Tiểu thuyết là cách lý giải lịch sử của nhà văn

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Tiểu thuyết là cách lý giải lịch sử của nhà văn

1.2.2.1. Nhà văn lý giải lịch sử bằng cảm quan của mình

Tiểu thuyết là cách lý giải cuộc sống của nhà văn là những gì còn đang dang dở, nhìn lại lịch sử, nhà văn dựng lại và như đã nói đó là lịch sử thứ hai qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Qua đó nhà văn lý giải lịch sử bằng cảm quan của mình: Tại sao các nhân vật lại hành động như vậy? Tại sao lịch sử lại đi theo hướng đó? Ai đó khi viết tiểu thuyết lịch sử phụ thuộc vào các sự

kiện lịch sử tới mức để nó chi phối, cũng có nghĩa là nhà văn đã từ bỏ vai trò chủ thể để đóng vai trò phụ thuộc, tức là nhà văn phải làm nô lệ cho các sự kiện lịch sử. Tài năng của nhà tiểu thuyết lịch sử thể hiện ở khả năng tái hiện những không gian, bối cảnh phù hợp với thời đại được phản ánh, ở sự sống động, linh hoạt của các nhân vật với chiều sâu nội tâm, cá tính.

Muốn đạt được như vậy thì người viết tiểu thuyết lịch sử phải tích lũy một lượng phong phú những kiến thức sử học, kiến thức liên ngành về văn hóa, xã hội, ngôn ngữ. Đặc biệt nhà văn phải tìm ra những điểm tương đồng trong nếp nghĩ của nhân vật trong quá khứ với con người hiện đại, bởi chỗ đứng của người viết và người tiếp nhận tác phẩm đã cách đối tượng được phản ánh một khoảng thời gian khá dài.

Công việc của người viết tiểu thuyết nói chung và người viết tiểu thuyết lịch sử nói riêng là công việc đòi hỏi khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng rất lớn. Theo Milan Kundera, nhà tiểu thuyết Pháp gốc Tiệp (trong “Tiểu thuyết gia không phải thằng hầu của sử gia”):“Anh không thể kể về, hay bàn về lịch sử, nhưng khám phá ra những khía cạnh chưa biết tới của hiện hữu con người. Những biến động lớn lao của lịch sử đối với anh ta như cái đèn rọi bất thình lình làm sáng tỏ những khía cạnh ẩn giấu và vạch trần chúng ta” [29,tr75]. Những khía cạnh còn ẩn giấu ấy là những nét nhân văn mà lịch sử không dễ phô bày, ở đó có phần “con người” đúng nghĩa của những thần tượng lịch sử. Trong những ngôi đền thiêng liêng mà lịch sử dựng lên, người ta hầu như chỉ thấy hương hoa, thấy những tượng đài đẹp đẽ cao cả. Văn học tuy không phải làm chức năng “hạ bệ”, “giải thiêng” những thần tượng ấy, không tô son điểm phấn cho nó mà làm nhiệm vụ đưa những gì xa xôi trở thành gần gũi, phát hiện trong những điều cao cả, lý tưởng có cả những điều bình thường, và phát hiện ra những hiện thực bình thường có những giá trị phi thường mà lịch sử bỏ qua.

Nhà văn Hà Ân cũng đề cập tới vấn đề này ở phạm vi nhỏ hơn, trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi. Ông cho rằng người sáng tác phải xem các nguồn tài liệu và phải có những kiến giải riêng, khi ông ta xây dựng nhân vật lịch sử thành nhân vật tiểu thuyết trong một khung cảnh lịch sử là đem tới cho các em một triết lý mà mình ứng tâm chứ không nhằm mục đích trình bày đầy đủ bối cảnh lịch sử.

Nhận xét về tiểu thuyết lịch sử trong dòng văn hóa dân tộc, nhà văn Thái Vũ cho rằng: “Viết tiểu thuyết lịch sử cứu nước chống xâm lăng của dân tộc không phải chỉ đơn thuần viết về con người lịch sử có thật nào đó, mấy tình tiết chủ đạo nào đó. Rồi thêm thắt này nọ để tạo hình cụ thể cho nhân vật chính là ổn” mà “Trước khi đi vào chi tiết với nhân vật lịch sử, người cầm bút nên nghiên cứu và tái hiện nội dung xã hội của giai đoạn lịch sử đó, đánh giá đúng mức như một nhà khoa học về thời đại đó, nhân vật đó” (tạp chí Sông Hương số 6 năm 2001) [28, tr. 11].

