Tiểu thuyết lịch sử và vấn đề của thời đại

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2. Tiểu thuyết lịch sử và vấn đề của thời đại

Tiểu thuyết luôn luôn đặt ra những vấn đề của thời đại. Đưa ra những vấn đề của thời đại là nhiệm vụ cũng là ý nghĩa tồn tại của tiểu thuyết lịch sử. Viết về quá khứ nhưng nhà văn muốn mượn xưa để nói nay. Sự kiện lịch sử cùng các biến cố và thân phận của các nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông, Ỷ Lan…trở thành những công cụ để tác giả vẽ lên mối tương đồng giữa quá khứ và hiện tại. Nó đối thoại với những vấn đề lớn của con người hiện tại thông qua bài học lịch sử.

Nguyễn Xuân Khánh trong Hồ Quý Ly cũng vậy. Việc Nguyễn Xuân Khánh dựng lại một nhân vật lịch sử là Hồ Quý Ly không hoàn toàn chỉ là phục dựng một thời đại lịch sử ngắn ngủi đã qua. Tác phẩm đánh thức người đọc “tri tân” về những vấn đề của hiện tại: thân phận người trí thức - những cá nhân có tầm nhìn táo bạo đi trước thời đại giữa đám đông quần chúng chung quanh nó. Sự im lặng của nhà văn suốt nhiều năm để lặng lẽ tung ra một tiếng nói có trọng lượng đã khuấy động được văn đàn. PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp đánh giá hướng tìm về cội nguồn của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là mới mẻ, hòa cùng với tư duy tiểu thuyết về lịch sử của các lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại. Nó vươn tới những suy tư về quá trình đổi mới của dân tộc, qua câu chuyện về thời đoạn sóng gió cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại, hòng đưa ra những tham góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Qua những biến động trong lịch sử xã hội thời kì Trần - Hồ và nhân vật Hồ Quý Ly tác giả đã đề cập đến hai vấn đề:

- Đổi mới là nhu cầu của lịch sử (khi một triều đình đã suy vong không còn khả năng lãnh đạo đất nước và giặc ngoại xâm lăm le thôn tính nước ta).

- Đổi mới như thế nào cho hợp lý? Hồ Quý Ly đáp ứng được nhu cầu thứ nhất nhưng bế tắc trong yêu cầu thứ hai.

Đây vẫn là những vấn đề cấp thiết trong thời đại hiện nay. Đổi mới đất nước theo xu thế của thời đại nhưng đổi mới như thế nào? Đổi mới phải phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, phải thuận với lòng dân và đổi mới nhưng vẫn phải giữ gìn được truyền thống văn hóa dân tộc. Nguyễn Xuân Khánh đã đi ngược thời gian tìm về với một cơn lốc xoáy trong lịch sử để truy tìm, suy ngẫm và giải mã những vấn đề trong quá khứ đồng thời ráo riết tìm lời giải đáp cho các vấn đề trong hiện thực.

Trong câu chuyện, tác giả để Hồ Quý Ly nhấn mạnh về một “phương thuốc lớn”. Việc làm chính trị chẳng khác gì y đạo, cũng có bắt bệnh, cũng có kê đơn. Nhưng người làm nghề y mỗi lần chỉ có thể bắt bệnh kê đơn cho một người, còn kẻ làm chính trị thì phải bắt bệnh, kê đơn cho cả một dân tộc. Để bắt được bệnh đã khó, không khéo không có bệnh lại chẩn đoán thành có bệnh, có bệnh lại cứ tưởng rằng vô sự; nhưng bắt được đúng bệnh rồi thì kê đơn ra sao đây, âu cũng là việc khó. Cái căn bệnh ấy, chính ông vua già Trần Nghệ Tông là người nhận thức được hơn ai hết. “Chính ông là bà đỡ cho những cải cách của Quý Ly, đã giúp Quý Ly tiêu diệt những đối thủ, ngay cả khi đối thủ ấy là con cháu ông. Lại cũng vẫn chính ông là người muốn kéo dài đến vô hạn cơ nghiệp của nhà Trần, tổ tiên ông, mặc dầu ông biết điều đó không thực tế, mặc dầu ông biết các tôn thất, các cựu thần nhà Trần ở mọi nơi hiện đang thối ruỗng. Vậy ông đang tự chống lại bản thân. Ông có miếng thịt thối, muốn cắt đi, nhưng vì nó là cơ thể ông nên không đành lòng.”[12, tr 40]. Đó chẳng phải cũng chính là căn bệnh thời đại của chúng ta hay sao? Miếng thịt thối ấy ai là người dám cắt bỏ để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh? Hay cứ để nó đấy vì tiếc xương thương thịt rồi hoại tử mà chết? Đứng trước vận mệnh của dân tộc: hoặc là đổi mới hoặc là bại vong, việc từ bỏ những quyền

lợi của một tổ chức cầm quyền để thực hiện một cuộc Cách mạng toàn diện là điều cần thiết. Nhà Trần đã không dám dũng cảm thực hiện sứ mạng ấy và chuốc lấy bại vong, là điều đương nhiên.

Bài học canh tân trong Hồ Quý Ly còn là bài học về lòng dân. Có hai phe đối lập với nhau: đó là với phe canh tân - đại diện là Hồ Quý Ly và phe thủ cựu. Nghe vậy đã thấy canh tân là việc khó khăn. Nội bộ đã không thống nhất, phe thủ cựu quá đông, vậy mà lòng dân còn không thuận. Nhưng Hồ Quý Ly không hay, ông quá nôn nóng cải cách. Ông cho xây thành Tây Đô giữa lúc ngân sách quốc gia thiếu hụt trầm trọng, người dân còn sống lầm than, chiến tranh với Chế Bồng Nga vừa mới kết thúc và sắp sửa đương đầu với quân Trung Hoa, thành Tây Đô chẳng khác nào được xây lên bằng xương bằng máu của dân khiến người dân oán thán. Canh tân là hướng đi tiến bộ, nhưng không thể một sớm một chiều có thể thực thi. Nhất là việc sử dụng tiền giấy. Người dân ta thời ấy chưa ý thức được giá trị của tiền tệ và chưa có một nền tài chính hoàn thiện, việc sử dụng tiền giấy thực là chuyện viển vông. Dù nhà Hồ chiêu hiền đãi sĩ, có được những người tài như Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Trần Khát Chân, Phạm Sinh, Sử Văn Hoa và thậm chí cả Hồ Nguyên Trừng,…nhưng thái độ chung của tầng lớp trí giả thời ấy là không đồng tình với các biến pháp của Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly quá cố chấp, không muốn nghe lời can gián, luôn đàn áp phe bất đồng quan điểm mà không hề tiếp thu hay thuyết phục họ. Người đời quay lưng với nhà Hồ, khởi nghĩa của nông dân nổi lên khắp nơi, bên ngoài thì giặc phương Bắc dòm ngó, cha con Hồ Quý Ly cuối cùng vẫn chung một kết quả với nhà Trần.

Quả thực, phương thuốc lớn cho một dân tộc không dễ kê đơn. Hồ Quý Ly bắt mạch được căn bệnh của thời đại mình, kê được đơn thuốc rồi nhưng vì không biết dùng đúng thời điểm và liều lượng mà dẫn đến thất bại. Không chỉ thế, việc dùng thuốc sai cách ấy ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân tộc.

Nếu như thời ấy hai gia tộc Trần - Hồ cùng bắt tay nhau để thực hiện duy tân thì triều đình nhà Minh đã chẳng giương lá cờ “Phù Trần diệt Hồ” ngụy tạo, đưa hàng vạn quân lính vào xâm lược nước ta được. Đó là bài học xương máu cho chúng ta trong công cuộc cải cách và thực hiện tiến trình dân chủ ở hiện tại và tương lai.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm lấy đề tài lịch sử làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, nó vừa mang sự hấp dẫn của tiểu thuyết vừa có những nhân vật, sự kiện có thực. Các tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu tưởng tượng thêm để tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú đồng thời thể hiện cách đánh giá về lịch sử. Không phải sự kiện nào cũng được đưa vào. Chỉ sự kiện có ý nghĩa với xã hội hiện nay mà thôi. Do đó, tiêu thuyết lịch sử là sự “ôn cố tri tân”, cho chúng ta thêm bài học áp dụng cho chính cuộc sống hiện tại.

