7. Kết cấu và tóm lược đề tài
2.4. Kiểm chứng kết quả phỏng vấn
Để kiểm chứng lại kết quả phỏng vấn, tác giả đã dựa trên thực trạng đầu tư và kết quả khảo sát của Ernst & Young về tình hình thực thi các quy định về chuyển giá trên thế giới để đưa ra một số lý giải cho kết quả trên.
Như đã trình bày trong phần 2.1 – tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến năm 2009, bốn quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Singapore đã chiếm 53,53% tổng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Xét về ngành đầu tư, công nghiệp và xây dựng đã chiếm tỷ trọng hơn 55%, về hình thức đầu tư thì hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng 62.56%. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thủ thuật chuyển giá để tối đa hóa lợi ích của tập đoàn. Một số ví dụ có thể kể đến như là việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (rất phổ biến ở Việt Nam) từ công ty mẹ với giá cao hơn nhà cung cấp mặc dù công ty mẹ không phải là nhà cung ứng mà chỉ đóng vai trò mua và bán lại cho công ty con; hay như việc thành phẩm được bán cho công ty mẹ với giá thấp hơn thị trường thay cho việc bán trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường giải thích cho hiện tượng trên là do công ty mẹ giữ vai trò kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu
vào đến đầu ra. Nếu xét về các giao dịch vô hình, thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở Châu Á tại Việt Nam thường phải trả những khoản phí quản lý, phí tư vấn, phí hỗ trợ kỹ thuật, v.v cho những “công ty” được thành lập tại các quần đảo ưu đãi về thuế quan như quần đảo British Virgin, Caymen, hay Samoa… Thực chất của những khoản phí này cũng chỉ nhằm tăng chi phí hoạt động kinh doanh và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tuy nhiên, do tính vô hình của dịch vụ, việc tăng cường kiểm soát không phải dễ dàng.
Nhìn lại quá trình phát triển luật lệ về định giá theo ALP ở các quốc gia trong phần 2.1, ta thấy Nhật Bản và Hàn Quốc là một trong những quốc gia chú trọng đến vấn đề kiểm soát chuyển giá từ rất sớm và các luật lệ đã được thực thi tương đối toàn diện, đặc biệt là Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp của 2 quốc gia này sớm nhận thức được tầm quan trọng, hậu quả của việc không tuân thủ luật lệ cũng như kinh nghiệm về việc định giá giao dịch sòng phẳng theo nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy, việc các chuyên gia tư vấn nhận định rằng các doanh nghiệp Nhật Bản rất chủ động trong việc tuân thủ theo Thông tư là hoàn toàn có cơ sở.
Các quốc gia đầu tư nhiều vào Việt Nam là Đài Loan, Malaysia và Singapore, doanh nghiệp của các quốc gia này còn thụ động trong việc thi hành nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng trong giao dịch liên kết. Điều này là do các quy định về chuyển giá cũng chỉ mới phát triển tại những đất nước này trong một thời gian ngắn. Các quốc gia này còn đang trong giai đoạn văn bản hóa tất cả các luật lệ liên quan. Vấn đề kiểm tra và giám sát của cơ quan thuế sở tại vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, bản thân công ty mẹ tại các quốc gia này vẫn còn lúng túng trong việc thực thi các quy định này nên các công ty con tại Việt Nam vẫn chưa có được những bước đi cụ thể. Thêm vào đó, theo khảo sát của Ernst and Young (Singapore) cho thấy 47% các doanh nghiệp ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương chỉ chuẩn bị hồ sơ khi cần thiết và
chuẩn bị riêng lẻ theo từng quốc gia; và chỉ có 26% các doanh nghiệp Châu Á chuẩn bị hồ sơ đồng thời trên phạm vi toàn cầu trong khi con số này ở Châu Âu là 39%. Thực trạng này hoàn toàn tương đồng với kết quả khảo sát tại Việt Nam.
