7. Kết cấu và tóm lược đề tài
3.2.2.5 Vai trò của hồ sơ chuyển giá
Hồ sơ xác định giá thị trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý rủi ro về chuyển giá, giúp giải thích cho việc giao dịch liên kết được xác định theo nguyên tắc giá ALP, nhận diện các rủi ro cần kiểm soát và các cơ hội để giảm thiểu mức thuế phải nộp.
Mục tiêu của hồ sơ này trước tiên là nhằm tránh những khoản phạt do không đủ chứng từ; tối thiểu hóa các khoản phạt khi có điều chỉnh thuế, đặc biệt trong bối cảnh mức phạt thuế còn chưa được quy định cụ thể tại Việt Nam; cập nhật kịp thời những thông tin của doanh nghiệp trước khi những thông tin này bị lãng quên, ví dụ như trong trường hợp thay đổi nhân sự, thay đổi cơ cấu tổ chức, v.v...; tạo ra ấn tượng về một doanh nghiệp tuân thủ tốt luật định, và giúp thông tin nội bộ đạt hiệu quả.
Để đạt được những mục đích đó, hồ sơ xác định giá thị trường cần đạt được một số tiêu chuẩn cơ bản như tuân thủ theo luật hiện hành, những thông tin và phân tích phải tương thích với nội dung giao dịch, phải được cập nhật, dễ đọc và dễ hiểu.
Một số tài liệu chính cần phải có trong hồ sơ bao gồm: • Mô tả chi tiết về chính sách định giá của giao dịch; • Hợp đồng với bên liên kết;
• Tất cả những tài liệu cần thiết cho mục đích quản lý nội bộ.
Hợp đồng với bên liên kết của giao dịch liên kết giúp làm rõ vai trò và trách nhiệm của từng bên và rủi ro của giao dịch. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những tranh cãi với cơ quan thuế sau này, đặc biệt là việc đánh giá lại tính chất của giao dịch.
Phương pháp và các thủ tục ghi chép/lưu trữ hồ sơ đầy đủ và thích đáng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro về thuế sau này.
Về lý thuyết, rủi ro gánh chịu các khoản phạt thuế sẽ càng thấp nếu hồ sơ của giao dịch liên kết được lưu trữ càng chi tiết và rõ ràng. Tuy nhiên, nếu đứng trên khía cạnh kinh tế, doanh nghiệp cần cân đối giữa chi phí bỏ ra với rủi ro tiềm tàng do việc chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ gây ra để xác định mức độ hồ sơ cần lưu trữ.
Trước tiên, doanh nghiệp cần đặt ra một số câu hỏi sau: • Có cần thiết chuẩn bị hồ sơ hay không?
• Tất cả hay chỉ vài doanh nghiệp trong tập đoàn cần chuẩn bị hồ sơ?
• Bao nhiêu thông tin cần thuyết minh?
• Có cần phân công hẳn một chuyên viên quản lý lập hồ sơ và phản hồi các chất vấn của cơ quan thuế hay không?
Câu trả lời cho những vấn đề trên tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà tập đoàn có thể chấp nhận được; và tùy thuộc vào mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia mà tập đoàn đang hoạt động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quyết định mức độ cập nhật của thông tin. Khoảng thời gian tối thiểu để thông tin được cập nhật tùy thuộc vào yêu cầu về hồ sơ. Đối với những hồ sơ chỉ mang tính khuyến nghị, không bắt buộc, thì thời gian trung bình là 2 đến 3 năm. Doanh nghiệp cũng còn phải xác định mảng thông tin này cần cập nhật tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và tính hữu dụng của thông tin.
Một vấn đề thực tiễn khác mà doanh nghiệp cần cân nhắc là việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thuế. Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần chú tâm đến tính nhất quán của thông tin và lưu ý đến thông tin của những tập đoàn khác cùng ngành. Đối với những tập đoàn hoạt động nhiều quốc gia, vấn đề dịch tài liệu cũng phải được cân nhắc đến. Bởi vì công việc dịch thuật này rất tốn kém và là yêu cầu bắt buộc đối với hồ sơ tại Việt Nam, doanh nghiệp cần xác định thời điểm dịch thuật là thời điểm chuẩn bị hồ sơ hay chỉ đến khi được cơ quan thuế yêu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tính đến mức độ thông tin cần dịch, chỉ dịch bản tóm tắt hay toàn bộ hồ sơ.
