Hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Chứng từ chuyển giá Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại Việt Nam (Trang 48)

7. Kết cấu và tóm lược đề tài

2.2.2.Hình thức đầu tư

Bảng 2.2: Hình thức đầu tư của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2009

Đơn vị tính: Đô la Mỹ, %

TT Hình thức đầu tư Số dự án

VỐN ĐẦU TƯ VỐN ĐIỀU LỆ

GIÁ TRỊ (USD) TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ (USD) TỶ TRỌNG

1 100% vốn nước ngoài 8,521 110,802,022,376 62.56% 34,996,441,787 61.23% 2 Liên doanh 2,021 54,767,095,420 30.92% 15,769,544,770 27.59% 3 Hợp đồng hợp tác KD 222 4,962,400,300 2.80% 4,480,687,381 7.84% 4 Công ty cổ phần 186 4,736,596,301 2.67% 1,362,025,481 2.38% 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 0.99% 466,985,000 0.82% 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 0.06% 82,958,000 0.15% Tổng số 10,960 177,112,847,397 100.00% 57,158,642,419 100.00%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 2.2 cho thấy 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư chính của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính đến hết năm 2009, chiếm 62.56% tổng nguồn vốn đầu tư. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, hình

thức đầu tư này cho phép tập đoàn được toàn quyền quyết định mọi chính sách kinh doanh và tài chính của công ty tại Việt Nam, bao gồm giá chuyển nhượng, chứng từ chuyển giá. Vì vậy mà hình thức này rất được ưu chuộng.

Hình thức liên doanh với một bên Việt Nam chiếm vị trí thứ 2, chiếm 30.92% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, liên doanh là hình thức đầu tư chính của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; trong đó, phía Việt Nam chủ yếu đóng góp bằng quyền sử dụng đất và phía nước ngoài góp bằng máy móc, công nghệ và vốn. Một số bên nước ngoài đã lợi dụng hình thức này để định giá chuyển giao máy móc và công nghệ cao hơn thực tế nhằm chiếm tỷ lệ vốn đầu tư lớn hơn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Chính sách đầu tư ngày một thông thoáng hơn, nhưng phía Việt Nam còn rất thiếu kinh nghiệm trong việc cùng quản lý liên doanh. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp liên doanh bị bên nước ngoài thao túng, xác định giá chuyển giao đầu vào và công nghệ không hợp lý, nhằm tạo lỗ liên tục nhiều năm nên đã có nhiều liên doanh đã được bên nước ngoài mua lại hoàn toàn và trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chứng từ chuyển giá Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại Việt Nam (Trang 48)