5. Kết cấu
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
2.1.1 Quá trình hình thành.
Công ty TNHH Phúc Linh Phúc được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 2339A/TCCB của bộ giao thông vận tải với tên Công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc đang hoạt động trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu hàng hóa, giao nhận vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và làm đại lý tàu biển...
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
Trụ sở chính: số 7, khu phố 3, P. An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam. Điện thoại: (84)7684464/7684469. Fax: (84)7684464. Mã số thuế: 3602717569.
Giấy phép thành lập: quyết định số 211/2001/QĐ-BGTVT ngày 18/01/2001 của bộ giao thông vận tải.
Giấy CNĐKKD: Số 0103000245 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Biên Hòa- Đồng Nai cấp.
Công ty TNHH Phúc Linh Phúc có tiền thân là xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật- đơn vị thành viên của công ty dịch vụ vận tải Trung ương trực thuộc bộ giao thông vận tải; được thành lập ngày 15/11/1991với nhiệm vụ: làm đại lý vận tải, liên hiệp vận chuyển hàng hóa từ kho đến kho, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành vận tải.
Sau đó công ty nhận thấy đã có thể chủ động được về khối lượng vốn kinh doanh và nhằm tránh khỏi sự phụ thuộc về vốn, công nghệ, về các đối tác kinh doanh nên đã ký quyết định rút khỏi công ty dịch vụ vận tải Trung ương và lập ra công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc từ năm 1991. Từ khi tách ra, công ty đã tự chủ động về nguồn vốn ngoài ra còn huy động thêm các nguồn vốn khác nhằm tăng khối lượng vốn kinh doanh. Tuy nền kinh tế thị trường có rất nhiều biến động ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
của công ty, song do có những cơ chế chính sách hợp lý đã giúp cho công ty không những đứng vững mà còn phát triển mạnh mẽ.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển công ty đã phát triển không ngừng từ một đơn vị với 40 cán bộ công nhân viên, cùng số vốn và tài sản ít ỏi, đến nay công ty đã dựng được khối tài sản đáng kể, tổng số cán bộ công nhân viên gần 300 người. Hơn nửa công ty không chỉ hoạt động ở lĩnh vực vận chuyển mà còn mở rộng sang lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm :
1. Thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
2. Giao nhận vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và làm đại lý tàu biển.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc. Phúc Linh Phúc.
* Chức năng của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận ủy thác xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác nhằm đẩy mạnh khối lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng hiệu quả và chất lượng hàng hóa nhập khẩu mang lại hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Thông qua hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và làm đại lý tàu biển nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước cũng như quốc tế, trước hết là thu lợi nhuận cho công ty sau đó góp phần vào tiến trình hội nhập về kinh tế với bạn bè quốc tế.
* Nhiệm vụ củacông ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
- Xây dựng tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh, dịch vụ vận chuyển và các kế hoạch khác có liên quan.
- Quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao.
- Tự huy động thêm nguồn vốn được giao nhằm tăng khối lượng vốn kinh doanh. - Thực hiện việc nộp ngân sách nhà nước đầy đủ theo quy định của nhà nước. - Tuân thủ các chính sách cơ chế quản lý về kinh tế của nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ cam kết trong các hợp đồng kinh tế có liên quan.
- Công ty có nhiệm vụ gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh khối lượng hàng hóa giao nhận trong nước và quốc tế.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
- Công ty có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo cán bộ theo quy định của Bộ luật Lao động của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ các công tác xã hội theo quy định của nhà nước.
* Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
- Trực tiếp xuất khẩu ( nhận ủy thác xuất khẩu nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, các hàng gia công chế biến, tư liệu tiêu dùng do yêu cầu của các địa phương, của ngành, của các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước)
- Thực hiện hoạt động nhập khẩu trực tiếp hoặc qua trung gian các loại trang thiết bị máy móc chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, từ đó cung ứng cho các đơn vị có nhu cầu ở trong nước theo thỏa thuận của các hợp đồng kinh tế.
- Làm dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và làm đại lý tàu biển.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ 1 PHÒNG NGHIỆP VỤ 2 PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG TỔNG HỢP CỬA HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN SƠĐỒ 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Cơ cấu tổ chức của công ty thực hiện theo mô hình một cấp tương đối độc lập giữa các bộ phận phòng ban. Mỗi bộ phận trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trước một cấp quản lý bên trên. Mô hình này có tác động rất tích cực khuyến khích các phòng ban làm việc độc lập tự chủ, có ý thức tự giác cao, cùng thi đua lao động, không có sự ỷ lại dựa dẫm lẫn nhau. Theo mô hình này trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của từng bộ phận đều rất rõ ràng phân chia từ trên xuống dưới làm cho bộ máy quản lý của công ty luôn vận hành trơn tru và có hiệu quả.
* Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Ban giám đốc: quản lý hoạt động của các phòng ban và giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Các phó giám đốc: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc được giám đốc ủy quyền quản lý một lĩnh vực kinh doanh nào đó.
- Phòng tổ chức cán bộ:
+ Nắm toàn bộ nguồn nhân lực của công ty
+ Tham mưu cho giám đốc tổ chức sắp xếp bộ máy lực lượng lao động trong từng phòng ban cho phù hợp.
+Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn,đào tạo lại cán bộ công nhân viên. + Đưa ra các chính sách về lao động và tiền lương.
+Tuyển dụng lao động, điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Phòng tổng hợp:
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo tháng quý năm, theo mục tiêu kinh doanh. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc. + Lập báo cáo hoạt động kinh doanh từng tháng quý năm trình lên ban giám đốc. + Nghiên cứu thị trường giao dịch đàm phán, lựa chọn khách hàng, lập các chiến lược Marketing của công ty.
- Phòng hành chính: phục vụ văn phòng phẩm của công ty, tiếp khách quản lý toàn bộ tài sản của công ty. Sửa chữa hỏng hóc của công ty.
- Phòng kế toán:
+ Hoạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. + Lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính cuối năm trình lên giám đốc.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
+ Quyết toán với cơ quan cấp trên và cơ quan hữu quan về tổ chức hoạt động, thu tài chính và các khoảng lớn nhỏ của công ty.
- Phòng nghiệp vụ:
+ Phòng nghiệp vụ 1: thực hiện tấc cả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty. Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên theo tháng quý năm cho giám đốc.
+ Phòng nghiệp vụ 2: thực hiện tấc cả các hoạt động dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và làm đại lý tàu biển của công ty. Bộ phận có trách nhiệm báo cáo với giám đốc định kỳ theo tháng quý năm.
- Các cửa hàng: giới thiệu sản phẩm, bán buôn bán lẻ hàng hóa.
2.1.4 Mặt hàng xuất khẩu và thị trường kinh doanh xuất khẩu của công ty. 2.1.4.1 Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của công ty. 2.1.4.1 Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của công ty.
* Nhóm các sản phẩm may mặt: như quần áo may sẵn, các loại giầy dép…. Đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu theo hạn ngạch và không có hạn ngạch vào rất nhiều thị trường khác nhau trên thế giới ( đặt biệt là thị trường EU- đối tượng chính mà công ty đang tập trung khai thác) đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho công ty.
* Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: bao gồm mây tre đan, gốm, sứ, thêu…Mặt hàng này đơn giản, nhẹ, bền đẹp hàm chứa nhiều tinh hoa của thủ công truyền thống. Nhóm hàng này là thế mạnh xuất khẩu của công ty vì vậy cần tìm những chính sách hợp lý kịp thời để phát triển mặt hàng này.
* Nhóm hàng nông lâm sản: như gạo, cà phê, cao su, mì lát…Đây là những mặt hàng được xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp ( nhận ủy thác các đơn vị kinh tế khác). Các mặt hàng này là đối tượng xuất khẩu chủ yếu được nhà nước khuyến khích do phù hợp điều kiện kinh tế trong nước.
* Các loại mặt hàng khác: có giá trị xuất khẩu tương đối cao như các sản phẩm từ gỗ ( bàn, ghế, tủ…) được công ty duy trì ổn định cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng gỗ tác động xấu đến môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy trong những năm tới công ty phát triển thêm nhiều chủng loại mặt hàng mới để thay thế nhóm mặt hàng này mà không ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của công TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc thời gian từ 2010-2013 Đơn vị: USD
Nguồn: phòng kế toán của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Gạo 35,550 0.33 645,354 7.06 245,786 2.31 240,335 1.86 Mì lát 348,608 3.27 595,284 6.51 556,735 5.23 510,553 3.96 Cao su 617,400 5.80 420,401 4.60 2,324,326 21.85 3,012,448 23.34 Cà phê 615,890 5.78 12,550 0.14 455,481 4.28 496,890 3.85 Bàn ghế 725,834 6.81 320,698 3.51 1,876 0.02 1,989 0.02 Tạm nhập tái xuất 1,460,362 13.71 235,290 2.57 120,231 1.13 102,245 0.79 Thủ công mỹ nghệ 12,350 0.12 158,598 1.74 38,598 0.36 39,762 0.31
Gia công may mặt 6,835,898 64.18 6,752,830 73.87 6,893,059 64.81 8,504,702 65.88
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Qua bảng trên ta thấy nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm từ 2010- 2013. Nhưng so với 2010 là 10,651,892 USD thì đến năm 2013 có sự tăng lên về giá trị một cách rõ nét là 12,908,924 USD. Có sự tăng lên đó là do cơ sự tăng giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong đó đáng kể nhất là sự gia tăng giá trị hàng gia công may mặt.