Kết luận chương 3
Nhằm giải quyết những khó khăn và hạn chế rút ra từ việc khảo sát thực trạng tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, nội dung chính của chương 3 đã được trình bày những đề xuất giúp doanh nghiệp tuân thủ theo Thông tư một cách chủ động và hiệu quả, quản lý tốt các rủi ro tránh những khoản phạt thuế do hồ sơ không phù hợp. Và những đề xuất đối với cơ quan thuế để tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tuân
thủ các yêu cầu về chứng từ chuyển giá. Đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế chuyển giá tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Vì sao các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI khai lỗ ngày càng nhiều nhưng doanh thu lại không ngừng tăng lên qua các năm và mở rộng đầu tư lại không hề giảm mà tăng lên một cách mạnh mẽ. Cơ quan thuế nghi ngờ các doanh nghiệp này chuyển số tiền khai lỗ ra nước ngoài dưới chiêu thức chuyển giá, biến số lỗ này thành lợi nhuận của công ty mẹ ở nước ngoài. Qua kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy thực trạng tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp FDI chưa cao.
Nhìn lại quá trình ban hành thông tư chuyển giá của Việt Nam từ năm 2005 đến nay đã được gần 6 năm nhưng ngành thuế đã làm được gì để ngăn chặn tình trạng này. Nói một cách khách quan thì ngành thuế đã và đang cố gắng để cải cách thủ tục hành chính thuế và cũng đã cố gắng để chống chuyển giá nhưng do điều kiện cần và đủ chưa được đáp ứng nên chống chuyển giá ở Việt Nam còn rất yếu ớt và chưa đạt được như mong đợi. Nói về điều kiện cần như các văn bản pháp lý chưa đầy đủ, chưa có luật chống chuyển giá…Thêm vào đó cở sở dữ liệu về giá cũng chưa có nên không có cơ sở chứng minh giá chuyển giao trong các giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI là không tuân theo quy tắc giá thị trường (ALP)…. Điều kiện đủ như năng lực của cán bộ thuế còn hạn chế. Chống chuyển giá tại Việt Nam, thực tế mới tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và cán bộ được đào tạo trong lĩnh vực này rất ít và nếu có thì kiến thức và kinh nghiêm về chuyển giá cũng rất hạn chế. Tổng Cục Thuế cũng đã tổ chức những lớp tập huấn về chuyển giá nhưng mới dừng lại ở lý thuyết, thiếu tính thực tế bởi những buổi tập huấn này mới chỉ giới thiệu chung về chuyển giá.
Đồng thời ngành thuế cũng chưa xây dựng được quy trình thực hiện chống chuyển giá. Khi kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, nếu phát hiện doanh nghiệp có những dấu hiệu cho thấy có hành vi chuyển giá thì phải làm như thế nào? Cần giải quyết ra sao? Chuyển thanh tra để kiểm tra toàn diện?...Tất cả đều chưa có được sự thống nhất trong cách làm việc. Hơn thế nữa, trình độ nghiệp vụ như kế toán, ngoại ngữ thì ở doanh nghiệp FDI hơn hẳn nhân lực của ngành thuế. Vậy làm thế nào để giải quyết triệt để vấn đề chuyển giá ở nước ta? Bên cạnh những đề xuất đối với các doanh nghiệp, có nhiều đề xuất đối với cơ quan nhưng tác giả khuyến nghị nên tập trung vào hai giải pháp như sau:
Thứ nhất, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá là vô cùng khó khăn. Từ năm 2005 đến nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về giá trong nước chứ chưa nói đến dữ liệu về giá quốc tế, thậm chí bình quân lợi nhuận ngành cũng chưa xây dựng được. Chính điều này làm cho chúng ta không thể xác định được giá trong giao dịch liên kết có thỏa mãn ALP hay không? Đồng thời, ngành thuế cũng chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng của các ngành liên quan như Hải quan, công an… hay các tham tán thương mại ở các nước. Chính vì vậy tác giả xin đề xuất:
Đối với cơ sở dữ liệu giá trong nước cần phải đẩy nhanh tốc độ để có được một cơ sở dữ liệu giá đầy đủ hoặc đưa ra một thỏa thuận về giá giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp. Đồng thời ngành thuế có thể sử dụng quyền lực được nhà nước giao yêu cầu các doanh nghiệp giao dịch độc lập cung cấp thông tin để có cơ sở xác định giá.