Hơn nữa, xét đến mục đích chuẩn bị hồ sơ, tâm lý của các doanh nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là chỉ chuẩn bị để giảm rủi ro (47% doanh nghiệp). Như vậy, tại những quốc gia khi các quy định về phạt điều chỉnh giá và hướng dẫn thực hiện chưa rõ ràng, các doanh nghiệp sẽ không chủ động tuân thủ theo quy định. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp Châu Á tại Việt Nam chậm và chưa chủ động áp dụng các quy định về xác định giá theo ALP cho giao dịch liên kết. Đặc biệt là theo khảo sát gần đây nhất vào năm 2007- 2008 của Ernst & Young cho thấy 74% các công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia và 81% công ty phụ thuộc trong cuộc khảo sát tin rằng chuyển giá là “vấn đề nghiêm trọng” hoặc “rất quan trọng” đối với các tổ chức của họ trong hai năm tới. Vì vậy, kết quả khảo sát tại Việt Nam có 69.57% doanh nghiệp cho rằng chứng từ chuyển giá là quan trọng và 21.74% doanh nghiệp cho rằng chứng từ chuyển giá là rất quan trọng là hợp lý bởi chứng từ chuyển giá là tài liệu thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định về chuyển giá.
Trong quá trình tổng hợp kết quả khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định rằng những thông tin về chuyển giá là những thông tin tuyệt mật nhưng trong quy định về chuyển giá không thấy các chế tài đối với cơ quan thuế nếu để lộ thông tin. Họ cho rằng đây là một trong những rủi ro lớn đối với doanh nghiệp. Và một rủi ro nữa mà trong quá trình tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, khi cơ sở dữ liệu về giá trong nước không có để có thể so sánh, doanh nghiệp sử dụng cơ sở giá ở nước ngoài có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam thì cơ quan thuế có chấp nhận hay không? Vì
vậy, có thể nói nhận định về khả năng xảy ra rủi ro trong quy định về chứng từ chuyển giá của trưởng nhóm chuyên trách về dịch vụ tư vấn thuế quốc tế là hoàn toàn có cơ sở.
Theo kết quả khảo sát đã được trình bày ở bảng 2.6, các doanh nghiệp khảo sát thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn chỉ đạt 56.52%. Do đó ngày 15/09/2010 Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có ban hành thông báo 3304/TB-CT, trong thông báo này Cục Thuế TP. HCM cũng đã xác nhận rằng “Thông tư 117/TT-BTC ngày 19/12/2005 có hiệu lực từ ngày 27/01/2006. Như vậy các năm tài chính 2006, 2007, 2008 và 2009 các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu GCN- 01/TNDN khi thực hiện quyết toán thuế TNDN. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện kê khai theo mẫu GCN-01/TNDN khi thực hiện quyết toán thuế TNDN. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại TP. Hồ Chí Minh chưa tuân thủ các quy định về chuyển giá. Chính vì vậy để có căn cứ kiểm tra, thanh tra Cục thuế TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai bổ sung mẫu GCN- 01/TNDN cho các năm tài chính từ năm 2006 đến 2009. Cơ quan thuế đang rất quan tâm đến vấn đề chuyển giá và sẽ tập trung kiểm tra, thanh tra về chuyển giá trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn FDI có khai lỗ trong nhiều năm theo thống kê của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh như sau:
Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại TP.HCM theo quốc gia đầu tư năm 2007- 2008- 2009
Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại TP.HCM theo ngành nghề kinh doanh năm 2007- 2008- 2009
(xem phụ lục 3)
Qua phụ lục 2 và 3, chúng ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI tại TP.HCM rất lớn 1.529 doanh nghiệp. Năm 2007 có 775 doanh nghiệp khai lãi nhưng tỷ lệ không cao, chiếm 50.69%. Năm 2008 và 2009, số doanh nghiệp khai lỗ tăng lên đáng kể; từ 746 doanh nghiệp năm 2007 lên tới 783 doanh nghiệp năm 2008 chiếm tỷ lệ 51.21% và 822 doanh nghiệp năm 2009 chiếm tỷ lệ 53.76%. Mặc dù các doanh nghiệp báo lỗ tăng lên nhưng các doanh nghiệp này lại không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và vốn đầu tư qua các năm. Trong số các doanh nghiệp khai lỗ, doanh nghiệp nào lỗ thật và doanh nghiệp nào gian lận, tất cả đều chưa có câu trả lời chính xác khi chưa có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Hơn nữa, do ngành thuế còn hạn chế về nhân sự và trình độ quản lý nên cũng chưa thể kiểm tra tất cả các doanh nghiệp này. Tháng 9/2010, Cục thuế TP.HCM vừa mới thành lập “Trung tâm tích trữ dữ liệu người nộp thuế” để thu thập và lưu giữ thông tin về người nộp thuế một cách có hệ thống. Đây cũng là một trong những hành động nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế và hiện đại hóa ngành thuế. Trên cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, Cục thuế TP.HCM tiến hành rà soát những doanh nghiệp có chỉ số rủi ro cao theo một bộ tiêu chí để tiến hành thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới.
