7. Kết cấu và tóm lược đề tài
2.2.3. Ngành đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành đang có những chuyển biến rõ nét, từ những ngành sử dụng nhiều lao động ở buổi đầu đã chuyển thu hút vốn đầu tư sang những ngành công nghệ cao trong những năm gần đây với sự hình thành của ngày càng nhiều các khu công nghệ cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1988-2009, đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng hơn 55% trong tổng nguồn vốn đầu tư, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Đầu tư vào ngành dịch vụ đứng ở vị trí tiếp theo với hơn 30% tổng vốn đầu tư, trong đó, đầu tư vào xây dựng văn phòng - căn hộ, khách sạn - du lịch và
giao thông vận tải - bưu điện được xem là những ngành chính. Với việc Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006, hứa hẹn trong tương lai không xa ta sẽ thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại và tài chính.
Bảng 2.3: Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo ngành tính đến hết năm 2009
Đơn vị tính: Đô la Mỹ, %
TT Chuyên ngành Số dự án
VỐN ĐẦU TƯ VỐN ĐIỀU LỆ
GIÁ TRỊ (USD) TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ (USD) TỶ TRỌNG
1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 50.17% 29,634,570,710 51.85% 2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 22.65% 9,990,957,249 17.48% 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 8.45% 2,433,438,420 4.26%
4 Xây dựng 501 9,103,498,618 5.14% 3,250,878,311 5.69%
5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2.64% 2,911,662,190 5.09% 6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 2.08% 1,046,333,799 1.83% 7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 1.74% 2,385,813,016 4.17% 8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405 1.70% 1,467,414,502 2.57% 9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 1.31% 843,673,485 1.48% 10 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 53 2,236,203,675 1.26% 676,377,653 1.18% 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 0.68% 551,787,585 0.97% 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 72 1,181,695,080 0.67% 1,084,363,000 1.90% 13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 0.54% 237,855,506 0.42%
14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 0.35% 140,541,644 0.25%
15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 0.34% 275,028,133 0.48% 16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 0.15% 105,066,210 0.18% 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 0.10% 85,758,006 0.15% 18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 0.03% 37,123,000 0.06%
Tổng số 10,960 177,112,847,397 100.00% 57,158,642,419 100.00%
2.3. Tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động chuyển giá tại Việt Nam là tất yếu, bởi chuyển giá là một trong những công cụ chiến lược giúp các tập đoàn kiếm được lợi nhuận và đương nhiên là tối thiểu chi phí thuế phải nộp. Mặc dù có những cơ hội như tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ không có giao dịch liên kết, dễ dàng chiếm lĩnh thị trường mới… thì các tập đoàn cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề pháp lý của các quốc gia mà các tạp đoàn có thành viên. Hiện nay, việc kiểm tra thanh tra chuyển giá mới chỉ tập trung ở Tổng Cục Thuế và một số Cục Thuế như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và cán bộ được đào tạo trong lĩnh vực này rất ít, nếu có thì kiến thức và kinh nghiệm về chuyển giá cũng rất hạn chế. Tổng Cục Thuế đã tổ chức những lớp huấn luyện nhưng mới dừng lại ở lý thuyết, thiếu tính thực tế. Thêm vào đó cơ sở dữ liệu về giá lại chưa có nên việc chống chuyển giá ở Việt Nam còn rất yếu, ngành thuế đang bước những bước đầu tiên trên con đường chống chuyển giá.
Các quy định về chuyển giá còn tương đối mới tại Việt Nam và là một vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, để tìm hiểu thực trạng tuân thủ các quy định trên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tác giả đã thực hiện khảo sát các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi nhằm đánh giá nhận thức, mức độ tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá. Đồng thời, kết quả phỏng vấn các chuyên gia cũng được trình bày trong phần này để có thể phân tích sâu hơn tình hình chung của việc tuân thủ quy định về chứng từ chuyển giá.