Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty petrosetco miền trung giai đoạn 2014 2020 (Trang 51)

Trong suốt thời gian qua, Petrosetco Miền Trung đã chủ động nguồn lực hiện tại cũng như các thế mạnh của mình, Công ty đã phát triển mạnh mẽ qua các năm, tạo đà tốt cho sự phát triển của mình trong thời gian đến. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, trên doanh thu còn thấp đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của công ty giảm rõ rệt giữa năm 2011 và năm 2012.

Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 2009, 2010, 2011 và 2012

ĐVT : Tỷ đồng VN

STT Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu thuần bán hàng

và cung cấp dịch vụ 142,7 733,3 676,3 828,7

2 Giá vốn hàng bán và cung

cấp dịch vụ 133,9 714,5 651,4 805,0

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 8,8 8,8 24,9 23,7

4 Tổng lợi nhuận trước thuế 1,6 5,4 47,6 9,1

5 Tổng lợi nhuận sau thuế 1,2 4,1 35,0 6,4

Nguồn: Báo cáo kết quả knh doanh đã được kiểm toán qua các năm của Petrosetco Miền Trung

2.2. Phân tƣờng bên tích môi trƣờng vĩ mô

Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, có vai trò như các nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung cũng không nằm ngoài sự tác động đó, thực tế cho thấy các doanh nghiệp không thể kiểm soát được các biến cố đem lại từ môi trường bên ngoài này mà chỉ có thể tìm kiếm các thông tin làm tăng các cơ hội thuận lợi và hạn chế các rủi ro không có lợi.

Nội dung phân tích môi trường vĩ mô của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung là quy trình tìm kiếm, phân tích và lựa chọn thông tin hữu ích từ môi trường vĩ mô, từ đó làm căn cứ xác định các cơ hội và đe doạ đối với công ty.

Khi thu thập các thông tin về môi trường vĩ mô bao gồm các môi trường kinh tế; môi trường dân số; môi trường văn hoá xã hội; môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị; môi trường công nghệ và môi trường toàn cầu. Các thông tin từ việc thu nhập này đã trở thành các nguồn cung cấp hữu ích cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng trên thực tế chỉ có 45% thông tin thu nhập được là có thể sử dụng được cho các chiến lược hoạt động của công ty. Do vậy công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty khi đánh giá môi trường bên ngoài đòi hỏi phải có sự lựa chọn các thông tin cần thiết và hữu ích.

2.2.1. Môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi trường và chính sách đầu tư đã được lành mạnh hoá, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất. Gas là chất đốt sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp,... ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% -15%.

Những khó khăn do lạm phát để lại cho nền kinh tế nước ta chưa kịp hồi phục thì suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008 và trong năm 2012 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tài chính của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

Xét về môi trường kinh tế, công ty quan tâm nhiều đến tỷ giá ngoại tệ và các chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước (như chính sách thuế nhập khẩu) đối với các mặt hàng liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tất cả nguyên vật liệu sản xuất mà công ty sử dụng là

mua tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhưng các sản phẩm LPG đều có tính đến thuế nhập khẩu, thuế VAT và đơn giá xác định theo đồng ngoại tệ USD và được quy đổi thành tiền Việt Nam khi thanh toán, đó là yếu tố để đảm bảo đầu vào chất lượng nên sự biến động của tỷ giá ngoại tệ có tác động rất lớn tới việc thanh toán. Nếu tỷ giá VND/USD giảm thì Công ty mua gas về với giá rẻ hơn, do đó giá vốn sẽ được giảm xuống và nhu cầu vốn cũng giảm theo. Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn và giá gas sẽ được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn. Ngược lại, nếu tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến cho Công ty mua gas về với giá cao hơn, do đó giá vốn cũng tăng lên và nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo. Công ty phải tăng tiền đồng Việt Nam để thanh toán tiền hàng và dẫn đến doanh nghiệp phải tăng chi phí sử dụng vốn, giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty.

Ngoài ra, thị trường thế giới tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt, một số biến động về cung cấp khí hóa lỏng LPG trên thế giới biến động thì lập tức giá đầu vào của Công ty sẽ biến động theo tương ứng. Ngoài ra giá điện và xăng dầu cũng tạo một phần không nhỏ những khó khăn cho công ty trong việc giảm chi phí để ổn định giá thành.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi trường và chính sách đầu tư đã được lành mạnh hoá, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất. Gas là chất đốt sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp,... ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng

đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% -15%.