Nhà văn G.Lukacs nhấn mạnh: “Trong lĩnh vực xây dựng tiểu thuyết lịch sử, tài năng bộc lộ qua việc phản ánh những nguyên nhân dẫn đến sự thật trong trái tim con người, những sự thật mà biến động của chúng đã bị giới sử học bỏ qua. Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao sự sống, còn các nhân vật lịch sử thì đã sống”. [28, tr. 15].

Để lí giải nhà văn phải lựa chọn các sự kiện lịch sử có giá trị và nêu bật được đánh giá của mình chứ không phải lựa chọn ngẫu nhiên. Sự kiện thường phải có chứa các mâu thuẫn, các sự kiện gây cấn, các sự đổi dời. Có khi để ca ngợi một nhân vật, tác giả có thể cắt bớt phần thất bại hoặc sai lầm của nhân vật. Ngược lại, nhân vật “bị ghét” thường bị tô đậm thói hư tật xấu nhiều hơn. Ví dụ: Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung luôn bị xây dựng trong các tình tiết làm nổi bật sự đa nghi, gian hùng và thất bại, phải bỏ

chạy. Đó là bởi tác giả đặt nhân vật này là biểu trưng cho sự phản nghịch chống lại nhà Hán. Còn trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh chỉ tái hiện Quý Ly trong giai đoạn cuối Trần chứ không phải đến lúc ông cướp ngôi và bị giặc Minh bắt. Tác giả đã tỉnh táo khi chọn giới hạn sự kiện vừa đủ nhằm thể hiện sự kính trọng với Quý Ly. Đồng thời tác giả đã tái hiện nhiều biến cố lịch sử như cuộc chiến với Chiêm Thành, cuộc nổi loạn của Phạm Sư Ôn, sự thay đổi ngôi vị của các vị vua, và cuộc cải cách gây tranh cãi của Quý Ly,…Những sự kiện ấy được lựa chọn giữa hàng ngàn sự kiện khác để làm nổi rõ sự khủng hoảng bế tắc của nhà Trần bấy giờ, từ đó đổi hỏi phải có một cuộc canh tân. Quý Ly xuất hiện trong giai đoạn lịch sử ấy là rất hợp thời. Một lần nữa, tác giả lại cất tiếng bênh vực cho Quý Ly.

Để lí giải nhà văn còn bắt buộc phải thêm các chi tiết hư cấu. Tiểu thuyết lịch sử phải có tính sinh động và một trí tưởng tượng phong phú. Bởi lẽ tiểu thuyết lịch sử sẽ mất đi tính hấp dẫn nếu thiếu tính sinh động và sự bay bổng của trí tưởng tượng, người đọc tìm đến loại hình tiểu thuyết này không cốt nhằm thỏa mãn tri thức về các sự kiện mà họ muốn tìm đến chân dung tinh thần của thời đã qua, từ thời đại qua ngẫm về hiện tại. Mỗi nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử đều có cách lí giải và trình bày lịch sử phù hợp với chiều sâu lí giải mang tính cá nhân. Hà Ân quan niệm: “Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử cho phép sai biệt với nhân vật trong chính sử: Có thể có những sai biệt cho phép. Như nhân vật trong chính sử có khi chỉ là một cái tên. Ví dụ: Thái Hậu Dương Vân Nga, hay công chúa An Tự hay các anh hùng, dũng sĩ,… Nhưng nhà văn có thể viết nhiều tác phẩm về các nhân vật này với nhiều tình tiết mà chính sử không hề có chút nào” [1, tr. 3]. Tuy nhiên hư cấu ở mức độ nào? Có người lại kêu gọi nhà tiểu thuyết lịch sử phải hư cấu đến độ cao nhất, phải hư cấu thì mới gọi là tiểu thuyết. Nếu như vậy thì vấn đề lại bị dồn về khoảng hư vô chẳng văn mà cũng chẳng sử, ở chỗ hư cấu quá độ đến mức bóp

méo sự thật lịch sử thì trở thành phản bội lịch sử. Ví dụ: lịch sử đã thừa nhận Quang Trung là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, một tài năng quân sự, một đấng bậc thông minh xuất chúng. Là anh hùng nhưng vẫn là một con người, do vậy vẫn có thể có những gì khiếm khuyết thuộc về con người. Nhà tiểu thuyết vẫn có thể khai thác những mặt trái của người anh hùng nhưng phải trên cơ sở tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự ngưỡng vọng của bạn đọc về một thần tượng. Nghĩa là nhà văn có thể hư cấu sự say mê cái đẹp, say mê thân xác phụ nữ nhưng đó phải là sự say mê của một người anh hùng chứ không phải sự say mê của kẻ phàm phu.

Theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết lịch sử cần phải đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào những biến cố lịch sử đóng vai trò trung tâm và mục đích là tái hiện lại lịch sử. Trước năm 1986 hầu hết các nhà văn khai thác lịch sử theo hướng minh họa chính sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là những tác phẩm đậm chất truyện kể theo khuynh hướng sử thi với cảm hứng chủ đạo là ngưỡng vọng và ngợi ca. Họ kính cẩn trước các vị anh hùng với phẩm chất đẹp đẽ và những võ công oanh liệt mà họ đã ghi dấu trong lịch sử. Những tác giả như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Triệu Luật,… có lẽ vì vậy mà đã chọn tái hiện lại những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc. Và người ta cho rằng đó chỉ là việc khẳng định lại một điều “đương nhiên đúng”.

Xu hướng hư cấu nhân vật trong thời gian gần đây đã có sự thay đổi lớn. Tiểu thuyết sau 1986 đã khẳng định hướng khám phá thể hiện của mình ở góc độ thế sự đời tư. Việc nhận thức về con người của tiểu thuyết lịch sử chắc chắn về mặt nào đó phải hướng tới sự phản ánh đời thường. Con người lịch sử được nhà văn xây dựng không phải theo tiêu chí danh nhân lịch sử mà là nhân vật tiểu thuyết. Những danh nhân lịch sử được biến đổi bằng khả năng hư cấu

của tư duy nghệ thuật, được đặt vào giữa không thời gian của đời sống thực, mới mẻ hơn, sống động hơn; qua đó nhà văn thể hiện một cách sâu xa những bài học triết lý nhân sinh về thời cuộc. Lịch sử trong tiểu thuyết không chỉ là cái xác cứng đờ trong chính sử hay sách giáo khoa lịch sử. Nhà văn huy động tối đa trí tưởng tượng, sự hư cấu để "hưởng thụ lịch sử”. Những nhân vật, sự kiện và tư liệu lịch sử sẽ phục tùng ý đồ tư tưởng của người sáng tạo. Cái khó của tiểu thuyết lịch sử như Karl Marx đã nói, không phải để triệu về những bóng ma của quá khứ mà phải chỉ ra ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay. Không chỉ nhà văn mà người tiếp nhận sẽ được quyền làm công việc phán xét cả lịch sử, chưng cất lại lịch sử, cãi ngầm với sử học về nhân sinh, thế sự để giúp nhận thức thêm, nhận thức lại lịch sử. Để giải quyết mối quan hệ sự thật và hư cấu (lịch sử và tiểu thuyết) phần đông các nhà văn đã lựa chọn giải pháp lấy tâm điểm là con người để tiếp cận, soi chiếu qua quan niệm nghệ thuật về con người, biến con người làm mục đích chuyển tải giá trị tư tưởng dưới "lớp bọc" của đường viền lịch sử, giúp họ có cơ hội "chất vấn", nhận thức cái tưởng như đã là chân lý của lịch sử nhưng vẫn đảm bảo quyền toàn bích của việc sáng tạo hư cấu. Chính yếu tố này đã khiến việc cắt nghĩa con người biểu hiện qua nhân vật cũng đi theo hai chiều hướng: Con người đối thoại với lịch sử và con người kết nối với cuộc sống hiện tại.

