kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung
Bên cạnh các giải pháp chủ quan, để giúp công ty tháo gỡ những khó khăn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2014-2020, Công ty có một số kiến nghị:
a) Đối với nhà nƣớc:
- Ngành nghề kinh doanh LPG là ngành nghề kinh doan có điều kiện do vậy Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG, đặc biệt là việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh của thương nhân. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra cần phải được giao cho một cơ quan, một lực lượng chịu trách nhiệm chính, khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong công tác kiểm tra, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của thương nhân kinh doanh LPG.
- Thị trường LPG đang đòi hỏi Bộ Công Thương cần sớm ban hành quy hoạch và công bố quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Tại một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, mặc dù chỉ có ít doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu nhưng quy mô tương đối lớn và tính cạnh tranh rất cao. Trong khi tại Việt Nam hiện nay có khoảng 30 doanh nghiệp
tham gia nhập khẩu LPG nhưng sức cạnh tranh là không cao. Vì thế, một mặt, để tận dụng các nguồn lực của nhà nước đồng thời làm thu hẹp khoảng cách về thị phần giữa các doanh nghiệp nhằm tạo sự cân đối trên thị trường nhập khẩu LPG để cung ứng ra thị trường trong nước, tăng động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, có thể cho sáp nhập một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu có thị phần nhỏ lại với nhau.
- Việc vận hành kinh doanh LPG theo cơ chế thị trường đồng nghĩa với việc phải có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá. Muốn vậy, cơ chế quản lý giá LPG nên điều chỉnh theo hướng giao quyền quyết định giá bán lẻ cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu để họ điều tiết thị trường, có thế mới tạo được sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đến từng đại lý, cửa hàng...
- Hiện nay, LPG nội địa sản xuất được trong nước chiếm 42% tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong nước được bán cho các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu 5%. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên qúa cao và chưa hợp lý do vậy Nhà nước cần điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp hơn.
b) Đối với Tập đoàn PVN và Tổng công ty Petrosetco:
- Có chính sách giá nội bộ hạ hơn giá thị trường và ổn định giá trong thời gian 12 tháng cho các thành viên trong tập đòan nhằm đảm bảo hiệu quả và chủ động trong sản xuất kinh doanh (hiện nay là giá mua của Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn – BSR là giá đấu thầu bình quân và chỉ ổn định cho 06 tháng).
- Đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh
- Có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn của Tổng công ty để công ty có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, giúp công ty chủ động hơn trong chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình.
- Liên doanh liên kết trong và ngoài nước nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tạo thế mạnh uy tín trên thị trường trong và ngoài nước đủ sức điều tiết thị trường khu vực lớn.
KẾT LUẬN
Lý luận thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quết định sự thành công hay thất bại của công ty trong thời gian dài.
Với mong muốn xây dựng một chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với đặc điểm của ngành và với tình hình kinh doanh thực tiễn ở Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung trong xu hướng hội nhập Khu vực và Quốc tế.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu ở Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung tôi đã cố gắng phân tích và đánh giá các nội dung cơ bản để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, tìm ra những ưu điểm, xem xét các tồn tại từ đó mạnh dạn đề xuất để giải quyết những tồn tại riêng cũng như đề xuất xây dựng một phương pháp luận tổng quát chung.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hơn nữa, môi trường kinh doanh luôn luôn biến đổi không ngừng nên chiến lược cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tình hình mới trong từng thời điểm.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẽ và ý kiến đóng góp của thầy (cô) và anh (chị) Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung để đề tài có tính thuyết phục và hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các anh chị trong Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung, mà đặc biệt là thầy giáo TS. Nhâm Phong Tuân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung, Lê Quang Khôi (2011), Quản
trị chiến lược, Nxb Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh
2. IFC (2010), Quản trị Công ty
3. Micheal E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh – NXB Khoa học Kỹ thuật
4. PVN (2010-2011), Cáo bạch của PVN năm 2010, 2011
5. Petrosetco Miền Trung (2010-2012), Báo cáo Tài chính đã được
kiểm toán năm 2010, 2011 và 2012 của Petrosetco Miền Trung.
6. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
Tiếng Anh
7. Paul G.Keat, Philip K.Y. Young, „Managerial Economic‟
Website:
8. http://pvn.com.vn
9. http://petrosetco.com.vn 10. http://vnexpress.net 11.http://vi.wilipedia.org
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ HOẠCH ĐỊNH CLKD TẠI CÔNG TY PSMT
Câu 1 Công ty có đặt ra mục tiêu dài hạn không
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 2 Công ty có đặt ra mục tiêu ngắn hạn không
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 3 Công ty có hoạch định chiến lược cấp công ty không
a. Có b. Không
Câu 4 Công ty có hoạch định chiến lược cấp kinh doanh không a. Có b. Không
Câu 5 Công ty có hoạch định chiến lược chức năng – Chiến lược Marketing kinh doanh
a. Có b. Không
Câu 6 Trong thời gian gần đây nhất, công ty tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường về khách hàng và ảnh hưởng của nó đến bán hàng, kênh phân phối, các đối thủ cạnh tranh khi nào
a. 2- 3 năm gần đây b. Vừa được tiến hành
c. Vừa tiến hành nhưng không có hệ thống
Câu 7 Công ty có hoạch định chiến lược chức năng – Chiến lược nguồn nhân lực a. Có b. Không
Câu 8 Công ty có hoạch định chiến lược chức năng – Chiến lược sản xuất và công nghệ a. Có b. Không
Câu 9 Công ty có công bố kế hoạch hằng năm và luôn thủ kế hoạch đó không
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 10 Công ty có yêu cầu các bộ phận chức năng, các đơn vị trực thuộc phải xây
dựng kế hoạch hành động của mình theo kế hoạch hằng năm của công ty không
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 11 Công ty có kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được định kỳ của mình không
Câu 12 Công ty có kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được định kỳ của các bộ phận chức năng và đơn vị trực thuộc không
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 13 Công ty có soát xét chiến lược của mình và xây dựng các biện pháp ứng phó
để Công ty có thể hoàn thành các chỉ tiêu đề ra không đối với cấp công ty
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 14 Công ty có soát xét chiến lược của mình và xây dựng các biện pháp ứng phó
để Công ty có thể hoàn thành các chỉ tiêu đề ra không đối với cấp phòng ban chức năng và đơn vị phụ thuộc
a. Có b. Có, nhưng chưa triệt để c. Không Câu 15 Công ty có biện pháp xử lý đối với các phòng ban chức năng và đơn vị phụ
thuộc khi không hoàn thành các chỉ tiêu đề ra không