5. Kết cấu
2.1.4 Mặt hàng xuất khẩu và thị trường kinh doanh xuất khẩu của công ty
2.1.4.1 Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của công ty.
* Nhóm các sản phẩm may mặt: như quần áo may sẵn, các loại giầy dép…. Đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu theo hạn ngạch và không có hạn ngạch vào rất nhiều thị trường khác nhau trên thế giới ( đặt biệt là thị trường EU- đối tượng chính mà công ty đang tập trung khai thác) đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho công ty.
* Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: bao gồm mây tre đan, gốm, sứ, thêu…Mặt hàng này đơn giản, nhẹ, bền đẹp hàm chứa nhiều tinh hoa của thủ công truyền thống. Nhóm hàng này là thế mạnh xuất khẩu của công ty vì vậy cần tìm những chính sách hợp lý kịp thời để phát triển mặt hàng này.
* Nhóm hàng nông lâm sản: như gạo, cà phê, cao su, mì lát…Đây là những mặt hàng được xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp ( nhận ủy thác các đơn vị kinh tế khác). Các mặt hàng này là đối tượng xuất khẩu chủ yếu được nhà nước khuyến khích do phù hợp điều kiện kinh tế trong nước.
* Các loại mặt hàng khác: có giá trị xuất khẩu tương đối cao như các sản phẩm từ gỗ ( bàn, ghế, tủ…) được công ty duy trì ổn định cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng gỗ tác động xấu đến môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy trong những năm tới công ty phát triển thêm nhiều chủng loại mặt hàng mới để thay thế nhóm mặt hàng này mà không ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của công TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc thời gian từ 2010-2013 Đơn vị: USD
Nguồn: phòng kế toán của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Gạo 35,550 0.33 645,354 7.06 245,786 2.31 240,335 1.86 Mì lát 348,608 3.27 595,284 6.51 556,735 5.23 510,553 3.96 Cao su 617,400 5.80 420,401 4.60 2,324,326 21.85 3,012,448 23.34 Cà phê 615,890 5.78 12,550 0.14 455,481 4.28 496,890 3.85 Bàn ghế 725,834 6.81 320,698 3.51 1,876 0.02 1,989 0.02 Tạm nhập tái xuất 1,460,362 13.71 235,290 2.57 120,231 1.13 102,245 0.79 Thủ công mỹ nghệ 12,350 0.12 158,598 1.74 38,598 0.36 39,762 0.31
Gia công may mặt 6,835,898 64.18 6,752,830 73.87 6,893,059 64.81 8,504,702 65.88
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Qua bảng trên ta thấy nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm từ 2010- 2013. Nhưng so với 2010 là 10,651,892 USD thì đến năm 2013 có sự tăng lên về giá trị một cách rõ nét là 12,908,924 USD. Có sự tăng lên đó là do cơ sự tăng giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong đó đáng kể nhất là sự gia tăng giá trị hàng gia công may mặt.
Có sự thay đổi giá trị của từng chủng loại mặt hàng ở từng năm nhưng chưa đồng đều cụ thể là:
Gạo 35,550 USD chiếm 0.33% ( 2010); 645,354 USD chiếm 7.06% (2011); 245,786 USD chiếm 2.31% (2012); 240,335 chiếm 1.86% (2013).
Mì lát 348,608 USD chiếm 3.27% ( 2010); 595,284 USD chiếm 6.51% (2011); 556,735 USD chiếm 5.23% (2012); 510,553 chiếm 3.96% (2013).
Có sự biến động tăng giảm không đồng đều lúc tăng vọt, lúc giảm đáng kể này là do ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết làm sản lượng lúa, mì bị biến động đáng kể, kéo theo có năm bội thu nên nhu cầu xuất khẩu gạo, mì lát tăng đáng kể về giá trị ( 2011) bên cạnh đó những năm thất thu thì giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng trên giảm đáng kể. Thêm vào đó, là sự giảm giá bình quân hàng gạo trên thị trường thế giới trong ba năm gần đây làm cho khối lượng gạo xuất khẩu cũng giảm xuống theo xu thế chung. Hơn nửa do sự sụt giảm về giá thị trường thế giới dẫn đến giảm mạnh về khối lượng hàng hóa xuất khẩu ở mặt hàng cà phê 615,890 USD chiếm 5.78% (2010); 12550 USD chiếm 0.14% (2011); 455,481 USD chiếm 4.28% (2012); 496,890 USD chiếm 3.85% (2013). Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Mặt khác các nhóm mặt hàng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ như ( gạo, cà phê, cao su, mì lát… ) chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các mặt hàng đã qua gia công chế biến (như mặt hàng gia công may mặt). Chứng tỏ, khách hàng đã chấp nhận và tiến tới ưa thích chủng loại, mẫu mã của nhóm mặt hàng này. Cụ thể là hàng gia công may mặt 64.18% (2010), 73.87% (2011), 64.81% (2012), 65.88% ( 2013) còn hàng gạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0.33% ( 2010), 7.06% ( 2011), 2.31% (2012), 1.86% (2013).
