7. Kết cấu và tóm lược đề tài
1.2.3.1. Lý do cho một phương pháp thực hiện chung của EU đối với tà
liệu chuyển giá (EU TPD)
1.2.3.1. Lý do cho một phương pháp thực hiện chung của EU đối với tài liệu chuyển giá liệu chuyển giá
Nhiều quốc gia thành viên của EU đã đưa ra các quy định mới về chuyển giá hoặc cập nhật các quy định hiện hữu trong những năm vừa qua. Các yêu cầu về tài liệu chuyển giá đã gia tăng trong EU. Nhiều quốc gia thành viên trong EU áp đặt các yêu cầu nặng nề và phức tạp về tài liệu đối với các công ty có dính dáng đến các giao dịch quốc tế có kiểm soát. Tuy nhiên một số quốc gia thành viên EU không đi theo các hướng dẫn của OECD và có sự khác biệt lớn trong các quy định về tài liệu. Việc tồn tại của các hệ thống khác nhau về yêu cầu tài liệu chuyển giá ở cấp quốc gia đã làm ngăn trở sự hoạt động của thị trường nội bộ và làm tăng thêm các gánh nặng và chi phí hoạt động cho các tập đoàn đa quốc gia; thực tại đó cũng gây ra vấn đề cho các cơ quan thuế. Nhiều đại diện doanh nghiệp đã than phiền một cách mạnh mẽ rằng các yêu cầu về tài liệu đã làm gia tăng phiền hà cũng như làm gia tăng các chi phí tuân thủ và các gánh nặng về quản lý hành chính to lớn quá mức thích đáng đối với các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của họ. Thêm vào đó các tài liệu vượt quá các yêu cầu có thể đáp ứng được của kế toán quản trị.
Trong nỗ lực giảm thiểu các gánh nặng trên và nguy cơ đánh thuế hai lần cho các tập đoàn đa quốc gia, Hội đồng Châu Âu đã thành lập “Diễn đàn chuyển giá chung EU” với mục tiêu phát triển các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn về chuyển giá ở EU. Diễn đàn chuyển giá chung EU tập trung vào việc cải thiện theo hướng ứng dụng hiệu quả “Công ước về trọng tài của EU” và các vấn đề liên quan cụ thể của “Quy trình đồng thuận lẫn nhau” (MAP)
dưới các thỏa thuận về đánh thuế hai lần, tranh luận về các quy trình né tránh xung đột và giải quyết vấn đề, bao gồm cả các cơ chế cho việc đạt được “Các thỏa thuận trước về giá” (APA) bên trong EU và các yêu cầu về tài liệu chuyển giá của EU. Về vấn đề tài liệu, vào tháng 5/2005, Diễn đàn chuyển giá EU giới thiệu các kết quả và kết luận cho các vấn đề liên quan đến một phương pháp chung toàn Châu Âu cho các yêu cầu về tài liệu chuyển giá, được gọi là “Tài liệu chuyển giá EU” (EU TPD). Dựa trên các kết luận này, vào tháng 12/2005, Hội đồng Châu Âu đã chấp thuận một đề xuất về Bộ luật quản lý về tài liệu chuyển giá cho các bên liên kết trong EU, và vào 20/06/2006 các Quốc gia thành viên EU chính thức chấp thuận Bộ luật quản lý này. Hội đồng Châu Âu đề nghị rằng các Quốc gia thành viên đồng ý đối với phương pháp chung toàn Châu Âu cho các yêu cầu về tài liệu chuyển giá.
