5. Kết cấu
2.1.4.2 Thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường ASEAN, EU, Châu Á, Mỹ tổng cộng khoảng 25 thị trường. Công ty đang dần khai thác một cách triệt để nhằm mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Cụ thể như sau:
* Thị trường khu vực ASEAN: đây là thị trường trong khu vực, rất dễ nắm bắt, bao gồm các nước đang phát triển, rất năng động và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và phong tục tập quán với Việt Nam. Hầu hết khách hàng trong khu vực có nhu cầu không cao lắm phù hợp tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng được sản xuất tại Việt nam. Công ty cần khai thác thế mạnh này để tối ưu hóa các hoạt động xuất khẩu. Hiện nay, công ty đang thiết lập được một mạng lưới bạn hàng rộng lớn trong khu vực giữ vững và nâng cao được uy tín kinh doanh của mình.
* Thị trường Châu Á: đây là thị trường rộng lớn và có rất nhiều triển vọng. Nhu cầu tiêu thụ trong thị trường này là tương đối đồng bộ, ổn định với yêu cầu không cao lắm. Bước vào thị trường Châu Á cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ có được rất nhiều cơ hội kinh doanh lớn nhưng cũng không ít các rủi ro có thể xảy ra. Nhật Bản là thị trường lớn của công ty thuộc Châu Á. Đối với Nhật Bản thì mặt hàng xuất khẩu của chúng ta thu
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
hút được sự chú ý của họ đó là hàng may mặc, hàng nông sản…Nhưng thị trường này đòi hỏi hàng hóa của chúng ta phải đạt được những yêu cầu rất cao về chất lượng. Vì vậy công ty đang ra sức để nâng cao chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường này.
*Thị trường EU: đây là thị trường lớn thứ ba sau ASEAN, Nhật Bản trong quan hệ thương mại với nước ta. Số lượng hàng hóa mà họ quy định trong hạn ngạch dành cho Việt Nam còn quá thấp so vơi các nước khác.Đối tượng cạnh tranh chủ yếu của công ty là các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đẹp về mẫu mã, phong phú, giá cả hợp lý nên nó có sức cạnh tranh tương đối lớn. Tuy nhiên EU là thị trường rộng lớn và sôi động mở ra cơ hội đồng thời thúc đẩy cho sự phát triển của nền sản xuất và kinh doanh của nước ta. Một số sản phẩm của ta được đánh giá cao như hàng may mặc, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ… là thuận lợi mà công ty nên tập trung khai thác.
* Thị trường Mỹ: nói đến thị trường Mỹ tức là nói đến thị trường có sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế gới, với những đơn dặt hàng ổn định và lâu dài. Điều đó có thể thu hút các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Tuy nhiên các luật lệ, quy định và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ rất phức tạp. Công ty đang nỗ lực chinh phục thị trường Mỹ bằng các sản phẩm như: hàng gia công may mặc, thủ công mỹ nghệ, bàn ghế…
* Thị trường khác: gần đây công ty đang mở rộng xuất khẩu sang các nước Canada, Úc, Pakistan… và một số thị trường nhỏ khác. Đây là thị trường mới tiêu biểu của công ty với nhu cầu lớn nhưng do chỉ mới trong giai đoạn đầu đặt quan hệ thương mại nên khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu còn hạn chế. Vì vậy công ty cần tập trung nghiên cứu khai thác trong tương lai nhằm đẩy nhanh xuất khẩu sang những thị trường này.
Sau đây là số liệu về giá trị xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) EU và Mỹ 5,576,624 52.35 5,456,066 59.69 5,257,493 49.43 5,933,880 45.97 Châu Á 804,868 7.56 957,366 10.47 578,600 5.44 1,032,796 8.00 ASEAN 3,256,753 30.57 1,224,918 13.40 2,720,279 25.58 2,786,011 21.58 Thị trường khác 1,013,648 9.52 1,502,655 16.44 2,079,721 19.55 3,156,236 24.45 Tổng giá trị xuất khẩu 10,651,892 100 9,141,005 100 10,636,092 100 12,908,924 100
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Qua bảng biểu ta nhận thấy tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có sự biến động qua từng năm, đó là do điều kiện khách quan tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty như sự biến động của tình hình kinh tế và thị trường thế giới đặc biệt là khủng hoảng kinh tế từ 2008 tác động kéo dài cho tới nay. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tích cực đó là sự mở rộng hội nhập kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ qua việc ký kết thành công các hiệp định, gia nhập thành viên của các tổ chức trên thế giới… Đó là một điều kiên thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa so với năm 2010 là 10,651,892 USD thì đến năm 2013 tăng lên là 12,908,924 USD. Thị trường EU và Mỹ vẫn là hai thị trường có tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những số liệu này thể hiện sự vượt trội hơn hẳn của hai thị trường này so với các thị trường khác và lợi nhuận công ty thu được từ việc xuất khẩu sang hai thị trường này là chủ yếu.
Thị trường Châu Á và ASEAN có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, nhưng nói chung vẫn dữ vững được sự ổn định. Các thị trường khác bao gồm Canada, Úc, Pakistan… có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt. Cụ thể 1,013,648 USD, chiếm 9.52% (2010); 1,502,655 USD chiếm 16.44% (2011); 2,079,721 USD chiếm 19.55% (2012); 3,156,236 USD chiếm 24.45% (2013). Điều nay chứng tỏ công ty có số lượng bạn hàng rất lớn, cũng như công tác mở rộng thị trường, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh giao lưu buôn bán được công ty thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên trong thời gian tới công ty có thể đối mặt với rất nhiều nguy cơ của sự chiếm lĩnh thị trường, sụt giảm ở một số thị trường xuất khẩu vì sự ảnh hưởng của vấn đề Trung Quốc đang có hành động xâm phạm biển đông của Việt Nam. Đây là vấn đề tác động rất xấu đến hầu hết tấc cả các mặt của vấn đề kinh tế và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Do đó đòi hỏi công ty cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững được và phát triển thị trường cũng như nghiên cứu tìm tòi phát hiện ra các thị trường mới trong tương lai.