Kết luận chương 2
Thực trạng tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp FDI không cao. Các doanh nghiệp nắm được yêu cầu kê khai các giao dịch liên kết là 60.87% nhưng tỷ lệ thực hiện kê khai các giao dịch liên kết lại đạt tỷ lệ thấp 56.52 %. Mặc dù tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều
khẳng định rằng “chứng từ chuyển giá là quan trọng (69.57%) và rất quan trọng (21.74%)”. Đây là một quan hệ tỷ lệ nghịch, khẳng định chứng từ chuyển giá là quan trọng và là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi cơ quan thuế kiểm tra, nhưng tỷ lệ thực hiện lại thấp. Tại sao lại như vậy? Các ngành chức năng mà đặc biệt là cơ quan thuế cần phải xem xét lại về quy trình và cơ chế quản lý doanh nghiệp…
C CHHƯƯƠƠNNGG33––NNHHỮỮNNGGĐĐỀỀ XXUUẤẤTT NNHHẰẰMMTTĂĂNNGGCCƯƯỜỜNNGGVVIIỆỆCCTTUUÂÂNN T THHỦỦ CCÁÁCC QQUUYY ĐĐỊỊNNHH VVỀỀ CCHHỨỨNNGG TTỪỪ CCHHUUYYỂỂNN GGIIÁÁ VVÀÀ CCHHỐỐNNGG C CHHUUYYỂỂNNGGIIÁÁTTẠẠIIVVIIỆỆTTNNAAMM
Ở Việt Nam người nộp thuế không thực hiện những quy định về chuyển giá hay có những hành động được xem như là trốn thuế sẽ bị phạt từ 100% đến 500% số tiền thuế chưa nộp. Chế tài phạt về chuyển giá của Việt Nam rất nghiêm khắc. Thêm vào đó, cơ quan thuế được phép hiệu chỉnh lên tới 10 năm kể từ khi giao dịch kết thúc và điều này tăng thêm rủi ro về thuế cho người nộp thuế ở Việt Nam. Do có các kết quả khác nhau trong cách lựa chọn phương pháp, cách áp dụng nguyên tắc giá ALP và sử dụng các so sánh, nên các công ty có giao dịch liên kết, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, phải có các tài liệu để chứng minh. Việt Nam không phải là thành viên của bất kỳ hiệp định đa phương hoặc liên hiệp nào để tuân thủ theo các tài liệu chuyển giá đồng nhất (ví dụ như gói tài liệu của PATA hoặc tài liệu chuyển giá của EU...). Các tập đoàn đa quốc gia có các giao dịch được kiểm soát ở Việt Nam phải thực hiện các chứng từ pháp lý về chuyển giá do không có sự lựa chọn nào.
Theo điều tra của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới có hệ thống thủ tục thuế phức tạp nhất và người nộp thuế là một trong những người phải tiêu tốn nhiều thời gian nhất cho việc thực hiện thuế. Người nộp thuế ở Việt Nam phải chịu gánh nặng chi phí về thuế cao hơn so với người nộp thuế ở các nước khác trên thế giới. Thêm vào đó có những nhân viên thuế quan liêu dùng quyền lực một cách không phù hợp trong việc áp dụng các quy định và luật thuế trong khi giải quyết công việc với người nộp thuế. Cơ quan thuế và hải quan bị các doanh nghiệp và các cá nhân than phiền nhiều nhất do họ phải áp dụng các thủ tục thuế phức tạp và hệ thống
hành chính thuế không hiệu quả. Với môi trường bắt buộc phức tạp về thuế như vậy nên việc áp dụng các quy định về chuyển giá của Việt Nam cũng rất phức tạp, ví dụ như quy định về lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, có thể dựa trên các so sánh nội địa đáng tin cậy nhưng trong nhiều trường hợp lại thiếu thông tin và cộng thêm các yêu cầu về tài liệu một cách ngặt nghèo. Chính điều này gây ra chi phí cao và gánh nặng về thuế cho các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Với thực trạng chuyển giá và những khó khăn trong việc kiểm soát chuyển giá, tác giả đưa ra các đề xuất như sau: