6. Cấu trúc luận văn
3.2.2.4. Tình huống khó xử giữa Thanh Mai – Khát Chân – Nguyên
Trừng
Cả ba gặp nhau trong khung cảnh thật thơ mộng. Nguyên Trừng đi công cán, tiện qua nhà Khát Chân uống rượu. Và ở đó, chàng gặp Thanh Mai. Cảm xúc ban đầu của chàng khi nhìn thấy Thanh Mai là sự ngỡ ngàng. Khi cô gái ngẩng đầu lên, Nguyên Trừng tôi hoàn toàn sửng sốt vì sắc đẹp của cô. Một vóc người gọn gàng thon thả, nhưng hoàn toàn khác những vóc dáng lả lướt
của các cô công chúa, tiểu thư mà tôi vẫn thường gặp. Cô chiết khăn vàng, khuôn mặt tròn, lông mày nét ngang, phía dưới cánh mũi xinh xắn là cái miệng rộng với đôi môi đỏ. Điều lạ lùng: Nguyên Trừng tôi bỗng cảm thấy khuôn mặt ấy rất quen thuộc, có thể đã gặp nhiều lần mà không tài nào nhớ ra. Lão tướng Khát Chân cũng cảm nhận được điều đó hay sao nên bỗng dưng cười ha hả. Và trong đêm đó, cả ba cùng say trong rượu trong nhạc. Nguyên Trừng tôi chợt thấy cao hứn. Bằng lòng, cô hầu mặc áo xanh, bưng ra cây nguyệt cầm, rồi quỳ xuống dâng lên… Khúc nhạc tuỳ hứng không lời, khúc kỷ niệm về một loài hoa khi đã gặp sẽ suốt đời khó quên. Để rồi khi khúc nhạc kết thúc, cả ba người đưa mắt nhìn nhau. Thanh Mai đã hát gì vậy? Lão tướng nhìn cô kinh ngạc, và cả Trừng tôi nữa, tôi cũng nhìn cô, ngạc nhiên không kém. Đó là vì Thanh Mai cất lên khúc hát yêu đương làm mê hoặc cả Nguyên Trừng. Lão tướng già cũng cảm thấy vậy song không lên tiếng. Vậy là giữa họ đã có mối ràng buộc.
Mối tình giữa Nguyên Trừng và Thanh Mai cũng được xây dựng với những tình huống rất bất ngờ. Thanh Mai đến Trại Mai tìm Nguyên Trừng song ngờ đâu chàng đã đến nhà tìm nàng. Hai người cùng đi mà cùng không thấy. Có linh cảm, lòng Mai như lửa đốt, cô tìm về nhà ngay trong đêm. Về đến bãi dâu, nàng hối hả định chạy về nhà. Chính lúc đó, Mai trông thấy Trừng mê man nằm trên bờ cỏ. Mai dùng hết sức đem chàng vào nhà. Lúc đó, Mai mới biết chàng đi tìm mình và chàng đã say suốt hai ngày. Về sau, họ còn gặp nhau trong nhiều tình huống bất ngờ như thế, có lúc Nguyên Trừng còn tưởng Mai là hồn ma hiện về. Câu chuyện gặp gỡ của họ cho thấy mối lương duyên giữa kẻ sĩ và nghệ sĩ dân gian. Mối tình đẹp cho thấy hạnh phúc của con người đâu chỉ làm từ tham vọng chính trị, đôi khi nó giản đơn như là một cuộc tình thôi. Nhưng họ không thể đường đường chính chính gặp nhau hay chính những quy định cung đình cũng đã làm con người tự hủy diệt niềm vui.
Nhưng khó xử ở đây không phải chỉ là ba người biết về tình cảm của Thanh Mai và Nguyên Trừng, mà đó còn là khó xử trong các mối quan hệ chính trị. Trong cuộc đối ẩm với lão tướng, thỉnh thoảng Trừng không dám nhìn mặt ông, bởi chàng biết lão tướng ở phe đối địch với cha ông, và hai phe đang rắp tâm làm cuộc thanh trừng lẫn nhau. Biết rõ vậy nhưng họ vẫn ngồi với nhau vì họ yêu quý cái nết, cái đạo của nhau từ lâu rồi. Đây là tình huống thật bất ngờ. Sau này, khi Nguyên Trừng về kinh đô, anh báo cáo tình hình với cha mà lòng có chút run sợ. Cha sẽ nghĩ gì khi biết anh chẳng quan tâm việc nước, chỉ nhớ mỗi cô người tình Thanh Mai và cuộc đối ẩm với lão tướng Khát Chân.
