy có chê ta không? - Cũng không!

- Hay! Chẳng khen và cũng chẳng chê. Tại sao vậy?

- Bởi vì còn quá sớm để hạ bút khen chê. Bởi vì thiện có thể chuyển thành ác...

- Và ác cũng có thể chuyển thành thiện chứ gì? Hay ông đích thực là nhà chép sử. Hãy nghe đây, ta quyết án: Vì Sử Văn Hoa không biết nịnh nọt, cũng không quá khích đại ngôn. Ta tha cho. Để ông ta sống, làm nhà chép sử cho non sông.” [14, tr. 130]

Bi kịch của Ôn nằm ở mong muốn lớn mà lại chẳng biết lượng sức mình. Vì vậy kết cục thật bi thảm. Nhân lúc Phạm Sư Ôn đang lơ là không phòng bị, quân triều đình đem quân đánh úp. Quân của Sư Ôn mới tụ họp còn ô hợp,

không thiện chiến bị thua. Phạm Sư Ôn bị bắt sống. Ba vạn quân chạy như vịt, trở thành đám hỗn loạn, kẻ bị giết, kẻ bị bắt, kẻ trốn thoát vào rừng lại quay trở về cuộc đời thảo khấu. Hoàng Phụng Thế đóng cũi Sư Ôn, giải về Thăng Long. Mấy hôm sau, thái sư đã cho tổ chức ngay cuộc hành quyết ở bãi chợ Báo Thiên để răn đe. Phạm Sư Ôn hai tay bị trói quặt ra sau, đứng sững như người khổng lổ.

Để làm rõ bi kịch ấy, tác giả đã tái hiện cụ thể lời nói, hành động của Phạm Sư Ôn trước khi hắn chết. Hắn quay mặt về phía ngọn tháp Báo Thiên lừng lững chọc trời, quỳ xuống cúi đầu:

“- Kẻ nghịch đồ xin cúi lạy đức Phật từ bi, xin được người xá tội. Thực ra con chỉ theo lời đức Thế Tôn, cố đem hạnh phúc lợi lạc cho chúng sinh lầm than đói khổ.

Rồi ông quay về phía những đồng đảng bị trói ở hàng cọc dưới đất, chờ bị hành quyết cúi lạy:

- Một lạy này Sư Ôn xin gửi tới anh em, mong được xá tội chỉ vì tôi thiếu tài trí, nên đã làm liên luỵ tới sinh mạng của anh em.

Quay về phía dân chúng đông nghịt trên bãi chợ, Phạm Sư Ôn một lần nữa lại cúi đầu:

- Một lạy này Sư Ôn xin gửi tới nhân dân. Vua quan nhà Trần thối nát, Hồ Quý Ly phiền hà độc ác. Chỉ tiếc rằng tôi chẳng thành công, để trăm họ vẫn phải muôn bề lầm than... Công chúng nghe giọng nói ồm ồm của Sư Ôn đều rưng rưng nước mắt.” [14, tr. 147]

Lời nói lạy tạ cuối cùng ấy là của một con hùm sa cơ, đã biết cái yếu kém của mình, đau đớn cho sự thất bại nhãn tiền song vẫn nghĩ về những mong ước còn đang dang dở, vẫn nghĩ được cho nhân dân và đội quân theo mình.

Nó thể hiện rõ hơn qua chi tiết cuối khi Sư Ôn chợt thấy Phạm Sinh. Ông muốn gọi to tên anh, song kìm nén lại được. Đột nhiên, óc ông lóe sáng:

Phạm Sinh chính là con ta. Thế là, bất thình lình, ông hét to: “Hãy trả thù! Hãy trả thù cho ta. Nhớ lấy! Nhớ lấy?” [14, tr. 147]. Tiếng hét man dại, khủng khiếp quá, uất hận là biểu hiện cho nỗi uất ức trào dâng mãnh liệt. Nó làm choáng váng mọi người. Phạm Sư Ôn càng giãy giụa, chửi rủa càng cho thấy sự uất hận song bế tắc của Ôn. Đao phủ phải chém đến ba, bốn nhát, cái đầu lâu ông mới lìa khỏi cổ và phun ra một tia máu dài... Cảnh tượng khủng khiếp đó làm cho mọi người đều mê hoảng. Rõ ràng, trước lúc chết, Ôn càng quằn quại đau đớn trong sự thất bại nhưng hắn ta vẫn mang hi vọng có người giúp hắn ta tiếp tục sự nghiệp. Một con đường nhiều sai lầm vậy mà hắn còn mong người con trai của hắn đi nốt. Cảnh Ôn bị chém được miêu tả chi tiết tới ghê rợn. Có lẽ vì hắn còn nung nấu nhiều thứ, chưa muốn chết nên phải khó khăn lắm mới hành hình được Ôn.

b. Chế Bồng Nga

Chế tài ba là vậy, chắc không nghĩ có ngày mình chết quá nhanh chóng bởi sự phản nghịch của tên lính thân cận. Xây dựng chi tiết này, tác giả muốn nói lên triết lí: gậy ông đập lưng ông. Kẻ nào đã giúp đỡ cho những tên mật thám ngoại bang bán nước thì có ngày đất nước của hắn cũng phải chịu hậu quả từ một tên mật thám tương tự. Chế đã giúp nhiều tên đốn mạt nhà Trần tấn công Thăng Long, giành ngôi báu thì rồi đến một ngày Chế lại bị chính tên đó chặt đầu để giả trung hiếu. Đau đớn hơn, hắn còn bị tên lính vốn được gọi là tâm phúc làm phản, chỉ điểm cho phe đối địch. Bi kịch của Chế nằm ở đây.

Ta đọc truyện chắc không thể nào quên được chi tiết Chế chết. Một cái chết đau thương mà hé lộ nhiều điều về bọn làm phản. Bị tên lính tâm phúc làm phản, chỉ điểm cho Khát Chân, trong một trận thủy chiến, ông đã pháo Đại Việt tập trung phát hoả bắn trúng. Pháo nổ, tên bay. Lửa và mưa tên đổ ào ào xuống chiếc thuyền của Chế. Cuộc chiến thật quá bất ngờ và đau thương.

Chế Bồng Nga đã bị trúng tên trong tích tắc. Trần Nguyên Diệu – kẻ liếm gót Chế khi thấy Chế chết hẳn, liền lấy thanh kiếm chặt đầu Chế Bồng Nga. Trông thấy đầu lâu vua Chiêm còn ròng ròng máu tươi toàn thể quân địch lập tức tan rã, rút chạy tán loạn, binh sĩ Chiêm chẳng còn lòng dạ, đứa thì nhảy xuống nước thoát thân, đứa thì vứt cung tên, vứt giáo xin hàng. Thật đau thương và cũng thật đốn mạt!

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 63)