Đối với cơ sở dữ liệu giá quốc tế: Chúng ta có thể mua phần mềm cơ sở dữ liệu về giá như FAME, ORBIS, AMADEUS, BANKSCOPE, ISIS, ORIANA và OSIRIS. Đây là những sản phẩm của hai công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực thông tin các doanh nghiệp là Thomson Reuters và BvDEP (Bureau van Dijk Electronic Publishing) kết hợp để tạo nên giải pháp ONESOURSE về chuyển giá. Dữ liệu của BvDEP ORIANA là tập hợp dữ
liệu giá của các nước Châu á- Thái Bình Dương. Dữ liệu OSIRIS là tập hợp dữ liệu của các công ty toàn cầu, hiện nay Trung Quốc cũng đang sử dụng cơ sở dữ liệu này. Đây là trang web mà chúng ta có thể truy cập để tìm hiểu về các phần mềm cơ sở dữ liệu về giá:
http://thomsonreuters.com/content/press_room/tax/393826
http://onesource.thomsonreuters.com/solutions/transfer-pricing/transfer- pricing/
Thứ hai, ngành thuế phải xem xét, tuyển chọn những cán bộ có trình độ, đạo đức để đào tạo thành những chuyên gia trong lĩnh vực chuyển giá. Xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, ngành thuế không cần phải đào tạo tất cả các cán bộ thuế mà nên lựa chọn để đào tạo thì mới có thể làm việc một cách tự tin với các doanh nghiệp FDI. Sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm quản lý và có những chuyên gia về chuyển giá nên họ luôn đi trước cơ quan thuế một bước. Chúng ta đều biết các công ty kiểm toán quốc tế hiện nay đều có bộ phận thuế quốc tế để tư vấn và làm chứng từ chuyển giá cho các công ty có giao dịch liên kết. Chính sách đào tạo nhân viên vô cùng nghiêm ngặt, các khóa học của họ rất thực tế và hữu ích, thậm chí gửi đào tạo bên nước ngoài. Vậy tại sao ngành thuế không xây dựng khóa đào tạo như họ hay có thể mua những khóa đào tạo như vậy của các tổ chức quốc tế. Ngành thuế phải làm được như vậy thì mới có thể đạy được mục tiêu chống chuyển giá tại Việt Nam.
T
TÀÀIILLIIỆỆUUTTHHAAMMKKHHẢẢOO Tài liệu tiếng anh:
1. Nguyễn Tấn Phát (2009), The Vietnam system in The Light of OECD Guidelines and systems in certain Developed and Developing countries.
2. Michelle Callanan, Introduction of transfer pricing regulation.
3. Michelle Markham, Complying with Australia and PATA transfer pricing documentation rules.
4. Catarina Dreijer and Caroline Samuelsson, Documentation requirement on transfer pricing.
5. Yancheng and Johan Lagerqvist, Documentation within transfer pricing.
6. Ernst & Young, Global transfer pricing survey 2007 – 2008. 7. Ernst & Young (2009), Transfer pricing in Vietnam – Update. 8. Ernst & Young, Transfer pricing Global reference Guide 2009. 9. Price Waterhouse Coopers, International Transfer Pricing 2009. 10.EU Transfer Pricing Documentation Requirement.
11.PATA Transfer Pricing Documentation Package. 12.The OECD Transfer Pricing Guidelines.
Tài liệu tiếng Việt:
1. Đỗ Lê Nghi, Giải pháp đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
2. TS. Phan Hiển Minh, Giá chuyển nhượng (giáo trình giảng dạy). 3. Trung tâm thông tin – tư liệu, Kết quả, tồn tại và định hướng tái cơ
cấu – CIFM, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2009. 4. Thông tư 117/ 2005/TT-BTC. 5. Thông tư 66/2010/TT-BTC. Trang Web: 1. http://www.ato.gov.vn 2. http://www.fia.mpi.gov.vn 3. http://www.mof.gov.vn 4. http://www.en.wikipedia.org 5. http://www.papers.ssrn.com
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát chứng từ chuyển giá
Ngày thực hiện: ____/____/2010
Tất cả những câu trả lời trong phiếu khảo sát sẽ được hoàn toàn giữ kín.