Sự khó xử giữa ba nhân vật này còn tăng lên theo các sự kiện chính trị căng thẳng ở kinh đô. Tới ngày Khát Chân nổi loạn cùng phe thủ cựu, cả ba người không con dám gặp nhau. Họ chỉ tìm lại được nhau trong hoàn cảnh bi đát. Lúc bấy giờ, Khát Chân chỉ còn là cái thủ cấp bêu ở ngoài đường vì tội làm phản. Nguyên Trừng đã phải kêu lên ai oán: “Trần Khát Chân, đầu của ông ở đâu? Sở dĩ tôi ngắm nhìn lũ đầu lâu là để tìm ông đó” [12, tr. 211]. Mãi tới cuối con đường, ở chân núi Đún, trên một bãi rộng, tôi mới thấy thủ cấp của thượng tướng. Ở đây, cắm liền hơn chục ngọn đuốc. Nhiều đuốc sáng đến vậy, chắc vì ông là người thủ lãnh cuộc bạo động, người ta cắm nhiều đuốc để đe nẹt, nhưng có khi lại là tôn vinh. Chiếc đòn xóc ở đây cũng cao hơn, nó được cắm trên một gò đất vắng tanh vắng ngắt. Cái đầu ông nhìn thẳng ra con đường đá, hướng về cửa Tiền. Ông bị chặt đầu đã nửa tuần trăng, lẽ ra thịt đã phải thâm xịt, lũ dòi bọ đã phải ăn thủng đôi mắt và chỉ còn để lại trên gương mặt ông hai cái lỗ đen ngòm. Nhưng người đao phủ nhân đức hôm hành quyết đã giã một thứ lá rừng, vắt lấy nước, và trước khi bêu đầu lên cọc đã đổ thứ nước ấy lên chiếc thủ cấp, làm lũ ruồi nhặng sợ, không dám đậu, làm lũ dòi bọ sợ không dám ăn, làm thịt vẫn tươi nguyên trong một tháng tức là hết hạn
bêu đầu. Thanh Mai phải khó khăn lắm mới tìm được Nguyên Trừng. Đáng lẽ nàng cũng bị giết nhưng may gặp được Nguyễn Cẩn – người đưa nàng tới gặp Trừng. Trong đêm tối, ba người năm xưa ở cạnh nhau. Thanh Mai khóc nức nở, cúi lạy thủ cấp người cha nuôi. Nguyên Trừng xót xa nhìn tướng mạo còn nguyên nét oai hùng của vị tướng già rồi lại đau đớn nhìn Mai. Đây là cuộc hội ngộ buồn nhất truyện. Lúc chia tay, Mai cố níu kéo Trừng đi theo mình nhưng chàng vẫn tỉnh táo trong nghĩa vụ với dân tộc. “Mình ơi! Mình điên rồ hay sao? Mình còn tiếc vinh hoa phú quý hay sao? Chẳng lẽ em lại không đáng để cho chàng quên tất cả cái thế gian độc ác và tội lỗi ấy? Tôi muốn cất lời lên, nhưng không sao nói được: “Hỡi cô tiên nhỏ bé! Đừng vò xé lòng ta nữa. Phải xa em lòng ta như dao cắt. Nhưng ta không thể nào theo em được. Nàng có nghe thấy gì không? Những tiếng trống ngũ liên. Tiếng khóc đấy! Máu đấy! lầm than đấy! Ta đã có nhời nguyền từ thủa biết nghĩ: Ví dù trời phật cho ta hàng nghìn kiếp người, ví dù ta có may mắn được dự vào cõi cực lạc, thì ta cũng sẵn sàng từ bỏ tất, sẵn sàng dâng một ngàn kiếp của mình để lăn lộn chốn trần ai, cùng gánh chịu vui buồn với thế gian. Nàng đi? Ta không thể rời bỏ, không muốn chạy, khi trước mắt đang là cơn bão. Còn nàng thì khác. Nàng hãy đi đi! Những ngày qua nàng đã giúp ta nhiều. Nàng đã giúp ta đứng vững một mình. Người xưa bảo: Con người vốn độc hành, độc bộ...”. Cô lái đò lại lên tiếng giục giã. Thanh Mai nước mắt như mưa, chân bước xuống thuyền, đầu còn ngoái lại.” [14, tr. 211]. Tình yêu của họ chấm dứt đầy nuối tiếc và vô vọng!
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Nguyễn Xuân Khánh đã vận dụng tài tình các biện pháp thể hiện nhân vật trong văn học như chọn nhiều điểm nhìn trần thuật. Cả tác giả và nhân vật cùng kể. Ngay trong ngôi kể thứ nhất, ông cũng thay đổi liên tục. Đa số sự kiện được nhìn qua con mắt của Nguyên Trừng. Song đôi lúc điểm nhìn trần thuật còn được chuyển vào nhân vật Nghệ Tông, Thuận Tông, Hồ Quý Ly. Điều đó cũng tạo sự hấp dẫn lôi cuốn độc giả, bởi thêm một góc nhìn, độc giả lại phải bổ sung cho mình những hiểu biết về nhân vật, luôn luôn phải nhìn lại, phải phán xét lại. Nguyễn Xuân Khánh còn đi sâu vào tâm hồn nhân vật, miêu tả các nhân vật với cá tính riêng, không ai giống ai. Ta thích thú, ngạc nhiên khi đọc những dòng miêu tả nội tâm của Hồ Quý Ly, xúc động khi nghe lời tâm sự của vua già Nghệ Hoàng, và có lúc như buông lơi theo cảm xúc tình yêu của Nguyên Trừng. Ngoài ra, ông còn xây dựng được nhiều tình huống hấp dẫn. Ở Hồ Quý Ly, tác giả không tái hiện tình huống theo trục thời gian tuyến tính. Hơn nữa, các tình huống này gây sự bất ngờ, thú vị, ẩn chứa tư tưởng tác giả.
Tóm lại, Nguyễn Xuân Khánh đã rất vững tay khi viết tiểu thuyết này. Ông đã để lại dấu ấn độc đáo riêng của mình trên trang viết. Nhân vật cho tới tình huống, ngôn ngữ cho tới cốt truyện vừa có hơi hướng cổ diển vừa mang nét hiện đại. Ông đã có những cách khai phá thế giới nhân vật riêng và rất thành công. Các sự kiện lịch sử ông đưa ra hấp dẫn chứ không khô khan như người ta thường nghĩ.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng có một số hạn chế như đôi khi ông quá sa đà vào việc trình bày phong tục văn hóa hoặc thiếu sự cụ thể ở những chi tiết thực. Tuy nhiên, đây chỉ là hạn chế nhỏ, không ảnh hưởng nhiều tới giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng nhận thấy những khiếm khuyết của mình khi sáng tác, như là sự nói dài, như
khi viết về đạo Phật. Khi viết, ông không quan tâm dài hay ngắn mà chỉ sợ mình thiếu đi sự lịch lãm và cái phông văn hóa sâu rộng. Ông luôn tâm niệm: Mọi quan điểm, mọi ý kiến đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời, cốt là hay. Xin hãy cho mọi người có quyền khác với mình, bởi các khuynh hướng sáng tác đều có độc giả của nó.
PHẦN KẾT LUẬN
Khảo sát tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khanh là tìm hiểu mối liên hệ giữa lịch sử và cái nhìn của tác giả trong tiểu thuyết lịch sử. Từ việc tìm hiểu, khảo sát trên, ta có thể rút ra mấy kết luận sau đây về tiểu thuyết Hồ Quý Ly:
1. Tiểu thuyết lịch sử lâu nay vẫn là mảng văn học chìm khuất so với những loại hình tiểu thuyết khác nhưng với Nguyễn Xuân Khánh tiểu thuyết lịch sử là một thành tựu quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Sự kết hợp giữa tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử trong tác phẩm của ông là một trong những bước bức phá ngoạn mục đầy thú vị.Vừa coi trọng yếu tố lịch sử, vừa coi trọng yếu tố tiểu thuyết, nhà văn đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật, tạo nên những tác phẩm bề thế nhưng có một dáng dấp ổn định và chững chạc. Nó còn thể hiện tài năng, tâm huyết và chứa đựng những tư tưởng lớn của nhà văn. Ông luôn trăn trở và đi tìm cái mới cho tư tưởng của người cầm bút. Càng chiêm nghiệm về thời đại, về lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh càng day dứt khôn nguôi về số phận con người, số phận dân tộc. Với Hồ Quý Ly, ông đã làm một cuộc đối thoại với lịch sử, đánh giá lại nhân vật Hồ Quý Ly theo hướng ca ngợi nhiều hơn. Đồng thời, từ đó đặt ra bài học canh tân cho thời đại hiện giờ. Tiểu thuyết lịch sử của ông cuốn hút người đọc ở hơi thở gần gũi của nhịp sống thực tại. Thế giới hình tượng trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là sợi dây kết nối những chiêm nghiệm của nhà văn từ quá khứ về hiện tại và ẩn chứa cả những suy nghiệm đối với mai sau. Đọc văn ông, ta không chỉ hiểu sâu sắc hơn về những gì đã diễn ra trong trường kỳ lịch sử của dân tộc mà còn thấu rõ tâm tư và suy nghĩ của những con người làm nên lịch sử ấy. Những trang viết của ông chứa đựng cả niềm đau và tự hào. Cả phần sáng lẫn phần tối của quá khứ, rất chân thực mà cũng đầy hư cấu.
2. Nguyễn Xuân Khánh đã tái hiện bài học lịch sử qua thế giới nhân vật và các tình huống đặc sắc. Thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly thật phong phú, đa dạng. Có cả nhân vật thực và nhân vật hư cấu. Hệ thống nhân vật ấy còn có ý nghĩa biểu trưng cao cho tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Qua nhân vật, ta thấy tác giả tái hiện rất nhiều lớp bi kịch: vừa là bi kịch cá nhân vừa là bi kịch thời đại.
3. Ông đã viết tiểu thuyết lịch sử với một phong cách riêng. Ông đã kết hợp các thủ pháp tự sự truyền thống với kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại để sáng tạo nên một hệ thống nhân vật giàu tính biểu tượng và sinh động. Đặc biệt với nghệ thuật trần thuật linh hoạt, luân chuyển điểm nhìn trần thuật, nhất là việc tạo ra các tình huống thử thách, và xây dựng độc thoại nội tâm, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khanh đã thật sự thoát ra khỏi lối đi quen thuộc. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông đã thuyết phục được nhiều độc giả khó tính, có sức hấp dẫn đối với đông đảo bạn đọc. Bởi ông đã “hoà giải” được ngôn ngữ lịch sử cổ kính trang nhã và ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại.
Từ đó, chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh xứng đáng là một trong số những tác giả có nhiều đóng góp cho thể loại tiểu thuyết lịch sử. Tôi hy vọng đã đóng góp môt phần nhỏ ý kiến vào công trình nghiên cứu về tác phẩm, đồng thời mong muốn có thể thêm tiếng nói khẳng định giá trị của một thể loại tiểu thuyết quan trọng nhưng lâu nay vẫn bị khuất lấp. Tuy vậy, đề tài vẫn còn có thể phát triển, hoàn thiện hơn theo các hướng: Tìm hiểu về bài học cải cách của Hồ Quý Ly, phân tích sâu về nhân vật Hồ Quý Ly hoặc liên hệ, so sánh tác phẩm này với các tiểu thuyết lịch sử khác. Tôi mong các đề tài đó sẽ được triển khai trong một tương lai không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Ân (1963), Quận He khởi nghĩa, Nxb Quân đội Nhân dân
2. Lại Nguyên Ân, Hồ Quý Ly - tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí Nhà văn Hội nhà văn Việt Nam (số 6)
3. Phan Quý Bích, Về nhân vật lịch sử trong văn chương hiện đại, báo Văn nghệ (số 36)
4. Nguyễn Thị Bình (2013), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta thời kì đổi mới đến nay, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ
5. Drothy Brewster & John Angus Burrel (2003), Tiểu thuyết hiện đại
(Dương Thanh Bình dịch), Nxb Lao động.
6. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB Khoa học xã hội
7. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) (2012), Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ - viện văn học
9. Lê Quý Đôn (2007), Phủ Biên Tạp Lục , Tập 2, phần 1, Nguyễn Khắc Thuần (dịch và hiệu đính), Nxb Giáo dục
10. Trần Thanh Giao (2009), Thuyết hư cấu lịch sử, Báo văn nghệ (số 32) 11. Nguyễn Văn Hùng (2013), Phương thức lựa chọn và thể hiện hiện thực
lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí khoa học,
ĐHSP TPHCM
12. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Vấn đề xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Non nước- Tạp chí sáng tác nghiên cứu văn hóa phê bình văn học (Số 155)
13. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ 14. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ
15.Phan Huy Lê, Gs Đào Duy Anh, nhà sử học và văn hóa lớn,
http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/20 06/05/N7673/
16. Nguyễn Triệu Luân (2013), Luận văn Tiểu thuyết lịch sử
17.M. Bakhtin (chủ biên) (1992), (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Văn hóa Thông tin và Thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
18. Milan Kundera (1998), Tiểu thuyết gia không phải thằng hầu của sử gia, Nxb Lao động.
19. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 4), tr. 54
20. Hoài Nam, Bàn về tiểu thuyết lịch sử, báo Văn nghệ (số 45)
21. Trần Thị Bích Ngọc (2007), Lịch sử và phương pháp lịch sử, Tạp chí Khoa học xã hội (số 9-10)
22. Lã Nguyên (2010), Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Lý,