Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn chính là ngôi kể của truyện. Truyện được kể qua cái nhìn của ai? Đó là tác giả hay nhân vật? Tác giả là người đứng ngoài do vậy câu chuyện đảm bảo tính khách quan, còn nếu để nhân vật kể, câu truyện sẽ tăng tính chủ quan, theo cảm nghĩ của nhân vật ấy.

Hồ Quý Ly, ta bắt gặp phương thức tự sự độc đáo. Nhà văn sử dụng đan xen ngôi kể thứ nhất và thứ ba. Ngay trong ngôi kể thứ nhất, ông cũng thay đổi liên tục. Đa số sự kiện được nhìn qua con mắt của Nguyên Trừng. Song đôi lúc điểm nhìn trần thuật còn được chuyển vào nhân vật Nghệ Tông, Thuận Tông, Hồ Quý Ly.

Điểm nhìn toàn tri này có tác dụng rất lớn. Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba đồng thời cũng là nhân vật chính nhằm tái hiện thân phận bi kịch của con người đi trước thời đại, không được cộng đồng thấu hiểu. Khi đặt ở vai tác giả nó đã tạo khoảng lùi thời gian đảm bảo tính khách quan cho các nhân vật lịch sử. Đồng thời khi đặt điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, cụ thể đặt ở nhân vật Hồ Nguyên Trừng, nó lại kéo người đọc về thời đại lịch sử của gần 800 năm về trước. Để từ đó, ta thấy được các quan điểm lập trường, giọng điệu của các nhân vật. Nhờ vậy, nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trở thành một kiểu nhân vật – tư tưởng đặc sắc và toàn bộ tiểu thuyết này không chỉ là cuộc đối thoại giữa các nhân vật - tư tưởng như Trần Khát Chân, Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly… mà còn tiến hành một cuộc đối thoại lớn giữa quá khứ và hiện tại, giữa “cải cách” ngày xưa và “đổi mới” hôm nay, giữa các chiều hướng khác nhau trong sự vận động của lịch sử - xã hội hiện tại: canh tân – bảo thủ hay

một thái độ thứ ba. Sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật đã giúp Nguyễn Xuân Khánh thành công trong việc xây dựng những nhân vật đa diện. Điều đó cũng tạo sự hấp dẫn lôi cuốn độc giả, bởi thêm mỗi một góc nhìn, độc giả lại phải bổ sung cho mình những hiểu biết về nhân vật, luôn luôn phải nhìn lại, phải phán xét lại.

Một phần của tài liệu Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 78)