7. Kết cấu và tóm lược đề tài
1.3.2.2. Việc tuân thủ quy định về chứng từ chuyển giá
Có thể nói, hồ sơ định giá theo ALP trong giao dịch với bên liên kết là bằng chứng quan trọng chứng minh sự tuân thủ các quy định hiện hành. Hồ sơ này phản ánh cách nhìn nhận về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật định và trình độ của doanh nghiệp về định giá giao dịch sòng phẳng. Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về kiểm soát chuyển giá, các tập đoàn đa quốc gia cũng sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để có được hiệu quả cao nhất. Xét trên toàn thế giới, có đến 33% các tập đoàn chuẩn bị hồ sơ trên phạm vi toàn cầu, có nghĩa sẽ có một bộ phận chuyên trách kiểm soát chuyển giá sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho tập đoàn. Tuy nhiên, do quy định rất khác nhau giữa các quốc gia nên có 30% tập đoàn lựa chọn cách chuẩn bị hồ sơ riêng lẻ theo từng quốc gia nhằm tuân thủ tối đa các yêu cầu của địa phương. Trên thế giới có đến 33% các doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hồ sơ khi được yêu cầu trên từng quốc gia riêng lẻ. Điều này đặt doanh nghiệp trong một rủi ro rất lớn bởi vì thời hạn bổ sung hồ sơ thường rất ngắn và việc tìm kiếm những thông tin cần thiết cho hồ sơ là việc làm hoàn toàn không dễ dàng.
Nhìn lại Châu Á, ta thấy gần một nửa doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hồ sơ khi cần thiết. Nguyên nhân có thể kể đến là do các quy định về chuyển giá
còn quá mới mẻ đối với doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế. Vì vậy, doanh nghiệp tỏ ra bị động và chưa nhận thức rõ được vai trò của chứng từ chuyển giá trong giao dịch với bên liên kết.
Bảng 1.3: Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á–TBD Châu Âu
Chuẩn bị đồng thời, trên phạm vi toàn cầu 33% 28% 26% 39% Chuẩn bị riêng lẻ cho từng quốc gia và điều chỉnh theo
luật địa phương 30% 33% 12% 32%
Chỉ chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ theo từng quốc gia 33% 35% 47% 27%
Không chuẩn bị hồ sơ 4% 4% 16% 2%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
Hồ sơ chuyển giá là một thủ tục bắt buộc theo luật định, việc nhìn nhận đúng đắn mục đích của việc chuẩn bị hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ. Theo kết quả khảo sát trên bình diện toàn cầu, 3 mục tiêu chính được các doanh nghiệp lựa chọn là tính nhất quán, giảm thiểu các rủi ro phạt thuế có thể có và để đối phó với cơ quan thuế. Khả năng thông qua việc chuẩn bị hồ sơ để hoạch định thuế lại không được đánh giá cao. Khu vực châu Á, các doanh nghiệp lại dành 47% cho mục đích giảm thiểu rủi ro. Điều đó là do những quy định về chuyển giá chưa thực rõ ràng, minh bạch, nên hồ sơ là công cụ chính để các doanh nghiệp tự bảo vệ mình.
Bảng 1.4: Mục đích chính của việc chuẩn bị hồ sơ xác định chuyển giá
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á–TBD Châu Âu
Tính nhất quán 28% 24% 25% 32%
Giảm thiểu rủi ro 24% 20% 47% 22%
Đối phó với cơ chế kiểm soát 18% 26% 11% 14%
Giảm tối đa chi phí tuân thủ 11% 15% 6% 8%
Khả năng nhận diện cơ hội hoạch định thuế 9% 10% 6% 10% Tùy theo trường hợp/quyết định chiến lược hay đối phó 6% 2% 3% 10%
Theo thông lệ/chính sách công ty 3% 2% 3% 3%
Ernst & Young, Singapore
Khi đánh giá về tầm quan trọng của hồ sơ xác định chuyển giá so với hai năm trước, thì đa số ý kiến đều cho rằng hiện nay hồ sơ có vai trò quan trọng hơn. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của các quy định về chuyển giá. Bởi vì, các cơ quan thuế đang dần chuyển sang giai đoạn văn bản hóa mọi thủ tục và xây dựng hoàn thiện hệ thống kiểm soát. Tuy nhiên, ở Châu Á, có đến 40% ý kiến cho rằng vai trò của hồ sơ là như nhau so với hai năm trước. Đây là con số cao nhất so với các khu vực khác. Một trong những nguyên nhân chính là do hầu hết các quốc gia châu Á đều trong giai đoạn tìm hiểu và cố gắng hoàn thiện các quy định liên quan.
Bảng 1.5: Tầm quan trọng của hồ sơ so với hai năm trước
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á - TBD Châu Âu
Quan trọng hơn 71% 68% 58% 76%
Kém quan trọng hơn 2% 2% 2% 2%
Quan trọng như nhau 27% 30% 40% 22%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
Do có những khác biệt về các quy định định giá theo ALP, các giai đoạn phát triển kinh tế, điều kiện kinh tế, v.v…, nên cách nhìn nhận về những dấu hiệu dẫn đến việc định giá giao dịch sòng phẳng không hợp lý cũng khác nhau. Theo số liệu khảo sát ở bảng 1.5 ta thấy, trên thế giới, một khi doanh nghiệp bị kiểm tra, các cơ quan Tài chính tăng cường kiểm tra giám sát thì có đến 71% nguy cơ doanh nghiệp bị kiểm tra về việc định giá của chuyển giá. Tiếp đến là việc thay đổi giá giao dịch sòng phẳng qua các năm cũng sẽ dẫn đến 60% nguy cơ bị cơ quan thuế kiểm tra về chuyển giá.
Những giao dịch có giá trị lớn, những điều chỉnh giảm về thu nhập chịu thuế, hay những doanh nghiệp khai báo lỗ liên tục trong một số năm cũng là những đối tượng mà các cơ quan thuế nghi vấn. Đối với Châu Á, ngoài những
dấu hiệu trên, các cơ quan thuế cũng quan tâm nhiều đến những giao dịch phức tạp. Điều đó một phần là do tập quán của các doanh nghiệp khu vực này thường sử dụng những giao dịch chồng chéo để che dấu bản chất thực sự của giao dịch.
Bảng 1.6: Các trường hợp có nguy cơ cao bị kiểm soát về chuyển giá
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á-TBD Châu Âu
Các cơ quan tài chính gia tăng việc kiểm tra và đối
tượng thi hành 71% 81% 67% 64%
Thay đổi giá chuyển nhượng 60% 55% 67% 63%
Các giao dịch giá trị lớn 58% 54% 58% 61%
Thay đổi về thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp 56% 50% 42% 64%
Khai báo lỗ 56% 55% 60% 56%
Luật lệ mới ban hành 51% 50% 37% 55%
Doanh nghiệp tái cơ cấu lại 50% 45% 35% 59%
Tính phức tạp của giao dịch 48% 47% 60% 47%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
Việc tuân thủ theo các quy định về chuyển giá có tầm quan trọng đặc biệt trong hầu hết các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, mỗi tập đoàn lại có cách tiếp cận khác nhau, hồ sơ có thể được chuẩn bị trên phạm vi tập đoàn hay chuẩn bị riêng lẻ theo quốc gia, hoặc chỉ chuẩn bị khi cần thiết.