1.2.3.2. Các nguyên tắc bao hàm và nội dung của Tài liệu chuyển giá EU (EU TPD)
Theo như Bộ luật quản lý, nội dung của EU TPD bao gồm một bộ tài liệu chứa đựng các thông tin chung được chuẩn hóa phù hợp cho tất cả thành viên trong nhóm EU (bộ hồ sơ chính), và các bộ tài liệu được chuẩn hóa khác nhau, mỗi bộ chứa đựng thông tin riêng biệt (tài liệu riêng của quốc gia). Theo phương thức mới, các Quốc gia thành viên sẽ truy cập tới bộ tài liệu và thông tin chung giống nhau chứa đựng trong bộ hồ sơ chính, và tài liệu riêng của quốc gia sẽ chỉ có ở một số Quốc gia thành viên riêng.
Nội dung của bộ tài liệu chuyển giá cho một Quốc gia thành viên riêng bao gồm bộ hồ sơ chính và các tài liệu riêng được chuẩn hóa cho quốc gia đó. Tài liệu riêng của quốc gia được sử dụng bởi cơ quan quản lý thuế - cơ quan có sự quan tâm chính đáng trong việc xử lý thuế thích hợp đối với các giao dịch.
Các khuyến cáo trong Bộ luật quản lý hướng đến các Quốc gia thành viên. Việc sử dụng EU TPD là mang tính tự chọn cho các công ty đa quốc gia hoạt động trong EU. Không có ràng buộc pháp lý cho các công ty EU để áp dụng các khuyến cáo trong Bộ luật quản lý. Tuy nhiên, một công ty đa quốc gia sẽ không tùy tiện đi sai lệch khỏi phương pháp EU TPD cho các mục tiêu tài liệu của nó. Do đó, một công ty đa quốc gia đã chấp thuận EU TPD phải thực hiện như trên theo một cách phù hợp trong toàn thể EU từ năm này đến năm khác. Một lưu ý quan trọng rằng các yêu cầu về tài liệu liên quan đến việc kết số về lợi nhuận phải tương tự như được áp dụng trong trường hợp chuyển giá giữa các bên liên kết.
Bộ luật quản lý khuyến cáo các Quốc gia thành viên (i) không áp đặt các chi phí tuân thủ hoặc các phí tổn quản lý bất hợp lý lên các tập đoàn trong việc yêu cầu tạo ra hay thu thập các tài liệu, (ii) không yêu cầu các tài liệu mà không liên quan đến các giao dịch đang xem xét, và (iii) đảm bảo rằng các thông tin mật chứa trong tài liệu của người nộp thuế sẽ không bị phơi bày ra công chúng. Bởi vì EU TPD là một bộ thông tin cơ bản cho việc đánh giá về chuyển giá của các thành viên trong tập đoàn đa quốc gia, nên một quốc gia thành viên được quyền yêu cầu thêm các thông tin và tài liệu bằng các yêu cầu cụ thể hoặc trong quá trình kiểm tra thuế, thông qua luật thuế của nó.
Qua Bộ luật quản lý, các Quốc gia thành viên phải xác định các đối chiếu mang tính quốc nội hoặc không phải quốc nội theo như thực tế riêng biệt và các tình huống của vụ việc. Theo quan điểm này, các đối chiếu có được từ “cơ sở dữ liệu liên Âu” không nên tự động bị bỏ qua bởi các quốc gia thành viên. Bởi vì việc thiếu các đối chiếu đáng tin cậy của thị trường địa phương nói chung, các tập đoàn đa quốc gia có thể cần phải tìm kiếm và sử dụng các đối chiếu ở nước ngoài, nhưng các cơ quan thuế thường thích sử dụng các đối chiếu địa phương cho các mục đích đánh giá chuyển giá. Tại
Châu Âu, các quốc gia thành viên có thể do dự trong việc chấp nhận các đối chiếu ở Châu Âu như là cơ sở cho việc phân tích và thiết lập so sánh chuyển giá khách quan nếu như kết quả không mang đến lợi ích cao như áp dụng các đối chiếu nội địa. Do đó, sự thừa nhận Bộ luật quản lý là cơ sở cho các Quốc gia thành viên EU xem xét và chấp nhận các đối chiếu liên Âu khi các đối chiếu địa phương không có sẵn một cách phổ biến.