Có thể lấy ví dụ tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không để tiểu thuyết của mình là sự tái hiện sự kiện nhàm chán. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly ông lí giải cuộc sống và nhân vật bằng cái nhìn riêng. Tác giả Hồ Quý Ly cũng đã khẳng định lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào. Điều quan trọng là người viết tiểu thuyết phải biết vận dụng tổng thể đời sống của mình vào cuốn tiểu thuyết ấy. Người viết không hẳn đã dựng lại được lịch sử ngày xưa, điều cốt yếu là thuyết phục được người đọc. Qua số phận của những nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly, con trai,…tác giả muốn đặt vấn đề muôn thuở về sự minh

triết của con người trước những cạm bẫy dục vọng, tình yêu, hạnh phúc, đức tin, quyền lực… những vấn đề của thời xưa mà cũng là của con người thời nay. Độc giả tìm đến tiểu thuyết lịch sử không phải để biết Hồ Quý Ly cách xa chúng ta mấy trăm năm kia phục sức ra sao, nói năng thế mà ở chỗ họ đã chống chọi với số phận mình trong tư cách con người như thế nào. Do đó, tiểu thuyết lịch sử không phục dựng lịch sử “nguyên si” mà là dùng quá khứ để soi sáng thực tại, cung cấp một nhận thức về thực tại.

Với Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã làm một việc mà hầu như các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước ông đã bỏ qua (hoặc cố tình bỏ qua): viết tiểu thuyết lịch sử tức là làm một cuộc khám phá và truy xét lịch sử để có những nhận thức chân xác nhất, cho mình, về lịch sử. Khi tiếp cận lịch sử, thường thì những người đi trước ông vẫn bị gián cách với lịch sử bằng một “khoảng cách sử thi” rất khó vượt qua. Trước cái “khoảng cách sử thi” ấy, họ ứng xử với lịch sử chủ yếu bằng thái độ kính cẩn và ca ngợi: kính cẩn trước những nhân vật anh hùng của lịch sử dân tộc và ca ngợi những võ công oanh liệt, những phẩm chất ngời ngời mà tiền nhân đã ghi dấu trong lịch sử. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh thì khác. Chọn lựa giai đoạn lịch sử này và nhân vật lịch sử này để viết, Nguyễn Xuân Khánh đã vượt qua được sự kính cẩn thường thấy của tiểu thuyết gia trước lịch sử. Rõ ràng ông không ca ngợi, mà ông truy xét lịch sử để biết xem điều gì đã thực sự diễn ra trong giai đoạn quốc gia suy vong dường ấy, và nguyên nhân nào khiến nó phải diễn ra? Với nhân vật Hồ Quý Ly cũng vậy, tác giả đã tiếp cận rất sát, từ điểm nhìn của người kể chuyện và từ cả điểm nhìn của những nhân vật khác, đặc biệt là Hồ Nguyên Trừng - con trai Hồ Quý Ly.

1.2.2.2. Tiểu thuyết lịch sử và vấn đề của thời đại

Tiểu thuyết luôn luôn đặt ra những vấn đề của thời đại. Đưa ra những vấn đề của thời đại là nhiệm vụ cũng là ý nghĩa tồn tại của tiểu thuyết lịch sử. Viết về quá khứ nhưng nhà văn muốn mượn xưa để nói nay. Sự kiện lịch sử cùng các biến cố và thân phận của các nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông, Ỷ Lan…trở thành những công cụ để tác giả vẽ lên mối tương đồng giữa quá khứ và hiện tại. Nó đối thoại với những vấn đề lớn của con người hiện tại thông qua bài học lịch sử.

Nguyễn Xuân Khánh trong Hồ Quý Ly cũng vậy. Việc Nguyễn Xuân Khánh dựng lại một nhân vật lịch sử là Hồ Quý Ly không hoàn toàn chỉ là phục dựng một thời đại lịch sử ngắn ngủi đã qua. Tác phẩm đánh thức người đọc “tri tân” về những vấn đề của hiện tại: thân phận người trí thức - những cá nhân có tầm nhìn táo bạo đi trước thời đại giữa đám đông quần chúng chung quanh nó. Sự im lặng của nhà văn suốt nhiều năm để lặng lẽ tung ra một tiếng nói có trọng lượng đã khuấy động được văn đàn. PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp đánh giá hướng tìm về cội nguồn của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là mới mẻ, hòa cùng với tư duy tiểu thuyết về lịch sử của các lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại. Nó vươn tới những suy tư về quá trình đổi mới của dân tộc, qua câu chuyện về thời đoạn sóng gió cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại, hòng đưa ra những tham góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Qua những biến

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)