Lịch sử và tiểu thuyết lịch sử có mối quan hệ khăng khít. Lịch sử là chất liệu xây dựng tiểu thuyết. Tiểu thuyết mượn các cốt truyện vốn đã ẩn chứa sự hấp dẫn của lịch sử để thêm thắt, bổ sung làm thành câu truyện gây hứng thú với bạn đọc. Một phần bạn đọc tìm hiểu các loại tiểu thuyết này để biết thêm về lịch sử, một phần để thưởng thức cách xây dựng truyện, “chế biến” các tình tiết lịch sử của tác giả. Thử hỏi lịch sử với một bề dày của tầng tầng lớp lớp sự kiện, con người phong phú như vậy trong đó có rất nhiều mảng hiện thực rất giàu chất tiểu thuyết, nếu người viết tiểu thuyết không khai thác thì có phải là lãng phí không? Tuy vậy, khai thác thế nào? Không phải tiểu thuyết lịch sử nào cũng thành công. Bởi ngoài sự kiện, tiểu thuyết còn phải có sự lí giải của nhà văn. Nhà văn sẽ chọn sự kiện phù hợp, chọn một khía cạnh trong nhân vật,… để bày tỏ đánh giá của mình. Vì thế, nhân vật chưa chắc đã giống

trong lịch sử. Tuy vậy, có những chi tiết hư cấu ấy, tác phẩm mới hấp dẫn. Và từ đó, ta thấy ngầm ý của tác giả về một bài học thời đại đầy ý nghĩa.

Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là một tiểu thuyết lịch sử hội tụ đủ các yếu tố trên. Đây là một trong những tiểu thuyết thành công và được đánh giá cao trong thời gian qua. Tác giả đã lấy bối cảnh là thời kì cuối nhà Trần. Lúc bấy giờ, triều Trần đã mục ruỗng, còn thế lực của Hồ Quý Ly lại mạnh lên. Hồ Quý Ly cho thi hành một loạt cải cách và chuyển đô về Thanh Hóa. Những cải cách ấy đúng đắn song lại không được lòng dân. Sau này, Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần, xây dựng nhà Hồ. Điều đó tạo cơ hội cho nhà Minh bên Trung Quốc mượn cớ “Phù Trần diệt Hồ” để xâm chiếm đất nước ta. Vậy là sau 7 năm, nhà Hồ sụp đổ. Tính mạng Hồ Quý Ly chưa rõ. Chính sử phê phán Hồ Quý Ly rất nhiều song Nguyễn Xuân Khanh lại chú ý nhiều tới phía cạnh tích cực của nhân vật này. Đó chính là tấm lòng vì nước và tư duy canh tân tiến bộ. Bên cạnh đó là bi kịch: càng canh tân càng thất bại. Tác giả chỉ dừng ở sự kiện ông phải chém cả tướng tài Trần Khát Chân để theo đuổi con đường canh tân nhưng cũng đủ cho ta thấy bi kịch. Qua đó, tác phẩm để lại bài học:

- Đổi mới là nhu cầu của lịch sử (khi một triều đình đã suy vong không còn khả năng lãnh đạo đất nước và giặc ngoại xâm lăm le thôn tính nước ta).

- Đổi mới như thế nào cho hợp lý? Hồ Quý Ly đáp ứng được nhu cầu thứ nhất nhưng bế tắc trong yêu cầu thứ hai.

Từ đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu các nhân vật cùng bút pháp xây dựng tiểu thuyết của tác giả để hiểu hơn bài học tác giả gửi gắm.

Chƣơng 2: HỒ QUÝ LY: TỪ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐẾN NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT 2.1. Hệ thống nhân vật trong Hồ Quý Ly

Trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhân vật là nơi thử thách nhà văn nhiều nhất. Nhà văn phải bồi da đắp thịt để phục sinh nhân vật từ một cái xác cứng đờ, thổi sức sống cho nó, bắt nó phục vụ tư tưởng của mình. Nhân vật thành công là nhân vật không quá xa lạ với người đọc, mà vẫn phù hợp với thời đại nhân vật sống. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều của Hoàng Lê nhất thống chí, từ hệ thống tư liệu cho đến cảm hứng, nhân vật. Nhiều người đã khẳng định tính chất tiểu thuyết của tác phẩm

Hoàng Lê nhất thống chí ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mặc dù đây là một tác phẩm sử biên niên nhưng không thể phủ nhận khả năng hư cấu, tưởng tượng (thể hiện ở những chỗ nhà văn nhấn mạnh tính cách nhân vật, ở những chi tiết, ở những lời đối thoại của nhân vật) đã tạo nên chất văn chương thực sự cho tác phẩm. Các nhân vật được cá tính hóa và đã “Có những nhân vật mang dáng dấp của hình tượng văn học như Đặng Thị Huệ”. Trong các tiểu thuyết lịch sử nước ta, nhiều nhân vật lịch sử in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn như Nguyễn Hữu Cầu trong Quận He khởi nghĩa, Ngô Quyền trong Tiếng sấm đêm đông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư trong

Gươm thần Vạn Kiếp, Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ,....

Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là tác phẩm được đánh giá cao về cách xây dựng nhân vật. Các nhân vật trong tiểu thuyết này đều sống động, đa chiều, buộc chúng ta phải cẩn trọng trong cách đánh giá. Theo từng chương, ta như bị cuốn hút vào đời sống, suy nghĩ của từng nhân vật, nhất là những âm mưu “tranh ngôi đoạt chúa” của Hồ Quý Ly. Để tái hiện được nhân vật rõ nét nhất, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng truyện với một cấu trúc đặc biệt. Mỗi chương viết về một nhân vật lịch sử trong thời đại ấy: Trần Nghệ Tông,

Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, công chúa Huy Ninh… và đương nhiên là có Hồ Quý Ly. Cùng một cuộc cách tân ấy, mỗi người có một cách nhìn nhận, một thái độ và một phản ứng.

2.1.1. Nhân vật có thật

Nhân vật có thực là yếu tố tạo nên sự xác thực cho tiểu thuyết lịch sử. Trong Hồ Quý Ly có gần năm mươi nhân vật từng tồn tại trong lịch sử dân tộc: Hồ Quý Ly, Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế, công chúa Huy Ninh, hoàng hậu Thánh Ngẫu, Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng, Trần Nguyên Uyên, Đặng Tất, Phạm Sư Ôn…Họ là những nhân vật gắn với thời gian, sự kiện lịch sử nhưng đồng thời là những nhân vật tiểu thuyết. Họ được lấp đầy cả về ngoại hình lẫn tính cách so với các nhân lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh đã tận dụng ưu thế của tiểu thuyết để tạo nên mặt đời thường cho những nhân vật lịch sử.

Nhân vật lịch sử chỉ được ghi dấu trong những sự kiện quan trọng, còn với tư cách là nhân vật tiểu thuyết, họ khác nhiều so với nhân vật lịch sử bởi đó là nhân vật được Nguyễn Xuân Khánh sáng tạo ra để chuyển tải thông điệp của ông.

2.1.1.1. Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly đóng vai trò là thái sư nhưng bản chất ông quyết định gần như tất cả mọi thứ trong thời mạt Trần, nhất là khi vua Nghệ Hoàng mất thì ông trở thành cây trụ lớn nhất của nước nhà. Không có ông thì chắc chắn nước ta sớm bị Chiêm Thành chiếm mất.

Kẻ sĩ Hồ Quý Ly trước đây vẫn cho bị coi là kẻ thoán nghịch cướp ngôi nhà Trần nhưng đi vào tiểu thuyết, tác giả Nguyễn Xuân Khánh không sa vào thiên kiến đó mà có một cái nhìn đầy đủ và hết sức công bằng về ông. Nguyễn Xuân Khánh không bó hẹp Hồ Quý Ly trong những việc làm tự riêng mình mà ông đặt mọi việc làm, hành động suy nghĩ của nhân vật vào trong những

mối quan hệ với nhiều tuyến nhân vật khác nhằm có cái nhìn, sự hiểu biết đến cùng về một nhân vật. Phức tạp, đa chiều, nhân ái, thủ đoạn, sâu sắc... tất cả đều có trong một Hồ Quý Ly. “Trong thời cuộc ấy, người đời đã bảo "ông táo bạo, cương nghị, sắc sảo, cả gan làm đất trời rung chuyển. Có kẻ chê ông tàn nhẫn, gian hùng, xảo quyệt và lắm tham vọng. Những kẻ thô thiển thì nói ông mưu cầu hạnh phúc cho mình. Ông chợt cười trong lòng". Và như người trần thuật quan sát đó là "tiếng cười thỏa mãn, hay tiếng cười buồn, hay tiếng cười cô đơn? Có ai biết được? Họa chăng có mình ông biết". Liệu rồi khi nhìn lại lịch sử, những con người hiện đại chúng ta đã hóa giải hết tiếng cười cũng như con người ấy một cách công bằng, chân thực hay chưa?” [14, tr. 101]

Tóm lại, Hồ Quý Ly thuộc loại nhân vật không dễ dàng bình công tội, họ như những khối đa giác góc cạnh mà sự đánh giá còn tùy thuộc vào phía nhìn

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 35)