Giá bán LPG khá cao và không ổn định do phụ thuộc vào giá thế giới và thuế nhập khẩu đã đặt sức ép nặng nề lên các nhà kinh doanh và nhập khẩu LPG, tứ đó gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi hợp pháp của các hội viên Hiệp hội Gas Việt Nam. Theo biểu thuế hiện tại của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu mặt hàng LPG với thuế suất là 5%. Mức thuế này đã áp dụng hơn 10 năm nay, từ lúc giá LPG để tính thuế là 200 USD/tấn LPG trong khi giá LPG tính thuế hiện nay là hơn 835 USD/tấn (Giá CP tháng 10/2013). Hiện nay, LPG nội địa sản xuất được trong nước chiếm 42% tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong nước được bán cho các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu 5 %. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên qúa cao và chưa hợp lý.

2.2.2. Về môi trường nhân khẩu học

Việt Nam là nước có tỉ lệ dân số trẻ cao, do đó mức độ tiêu dùng ngày càng gia tăng và Việt Nam đã xác nhận cư dân thứ 90 triệu, đây là thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng. Mặt khác, đời sống của dân cư tăng cao nên đòi hỏi trong tiêu dùng cũng tăng lên. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành kinh doanh LPG.

2.2.3. Về môi trường văn hoá xã hội

Sự giao lưu về văn hoá với cá nước trên thế giới đã giúp Việt Nam học hỏi và thu nhận được nhiều mầu sắc văn hoá mới, quan điểm mới, cách tiêu dùng mới, trong giai đoạn 1995-2000, người dân Việt Nam vẫn còn trọng thới quen ăn chắc mặc bền thì bước sang giai đoạn 2000 trở di, người dân Việt Nam còn quan tâm nhiều đến các vấn đề như mẫu mã, phong cách , kiểu dáng, hương vị, độ hấp dẫn, ... của một sản phẩm. Do vậy đòi hỏi về

tính đa dạng của sản phẩm, chất lượng hàng hóa và sự an toàn khi sử dụng ngày càng cao và đó chính là thách thức đối với Công ty trong quá trình thích nghi, đổi mới hay không đổi mới. Điều này tác động tới các quyết định chiến lược của công ty là cần thiết phải thực sự đổi mới các hoạt động kinh doanh để thích nghi với nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cùng với mức thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, đời sống được cải thiện rõ rệt, nhận thức của người dân đối với việc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước ngày càng tiến bộ, thì nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi là điều tất yếu. Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có phong tục “ăn chín, uống sôi” nên nhu cầu về năng lượng đáp ứng cho việc nấu nướng là rất cần thiết.

Nhu cầu sử dụng gas trong việc nấu chín thức ăn sẽ tăng lên nếu dân số tăng, thu nhập cũng như mức sống của người dân tăng. Theo dự báo dân số của khu vực Miền Trung Tây Nguyên chỉ chiếm 10% tổng nhu cầu của toàn Việt Nam nhưng có tóc độ tăng trưởng ấn tượng hơn so với cả nước, với mức độ tăng trưởng trên 25%/năm. Từ đó, cho thấy nhu cầu về gas cũng sẽ tăng trong tương lai.

2.2.4. Về môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị

Sự ổn định chính trị tại Việt Nam là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng, thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.

Trong những năm 2000, Việt Nam thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với Mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới như EU, AFTA, WTO. Điều đó tạo điều kiện cho công ty tiếp cận được các công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến và hiệu quả hơn.

LPG là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống dân sinh nên chịu sự điều tiết của nhà nước bảo đảm bình ổn thị trường LPG thể hiện qua việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ điều kiện kinh doanh trong hoạt động kinh doanh LPG. Theo Điều 2 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh giá đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 thì mặt hàng LPG thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Tuy nhiên, Điều kiện kinh doanh LPG được quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP vẫn có những bất cập về các quy định về điều kiện kinh doanh LPG

(i) Về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG:

Nghị định 107 quy định các đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp hay đại lý phân phối LPG cấp 1 phải có đủ 300.000 chai, bồn chứa LPG tối thiểu 800m3, các doanh nghiệp kinh doanh LPG khác nếu không đáp ứng đủ điều kiện phải chuyển mô hình hoạt động. Mặt khác, để tránh sức ép thua lỗ, không loại trừ việc các công ty nhỏ, đại lý vẫn sẽ cố tình vi phạm để kiếm lời.

