Nghiên cứu của các học giả

Một phần của tài liệu Chứng từ chuyển giá Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại Việt Nam (Trang 38)

7. Kết cấu và tóm lược đề tài

1.3.3. Nghiên cứu của các học giả

Năm 2006, hai tác giả Catarina và Caroline Samuelsson trong bài luận “Yêu cầu về chứng tư chuyển giá” đã nêu lên những vấn đề liên quan đến việc đánh giá giá giao dịch sòng phẳng (ALP). Một trong những vấn đề chính trong việc đánh giá ALP là sự khó khăn trong việc tìm kiếm các giao dịch có tính so sánh giữa các bên độc lập. Điều này phần lớn là do sự gia tăng liên kết thị trường trong thị trường nội bộ, cũng như sự quan trọng của các sản phẩm vô hình. Bởi vì cấu trúc kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia khác nhau

về bản chất đối với cấu trúc của các bên độc lập nên điều này cũng làm phức tạp hóa khả năng thực hiện so sánh. Điều này dẫn đến sự thích hợp trong việc sử dụng các đối chiếu từ cơ sở dữ liệu thương mại. Một kết quả khác của việc thiếu các đối chiếu là các đối chiếu về lợi nhuận sẽ được sử dụng như là các cơ sở tham khảo. Các phương thức khác để tìm kiếm các đối chiếu là internet (ví dụ như các trang web của doanh nghiệp), các tổ chức thương mại/ngành, các hướng dẫn ngành, và các nghiên cứu lĩnh vực của IBFD (ví dụ như về dược phẩm).

Một vấn đề khác liên quan đến đối chiếu là các cơ quan quản lý thuế thích sử dụng các đối chiếu nội địa trong việc khảo sát các tiêu chuẩn theo ALP. Kết quả dẫn đến các quốc gia thường không chấp nhận cơ sở dữ liệu của nhau. Lý do mà cơ quan thuế thích đối chiếu nội địa là vì tác động của sự khác biệt trong thị trường và dựa trên thực tế rằng có sự khác biệt hệ thống kế toán giữa các quốc gia, tác động đến khả năng đối chiếu của các dữ liệu tài chính. Thông thường, chi phí tuân thủ gia tăng khi một tập đoàn đa quốc gia phải tìm kiếm các đối chiếu quốc nội cho mỗi quốc gia mà nó hoạt động. Tuy nhiên việc cung cấp các đối chiếu có thể chấp nhận được là một điều kiện tiên quyết để chứng nhận giá thị thường bởi cơ quan thuế; và từ đó làm giảm nguy cơ của việc điều chỉnh, đánh thuế hai lần và các chế tài khác.

Các đối chiếu giữ vai trò trung tâm để xác định giá giao dịch sòng phẳng và như thế nó cũng quan trọng như đối với việc yêu cầu tuân thủ các yêu cầu tài liệu. Cũng như các yêu cầu tài liệu được thiết kế cho cơ quan thuế để biết được nguyên tắc giá sòng phẳng có được tôn trọng hay không, nếu việc lựa chọn các đối chiếu không được chứng nhận thì một tập đoàn đa quốc gia không thể được chứng nhận về tài liệu. Và việc lựa chọn phương pháp sẽ quyết định việc đối chiếu nào nên được sử dụng. Do đó việc lựa chọn phương pháp và các đối chiếu là điều cốt yếu để hoàn tất các yêu cầu về tài liệu và có

chức năng ngăn ngừa bị thanh tra. Theo quan điểm thực tế là các quốc gia khác nhau quy định các đòi hỏi khác nhau về tài liệu, các tập đoàn đa quốc gia phải được cảnh báo để đảm bảo rằng sự lựa chọn phương pháp và các đối chiếu thỏa mãn đòi hỏi của mỗi cơ quan thuế có liên quan. Bất kể các nghiên cứu tương tự có được thực hiện hay không (ví dụ như Mỹ và Đức), các bộ tài liệu khác nhau vẫn phải được thiết lập do nhiều phương thức tiếp cận khác nhau khi nó trở thành bộ tài liệu thỏa mãn. Đây có vẻ là một thực tế không tích cực, và đòi hỏi sự tìm hiểu nhiều hơn về việc các hướng dẫn quốc tế khác nhau liên quan đến tài liệu chuyển giá tác động đến vấn đề này như thế nào.