Có sự thay đổi giá trị của từng chủng loại mặt hàng ở từng năm nhưng chưa đồng đều cụ thể là:
Gạo 35,550 USD chiếm 0.33% ( 2010); 645,354 USD chiếm 7.06% (2011); 245,786 USD chiếm 2.31% (2012); 240,335 chiếm 1.86% (2013).
Mì lát 348,608 USD chiếm 3.27% ( 2010); 595,284 USD chiếm 6.51% (2011); 556,735 USD chiếm 5.23% (2012); 510,553 chiếm 3.96% (2013).
Có sự biến động tăng giảm không đồng đều lúc tăng vọt, lúc giảm đáng kể này là do ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết làm sản lượng lúa, mì bị biến động đáng kể, kéo theo có năm bội thu nên nhu cầu xuất khẩu gạo, mì lát tăng đáng kể về giá trị ( 2011) bên cạnh đó những năm thất thu thì giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng trên giảm đáng kể. Thêm vào đó, là sự giảm giá bình quân hàng gạo trên thị trường thế giới trong ba năm gần đây làm cho khối lượng gạo xuất khẩu cũng giảm xuống theo xu thế chung. Hơn nửa do sự sụt giảm về giá thị trường thế giới dẫn đến giảm mạnh về khối lượng hàng hóa xuất khẩu ở mặt hàng cà phê 615,890 USD chiếm 5.78% (2010); 12550 USD chiếm 0.14% (2011); 455,481 USD chiếm 4.28% (2012); 496,890 USD chiếm 3.85% (2013). Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Mặt khác các nhóm mặt hàng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ như ( gạo, cà phê, cao su, mì lát… ) chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các mặt hàng đã qua gia công chế biến (như mặt hàng gia công may mặt). Chứng tỏ, khách hàng đã chấp nhận và tiến tới ưa thích chủng loại, mẫu mã của nhóm mặt hàng này. Cụ thể là hàng gia công may mặt 64.18% (2010), 73.87% (2011), 64.81% (2012), 65.88% ( 2013) còn hàng gạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0.33% ( 2010), 7.06% ( 2011), 2.31% (2012), 1.86% (2013).
Mặt hàng bàn ghế chiếm ưu thế khá lớn giá trị xuất khẩu cao nhưng 3 năm gần đây do nhu cầu giảm hẳn nên dẫn đến sự giảm mạnh về khối lượng và tỷ trọng. Khối lượng sụt giảm này được thay thế dần bằng các mặt hàng có triển vọng khác.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Với các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất thì hiệu quả mang lại không cao, bởi do điều kiện về phương tiện kĩ thuật còn hạn chế nên sản phẩm tái xuất chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thêm vào đó thủ tục giấy tờ phức tạp cũng là lý do dẫn đến sự không hiệu quả của mặt hàng này. Vì vậy 2 năm gần đây công ty đã thu hẹp xuất khẩu các mặt hàng thuộc loại hình tạm nhập tái xuất. Và dần thay thế bằng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị và có nhu cầu lớn trên thế gới.
Với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tuy có những nét đặc thù riêng nhưng khối lượng xuất khẩu và tỷ trọng vẫn tương đối thấp. Nguyên nhân là do chưa thực sự được cải thiện về mẫu mã, chủng loại không có nhiều thay đổi về hình thức phù hợp sở thích của khách hàng, nhất là đối với khách hàng châu Âu. Vì vậy cải thiện mẫu mã nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ là việc cần làm ngay.
Tóm lại trong thời gian tới công ty cần chủ động đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách tăng cường chất lượng hàng hóa dịch vụ, tích cực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời cũng cố quan hệ khách hàng để duy trì bạn hàng cũ, bên cạnh đó phát triển thêm thị trường mới ở khu châu á, ASEAN…
2.1.4.2 Thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường ASEAN, EU, Châu Á, Mỹ tổng cộng khoảng 25 thị trường. Công ty đang dần khai thác một cách triệt để nhằm mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Cụ thể như sau:
* Thị trường khu vực ASEAN: đây là thị trường trong khu vực, rất dễ nắm bắt, bao gồm các nước đang phát triển, rất năng động và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và phong tục tập quán với Việt Nam. Hầu hết khách hàng trong khu vực có nhu cầu không