Phần 1 – Trả lời câu hỏi:
1. Công ty biết những yêu cầu chứng từ chuyển giá bằng cách nào?
... ... ... 2. Theo Ông (bà) trong quy định về chứng từ chuyển giá có tiềm ẩn
những rủi ro không? Nếu có thì vui lòng cho biết một vài ví dụ.
... ... ...
3. Để chuẩn bị những yêu cầu về chứng từ thì mất thời gian bao lâu? ... ... ...
4. Công ty có những loại giao dịch liên kết nào?
... ... ...
5. Loại giao dịch liên kết nào là phổ biến trong các giao dịch?
... ...
6. Chi phí để hoàn thành các quy định về chứng từ chuyển giá?
... ... ... 7. Công ty có quan tâm đến chế tài nếu không hoàn thành các quy định
về chứng từ?
... ... ...
8. Công ty có kiến nghị gì về quy định chuyển giá của Việt Nam?
... ... ...
Phần 2 – Lựa chọn câu trả lời
Hướng dẫn: Khoanh vào ô mà Anh/ Chị chọn
9. Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ:
a. Chuẩn bị đồng thời, trên phạm vi toàn cầu.
b. Chuẩn bị riêng lẻ cho từng quốc gia và điều chỉnh theo luật từng nước.
c. Chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ cho tùng quốc gia. d. Không chuẩn bị.
a. Thể hiện tính nhất quán. b. Giảm thiểu rủi ro.
c. Đối phó với cơ chế kiểm soát. d. Giảm tối đa chi phí tuân thủ.
e. Nhận diện cơ hội hoạch định chính sách thuế. f. Tùy từng trường hợp sẽ có chiến lược hay đối phó. g. Theo chính sách của tập đoàn.
11.Tầm quan trọng của chứng từ a. Không quan trọng. b. Ít quan trọng. c. Quan trọng. d. Rất quan trọng.
12.Sự can thiệp của công ty mẹ trong hoạt động chuẩn bị hồ sơ a. Không can thiệp.
b. Ít can thiệp. c. Vừa phải. d. Nhiều.
13.Mức độ can thiệp của Ban lãnh đạo công ty a. Nắm rõ nội dung của thông tư hướng dẫn.
b. Trực tiếp tham gia vào các buổi hội thảo do cơ quan thuế tổ chức. c. Trực tiếp tham gia vào việc xây dựng các hoạch định và triển
khai việc tuân thủ các yêu cầu. d. Kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu.
14.Mức độ hiểu biết của DN về các nội dung của thông tư a. Nguyên tắc giá thị trường (ALP).
b. Quan hệ liên kết. c. Giao dịch liên kết.
d. Yêu cầu lập và lưu giữ chứng từ.
e. Yêu cầu về kê khai bắt buộc các giao dịch liên kết.
15.Những công việc mà DN thực hiện thể hiện sự tuân thủ quy định của thông tư.
a. Kê khai các giao dịch liên kết và nộp đúng hạn cho cơ quan thuế. b. Tìm hiểu các quy định về chứng từ và so sánh với các nước trên
thế giới.
c. Đánh giá rủi ro nếu không thực hiện các yêu cầu về chứng từ. d. Xây dựng chính sách “yêu cầu về chứng từ” của công ty.
e. Chuẩn bị và lưu giữ chứng từ theo từng giao dịch với bên liên kết.
16.Công ty có thuê chuyên gia tư vấn về chuyển giá a. Có.
b. Không.
S l ng T l S l ng T l S l ng T l S l ng T l S l ng T l S l ng T l
1 Nông nghi p - Lâm nghi p - Th y S n 4 0.26% 4 0.26% 2 0.13% 6 0.39% 2 0.13% 6 0.39% 2 Công nghi p khai khoáng 0 0.00% 2 0.13% 0 0.00% 2 0.13% 0 0.00% 2 0.13% 3 Công nghi p ch bi n, ch t o 414 27.08% 349 22.83% 369 24.13% 394 25.77% 368 24.07% 395 25.83% 4 S n xu t, phân ph i đi n, khí đ t,
n c, h I n c và đi u hòa không khí
0 0.00% 1 0.07% 0 0.00% 1 0.07% 0 0.00% 1 0.07%
5 Xây d ng 31 2.03% 45 2.94% 39 2.55% 37 2.42% 37 2.42% 39 2.55%