Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi trường và chính sách đầu tư đã được lành mạnh hoá, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất. Gas là chất đốt sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp,... ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% -15%.
Những khó khăn do lạm phát để lại cho nền kinh tế nước ta chưa kịp hồi phục thì suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008 và trong năm 2012 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tài chính của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
Xét về môi trường kinh tế, công ty quan tâm nhiều đến tỷ giá ngoại tệ và các chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước (như chính sách thuế nhập khẩu) đối với các mặt hàng liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tất cả nguyên vật liệu sản xuất mà công ty sử dụng là
mua tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhưng các sản phẩm LPG đều có tính đến thuế nhập khẩu, thuế VAT và đơn giá xác định theo đồng ngoại tệ USD và được quy đổi thành tiền Việt Nam khi thanh toán, đó là yếu tố để đảm bảo đầu vào chất lượng nên sự biến động của tỷ giá ngoại tệ có tác động rất lớn tới việc thanh toán. Nếu tỷ giá VND/USD giảm thì Công ty mua gas về với giá rẻ hơn, do đó giá vốn sẽ được giảm xuống và nhu cầu vốn cũng giảm theo. Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn và giá gas sẽ được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn. Ngược lại, nếu tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến cho Công ty mua gas về với giá cao hơn, do đó giá vốn cũng tăng lên và nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo. Công ty phải tăng tiền đồng Việt Nam để thanh toán tiền hàng và dẫn đến doanh nghiệp phải tăng chi phí sử dụng vốn, giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty.
Ngoài ra, thị trường thế giới tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt, một số biến động về cung cấp khí hóa lỏng LPG trên thế giới biến động thì lập tức giá đầu vào của Công ty sẽ biến động theo tương ứng. Ngoài ra giá điện và xăng dầu cũng tạo một phần không nhỏ những khó khăn cho công ty trong việc giảm chi phí để ổn định giá thành.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi trường và chính sách đầu tư đã được lành mạnh hoá, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất. Gas là chất đốt sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp,... ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng
đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% -15%.
Giá bán LPG khá cao và không ổn định do phụ thuộc vào giá thế giới và thuế nhập khẩu đã đặt sức ép nặng nề lên các nhà kinh doanh và nhập khẩu LPG, tứ đó gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi hợp pháp của các hội viên Hiệp hội Gas Việt Nam. Theo biểu thuế hiện tại của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu mặt hàng LPG với thuế suất là 5%. Mức thuế này đã áp dụng hơn 10 năm nay, từ lúc giá LPG để tính thuế là 200 USD/tấn LPG trong khi giá LPG tính thuế hiện nay là hơn 835 USD/tấn (Giá CP tháng 10/2013). Hiện nay, LPG nội địa sản xuất được trong nước chiếm 42% tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong nước được bán cho các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu 5 %. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên qúa cao và chưa hợp lý.