Liên quan đến chứng từ chuyển giá, tháng 6 năm 2009 hai tác giả Yan Cheng và Johan Lagerqvist cũng đã khẳng định tầm quan trọng của chứng từ trong chuyển giá và qua nghiên cứu định tính cho một trường hợp của công ty Superfos. Sử dụng phương pháp diễn dịch và dữ liệu thu thập gồm có cả dữ liệu chính và phụ. Dữ liệu chính ở dạng phỏng vấn với giám đốc tài chính của Superfos và dữ liệu phụ thông qua việc sử dụng các hướng dẫn của cơ quan thuế Thụy Điển liên quan đến chuyển giá cùng với các sách, bài viết và cơ sở dữ liệu.

Cuối cùng, hai tác giả giới thiệu một mô hình đã được làm rõ về chứng từ trong chuyển giá dựa trên dữ liệu thu thập được. Thông qua 6 bước, một hình ảnh được làm rõ về tổng thể, cấu trúc doanh nghiệp, nhận diện giao dịch, phân tích chức năng, phân tích đối chiếu và kết quả sẽ được cung cấp.

K

Kếếttlluuậậnncchhưươơnngg11

Tóm lại, ở chương 1 đã đi vào giới thiệu các cơ sở lý luận của các quy định về chứng từ chuyển giá, các khảo sát của Ernst & Young và nghiên cứu của các học giả.

Giao dịch xuyên biên giới ngày càng gia tăng, chứa đựng rất nhiều cơ hội Tuy nhiên, ngay cả khi lợi ích của chuyển giá là rõ ràng, các tập đoàn đa quốc gia vẫn đang đối mặt với các khó khăn, đó là vấn đề pháp lý xảy ra khi các phân đoạn của tổ chức được xác định ở quốc gia khác và động cơ cho cơ quan thuế điều tra xem chuyển giá có được thực hiện đúng hay không.

Tất cả các nước trên thế giới đều không muốn bị chia sẻ nguồn lợi về thuế. Chính vì vậy để chống chuyển giá và để không bị chia sẻ nguồn lợi về thuế, các nước, các tổ chức như OECD, PATA, EU…đều cố gắng đưa ra những quy định về chứng từ chuyển giá.

C CHHƯƯƠƠNNGG 22 -- TTHHỰỰCC TTRRẠẠNNGG TTUUÂÂNN TTHHỦỦ CCÁÁCC QQUUYY ĐĐỊỊNNHH VVỀỀ C CHHỨỨNNGG TTỪỪ CCHHUUYYỂỂNN GGIIÁÁ CCỦỦAA CCÁÁCC DDOOAANNHH NNGGHHIIỆỆPP CCÓÓ VVỐỐNN Đ ĐẦẦUUTTƯƯTTRRỰỰCCTTIIẾẾPPNNƯƯỚỚCCNNGGOOÀÀIITTẠẠIIVVIIỆỆTTNNAAMM 2.1. Chứng từ chuyển giá của Việt Nam

2.1.1. Các yêu cầu chung về tài liệu

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009, luật quản lý thuế năm 2006 và cả các quy tắc thực thi không chứa đựng các yêu cầu chính thức về tài liệu chuyển giá đối với các giao dịch được kiểm soát của các bên liên kết. Nói chung, người đóng thuế được yêu cầu nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính hàng năm cùng với các tài liệu khác phù hợp cho việc xác định số tiền thuế phải nộp cho cơ quan thuế có thẩm quyền, trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tính thuế. Ngoài các tài liệu chung được nêu ở trên, nếu người nộp thuế có các giao dịch bị kiểm soát thì được yêu cầu nộp một bản kê khai chứa các thông tin tổng quát về giao dịch kiểm soát đấy cùng với các bên có liên quan đến nó và phương pháp chuyển giá được dùng để thiết lập giá so sánh khi họ nộp bản kê khai thuế hàng năm.