(ii) Về điều kiện về trạm nạp LPG vào chai:

Nghị định 107 chưa có những quy định chặt chẽ với hoạt động sang chiết LPG. Với 1,6 triệu chai LPG đang lưu thông trên thị trường, mối lo lớn của các doanh nghiệp kinh doanh LPG chính là LPG lậu, LPG giả. Những công ty LPG nhỏ chỉ bị ép về việc không xuất nhập khẩu LPG trực tiếp nhưng vẫn có thể thoải mái sang, chiết LPG. Mặc dù, các công ty, trạm chiết nạp thuê khi sang nạp LPG cho các đại lý không cùng hệ thống phải có hợp đồng và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình nạp LPG nhưng rất khó kiểm soát vấn đề này.

(iii) Điều kiện kinh doanh không có cơ sở, không khả thi và gây khó khăn cho thương nhân kinh doanh LPG

Hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh, chiết xuất LPG. Nếu quy định 300.000 vỏ chai LPG/doanh nghiệp sẽ làm cho mức tổng đầu tư cũ và mới của cả nước vượt trên 24 triệu vỏ chai LPG, tương đương gần 10.000 tỉ đồng. Ngoài ra, không có lý do gì để được kinh doanh LPG phải làm một trạm chiết có sức chứa tối thiểu 800 m3. Nếu phải dự trữ thì có thể dự trữ sẵn trong chai LPG chứ không nhất thiết phải đi xây kho chứa với khối lượng lớn như vậy.

(iv) Điều kiện chai LPG lưu thông trên thị trường:

Đối với chai LPG lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn, đăng ký hàng hóa, thương hiệu. Chai LPG đã qua sử dụng phải thực hiện tái kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định. Chai, màu sơn chai LPG phải còn nguyên hình dạng thiết kế ban đầu, các chai này phải có đầy đủ hồ sơ và được lưu giữ theo quy định.

Nạp LPG vào chai là việc sử dụng thiết bị chuyên dùng nạp LPG từ bồn chứa cố định vào chai tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định. Hiện nay, trên thị trường đang tồn tại một số trạm nạp LPG thủ công không bảo đảm các quy định về an toàn vẫn tiến hành nạp LPG vào chai để bán cho khách hàng. Một số trạm chiết, nạp LPG trái phép thực hiện việc chiết nạp LPG vào vỏ chai của các công ty có tên tuổi, sử dụng niêm phong giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các công ty có uy tín. Do đó, bên cạnh sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn trong ngành thì còn có sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ có kiểu làm ăn không chân chính.

2.2.5. Về môi trường công nghệ

Các tiến bộ khoa học công nghệ luôn là một yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Phần lớn nền công nghệ mới ra đời sẽ phủ nhận lại nền công nghệ cũ lạc hậu và kém hiệu quả. Những sản phẩm sản xuất từ nền công nghệ mới sẽ có các tính năng cao hơn, phụ trội hơn và có nhiều tính đa dạng khác có khả năng thu hút được khách hàng chuyển hướng tiêu dùng.

Công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh doanh, nó góp phần thúc đẩy khả năng phát triển trong hệ thống quản lý, nâng cao khả năng tìm hiểu, nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác. Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào xây dựng cầu cảng, kho bồn chứa, cửa hàng, trang thiết bị đo bồn bể chứa gas tự động, máy dò tìm rò rỉ hơi gas, ...

Nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ LPG ngày càng tăng và để đảm bảo nguồn cung LPG ổn định, lâu dài, nhất thiết cần có hệ thống kho chứa với công nghệ hiện đại, có công suất lớn, có khả năng điều phối thị trường và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng nước nhà. Để đảm bảo sức chứa lớn và an toàn, kho lạnh LPG phải được thiết kế sử dụng công nghệ tiên tiến làm lạnh LPG. Với tổ hợp các hệ thống thiết bị hiện đại được

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty petrosetco miền trung giai đoạn 2014 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)