Mặt hàng bàn ghế chiếm ưu thế khá lớn giá trị xuất khẩu cao nhưng 3 năm gần đây do nhu cầu giảm hẳn nên dẫn đến sự giảm mạnh về khối lượng và tỷ trọng. Khối lượng sụt giảm này được thay thế dần bằng các mặt hàng có triển vọng khác.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Với các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất thì hiệu quả mang lại không cao, bởi do điều kiện về phương tiện kĩ thuật còn hạn chế nên sản phẩm tái xuất chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thêm vào đó thủ tục giấy tờ phức tạp cũng là lý do dẫn đến sự không hiệu quả của mặt hàng này. Vì vậy 2 năm gần đây công ty đã thu hẹp xuất khẩu các mặt hàng thuộc loại hình tạm nhập tái xuất. Và dần thay thế bằng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị và có nhu cầu lớn trên thế gới.
Với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tuy có những nét đặc thù riêng nhưng khối lượng xuất khẩu và tỷ trọng vẫn tương đối thấp. Nguyên nhân là do chưa thực sự được cải thiện về mẫu mã, chủng loại không có nhiều thay đổi về hình thức phù hợp sở thích của khách hàng, nhất là đối với khách hàng châu Âu. Vì vậy cải thiện mẫu mã nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ là việc cần làm ngay.
Tóm lại trong thời gian tới công ty cần chủ động đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách tăng cường chất lượng hàng hóa dịch vụ, tích cực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời cũng cố quan hệ khách hàng để duy trì bạn hàng cũ, bên cạnh đó phát triển thêm thị trường mới ở khu châu á, ASEAN…
2.1.4.2 Thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường ASEAN, EU, Châu Á, Mỹ tổng cộng khoảng 25 thị trường. Công ty đang dần khai thác một cách triệt để nhằm mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Cụ thể như sau:
* Thị trường khu vực ASEAN: đây là thị trường trong khu vực, rất dễ nắm bắt, bao gồm các nước đang phát triển, rất năng động và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và phong tục tập quán với Việt Nam. Hầu hết khách hàng trong khu vực có nhu cầu không cao lắm phù hợp tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng được sản xuất tại Việt nam. Công ty cần khai thác thế mạnh này để tối ưu hóa các hoạt động xuất khẩu. Hiện nay, công ty đang thiết lập được một mạng lưới bạn hàng rộng lớn trong khu vực giữ vững và nâng cao được uy tín kinh doanh của mình.
* Thị trường Châu Á: đây là thị trường rộng lớn và có rất nhiều triển vọng. Nhu cầu tiêu thụ trong thị trường này là tương đối đồng bộ, ổn định với yêu cầu không cao lắm. Bước vào thị trường Châu Á cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ có được rất nhiều cơ hội kinh doanh lớn nhưng cũng không ít các rủi ro có thể xảy ra. Nhật Bản là thị trường lớn của công ty thuộc Châu Á. Đối với Nhật Bản thì mặt hàng xuất khẩu của chúng ta thu
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
hút được sự chú ý của họ đó là hàng may mặc, hàng nông sản…Nhưng thị trường này đòi hỏi hàng hóa của chúng ta phải đạt được những yêu cầu rất cao về chất lượng. Vì vậy công ty đang ra sức để nâng cao chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường này.
*Thị trường EU: đây là thị trường lớn thứ ba sau ASEAN, Nhật Bản trong quan hệ thương mại với nước ta. Số lượng hàng hóa mà họ quy định trong hạn ngạch dành cho Việt Nam còn quá thấp so vơi các nước khác.Đối tượng cạnh tranh chủ yếu của công ty là các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đẹp về mẫu mã, phong phú, giá cả hợp lý nên nó có sức cạnh tranh tương đối lớn. Tuy nhiên EU là thị trường rộng lớn và sôi động mở ra cơ hội đồng thời thúc đẩy cho sự phát triển của nền sản xuất và kinh doanh của nước ta. Một số sản phẩm của ta được đánh giá cao như hàng may mặc, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ… là thuận lợi mà công ty nên tập trung khai thác.
* Thị trường Mỹ: nói đến thị trường Mỹ tức là nói đến thị trường có sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế gới, với những đơn dặt hàng ổn định và lâu dài. Điều đó có thể thu hút các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Tuy nhiên các luật lệ, quy định và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ rất phức tạp. Công ty đang nỗ lực chinh phục thị trường Mỹ bằng các sản phẩm như: hàng gia công may mặc, thủ công mỹ nghệ, bàn ghế…
* Thị trường khác: gần đây công ty đang mở rộng xuất khẩu sang các nước Canada, Úc, Pakistan… và một số thị trường nhỏ khác. Đây là thị trường mới tiêu biểu của công ty với nhu cầu lớn nhưng do chỉ mới trong giai đoạn đầu đặt quan hệ thương mại nên khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu còn hạn chế. Vì vậy công ty cần tập trung nghiên cứu khai thác trong tương lai nhằm đẩy nhanh xuất khẩu sang những thị trường này.
Sau đây là số liệu về giá trị xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc.
Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) EU và Mỹ 5,576,624 52.35 5,456,066 59.69 5,257,493 49.43 5,933,880 45.97 Châu Á 804,868 7.56 957,366 10.47 578,600 5.44 1,032,796 8.00 ASEAN 3,256,753 30.57 1,224,918 13.40 2,720,279 25.58 2,786,011 21.58 Thị trường khác 1,013,648 9.52 1,502,655 16.44 2,079,721 19.55 3,156,236 24.45 Tổng giá trị xuất khẩu 10,651,892 100 9,141,005 100 10,636,092 100 12,908,924 100
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
Qua bảng biểu ta nhận thấy tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có sự biến động qua từng năm, đó là do điều kiện khách quan tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty như sự biến động của tình hình kinh tế và thị trường thế giới đặc biệt là khủng hoảng kinh tế từ 2008 tác động kéo dài cho tới nay. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tích cực đó là sự mở rộng hội nhập kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ qua việc ký kết thành công các hiệp định, gia nhập thành viên của các tổ chức trên thế giới… Đó là một điều kiên thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa so với năm 2010 là 10,651,892 USD thì đến năm 2013 tăng lên là 12,908,924 USD. Thị trường EU và Mỹ vẫn là hai thị trường có tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những số liệu này thể hiện sự vượt trội hơn hẳn của hai thị trường này so với các thị trường khác và lợi nhuận công ty thu được từ việc xuất khẩu sang hai thị trường này là chủ yếu.
Thị trường Châu Á và ASEAN có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, nhưng nói chung vẫn dữ vững được sự ổn định. Các thị trường khác bao gồm Canada, Úc, Pakistan… có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt. Cụ thể 1,013,648 USD, chiếm 9.52% (2010); 1,502,655 USD chiếm 16.44% (2011); 2,079,721 USD chiếm 19.55% (2012); 3,156,236 USD chiếm 24.45% (2013). Điều nay chứng tỏ công ty có số lượng bạn hàng rất lớn, cũng như công tác mở rộng thị trường, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh giao lưu buôn bán được công ty thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên trong thời gian tới công ty có thể đối mặt với rất nhiều nguy cơ của sự chiếm lĩnh thị trường, sụt giảm ở một số thị trường xuất khẩu vì sự ảnh hưởng của vấn đề Trung Quốc đang có hành động xâm phạm biển đông của Việt Nam. Đây là vấn đề tác động rất xấu đến hầu hết tấc cả các mặt của vấn đề kinh tế và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Do đó đòi hỏi công ty cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững được và phát triển thị trường cũng như nghiên cứu tìm tòi phát hiện ra các thị trường mới trong tương lai.
2.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty.
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233 Nghiên cứu thị trường quốc tế Lựa chọn đối tác giao dịch Lập phương án kinh doanh Giao dịch và ký kết hợp đồng Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng hóa đóng gói, ký mã hiệu Thuê phương tiện vận tải
Mua bảo hiểm khi xuất khẩu bằng CIF, CIP hoặc D
Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Giám định số lượng, chất lượng
hàng hóa và xin C/O xuất khẩu
Giao hàng xuất khẩu
Làm thủ tục thanh toán
Khiếu nại, giải quyết khiếu nại ( nếu có)
Mua bảo hiểm khi xuất khẩu bằng CIF, CIP hoặc D Căn cứ để ký kết hợp đồng
Sơđồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty TNHH một thành viên Phúc Linh Phúc
SVTH: Đào Thị Xuân Phương MSSV:1054011233
2.2.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa qua đường biển. 2.2.1.1 Căn cứ ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài. 2.2.1.1 Căn cứ ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài.
Các căn cứ dựa trên nghiên cứu từ thị trường nước ngoài
2.2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Đây là khâu vô cùng quan trọng nó quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy để thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường quốc tế công ty đã tiến hành rất kỹ lưỡng từng khâu bao gồm:
_ Xác định nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng- lựa chọn điều tra và nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Đây là bước doanh nghiệp thực hiện phân tích và nghiên cứu nhu cầu thị trường cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Đồng thời dự đoán xu hướng biến động của thị trường, cơ hội, thách thức mà công ty sẽ gặp nếu quyết định xuất khẩu hàng hóa sang thị trường đó. Cụ thể công ty đã đưa ra những phân tích xác định nhu cầu của từng thị trường như sau:
+ Thị trường ASEAN và Châu Á: ở hai thị trường này công ty có những thế mạnh đó là đây là hai thị trường rộng lớn, triển vọng, rất dễ nắm bắt, bao gồm các nước đang phát triển, rất năng động, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và phong tục tập quán với nước ta. Tuy nhiên bước vào hai thị trường này công ty sẽ gặp không ít rủi ro và thách thức phải đối mặt đó là sư cạnh tranh khốc liệt của nhiều nước trên thế gới đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó có một số nước ở hai thị trường này yêu cầu rất cao về chất lượng thì mới xâm nhập được vào thị trường của họ. Qua nghiên cứu thì hầu hết khách hàng trong khu vực ASEAN có nhu cầu không cao lắm, mặt hàng xuất khẩu của công ty thu hút được sự chú ý của hai thị trường này là