Căn cứ vào các tài liệu người nộp thuế đã nộp, cơ quan thuế tiến hành việc kiểm tra thuế để xác định tính phù hợp và chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế và sự tuân thủ theo luật thuế của người nộp thuế. Nếu cần thêm các thông tin và tài liệu cho mục đích kiểm tra thuế, cơ quan thuế được quyền yêu cầu người nộp thuế giải trình sự chính xác của bản khai thuế hoặc cung cấp bản kê khai cùng với các chứng từ bổ sung như là hóa đơn, biên nhận hoặc các thông tin khác cũng như các tài liệu phù hợp để xác định số tiền thuế phải nộp. Các tài liệu được yêu cầu bổ sung có thể bao gồm các các tài liệu phục vụ cho việc xác định chuyển giá của các giao dịch được kiểm soát. Bên cạnh bản kê khai thuế thu nhập hàng năm và các tài liệu khác,

người nộp thuế cũng cần phải lưu giữ đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn, biên nhận hoặc các tài liệu phù hợp khác để xác định số thuế phải nộp và để cung cấp các theo yêu cầu của cơ quan thuế cho mục đích thanh tra và kiểm tra. Các yêu cầu chính thức về tài liệu chuyển giá nằm trong Thông tư 117 về chuyển giá năm 2005 và hiện đã được thay thế bằng thông tư 66 ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2010.

Các yêu cầu tài liệu về chuyển giá được quy định một cách chính thức bởi thông tư về chuyển giá năm 2005 và hiện nay là thông tư 66/2010/TT- BTC. Theo thông tư này, các bên liên kết có trách nhiệm khai báo các giao dịch liên kết của họ bằng cách sử dụng một biểu mẫu đặc biệt có tên gọi là “Thông tin về giao dịch liên kết” và bằng cách nộp bản báo cáo này cho cơ quan thuế có thẩm quyền cùng với bản kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tính thuế.

Phần A của biểu mẫu “Thông tin các giao dịch liên kết” chứa các thông tin về giá trị giao dịch liên kết, phương pháp xác định giá. Các bên liên kết được yêu cầu báo cáo phương pháp chuyển giá được sử dụng để thiết lập giá giao dịch tương ứng với mỗi hình thức giao dịch cụ thể. Ứng với thông tin về các giao dịch được kiểm soát, người nộp thuế phải báo cáo doanh thu toàn phần hoặc các chi phí cũng như hình thức cụ thể của các giao dịch theo đơn vị đồng Việt Nam. Phần này cũng dành chỗ cho các phương pháp khác được thêm vào so với 5 phương pháp được xác định trong Thông tư chuyển giá năm 2010.

Phần B của biểu mẫu “Thông tin các giao dịch liên kết” chứa đựng các thông tin chung về các bên liên kết và các giao dịch được kiểm soát của họ. Ứng với thông tin về các bên liên kết, người nộp thuế phải báo cáo tên cũng như quốc gia đăng ký của các bên liên kết đó.

Bên cạnh thông tin chung về các bên liên kết và các giao dịch giữa các bên liên quan được nộp trên các tài liệu cơ bản hàng năm, người nộp thuế có bổn phận cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin, tài liệu và chứng cứ bằng tiếng Việt, phù hợp cho sự xác định chuyển giá của các giao dịch kiểm soát trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế. Tùy thuộc vào việc chứng minh của cơ quan thuế, người nộp thuế có thể được xin gia hạn thêm 30 ngày nữa nếu như họ có lý do thích hợp, tính từ ngày hết hạn của thời hạn cũ.

Điều quan trọng đối với người nộp thuế là nếu như một người nộp thuế (1) không khai báo và nộp báo cáo chuyển giá hàng năm đối với các giao dịch có kiểm soát, (2) không cung cấp cho các cơ quan thuế các tài liệu phù hợp theo yêu cầu trong giới hạn thời gian, hoặc (3) không xác định được các nguồn đối chiếu hợp lý và các tài liệu phù hợp khác, thì cơ quan thuế có quyền thực hiện điều chỉnh chuyển giá và người nộp thuế phải chịu các hình thức phạt liên quan.

2.1.2. Quy định về chứng từ chuyển giá

Theo thông tư về chuyển giá năm 2010, bên cạnh các thông tin chung được khai báo trong báo cáo chuyển giá hàng năm của người nộp thuế, các bên liên kết có bổn phận phải tuân thủ (bằng cách lưu giữ và cung cấp thông tin chi tiết) về tài liệu và ghi chép phù hợp để xác định chuyển giá cho các giao dịch có kiểm soát của họ theo yêu cầu của cơ quan thuế. Các tài liệu phù hợp này bao gồm thông tin chung về người nộp thuế và các bên liên kết, thông tin về các giao dịch được tiến hành bởi các bên liên kết, và thông tin về phương pháp xác định giá đối chiếu.

Thông tư yêu cầu rằng các tài liệu được nộp bởi các bên liên kết cho cơ quan thuế phải ở dạng văn bản viết, có thể là bản gốc hoặc bản copy, phù hợp

với luật pháp Việt Nam về công chứng và xác nhận. Trong một vài trường hợp, nếu một số tổ chức liên kết sử dụng văn bản điện tử, thì văn bản phải tuân thủ theo luật kế toán và các quy tắc thực thi khác liên quan đến tài liệu. Tài liệu chuyển giá phải bằng Tiếng Việt. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang Tiếng Việt, và bản dịch sang Tiếng Việt này phải được công chứng hoặc xác nhận theo quy định hiện hành về công chứng và xác nhận.

Theo luật quản lý thuế năm 2006 và Thông tư về chuyển giá năm 2010, cơ quan thuế có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin do doanh nghiệp cung cấp liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết. Cơ quan thuế phải giữ bí mật các thông tin trên khi nó không xuất phát từ các nguồn thông tin đại chúng. Việc cung cấp các thông tin bí mật của người nộp thuế cho các cơ quan nhà nước thích hợp phải tuân thủ theo các điều khoản của luật Việt Nam. Ngoài ra, luật kế toán và các quy định thực thi cũng yêu cầu các cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giữ và lưu trữ các dữ liệu kế toán được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong khoản thời gian họ sử dụng chúng.

2.1.3.Tài liệu hiện hữu

Thông tư 66/2010/TT-BTC yêu cầu rằng các bên liên kết có tham gia vào các giao dịch được kiểm soát phải có trách nhiệm biên soạn, lưu trữ và cung cấp (khi được cơ quan thuế yêu cầu) thông tin, tài liệu và chứng từ được sử dụng như là cơ sở cho việc thiết lập giá giao dịch sòng phẳng. Các tài liệu, thông tin và bản lưu thích hợp cho các hoạt động kinh doanh và phương pháp chuyển giá của các bên liên kết phải được biên soạn tại thời điểm mà các giao dịch có kiểm soát diễn ra và phải được cập nhật và bổ sung trong quá trình thực thi các giao dịch có kiểm soát. Thông tư yêu cầu rằng các bên liên kết có

bổn phận tuân thủ các yêu cầu về tài liệu hiện hành, bao gồm thông tin chung về các đơn vị liên quan dính dáng đến các giao dịch liên kết, thông tin liên quan đến các đặc tính kỹ thuật sản phẩm, các điều khoản giao kết và điều kiện kinh tế của thị trường tại thời điểm các giao dịch diễn ra, thông tin về việc lựa chọn và áp dụng phương pháp chuyển giá thích hợp nhất cũng như các tài liệu thích hợp cho hoạt động kinh doanh của người nộp thuế ứng với các giao dịch. Theo như thông tư, các tài liệu chuyển giá phải được lưu giữ phù hợp với luật kế toán, thống kê và thuế, liên quan đến việc lưu giữ các bản ghi kế toán và sổ kế toán. Luật kế toán năm 2003 yêu cầu người nộp thuế phải lưu giữ các bản ghi, tài liệu và chứng cứ cho ít nhất 10 năm, đặc biệt là các bản ghi kế toán, tài liệu và các bản ghi được sử dụng trực tiếp để nhập vào sổ kế toán và các báo cáo tài chính hàng năm. Do đó, các tài liệu chuyển giá phải được lưu giữ bởi người nộp thuế cho ít nhất 10 năm từ thời điểm của giao dịch liên quan. Với trình độ phát triển và năng lực trong lĩnh vực chuyển giá của Việt Nam như hiện nay, khi mà các thỏa thuận về giá giữa cơ quan thuế và người nộp thuế (APA) hay hợp tác thông tin với các cơ quan thuế của các nước chưa có thì chứng từ chuyển giá là một giải pháp để chống chuyển giá tốt nhất hiện nay.

2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2009

Một phần của tài liệu Chứng từ chuyển giá Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)