Theo dõi hiệu quả và khả năng dung nạp ở bệnh nhân được nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả việc nuôi dưỡng nhân tạo bệnh nhân viêm tụy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện bạch mai (Trang 26)

- Nuôi dưỡng qua tĩnh mạch: Chưa có dữ liệu nào khuyến cáo các công thức acid amin hoặc lipid cụ thể trong trường hợp viêm tụy cấp [25]. Hiện tại, không có công thức nào tỏ ra có ưu điểm hơn so với các công thức khác. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung glutamin trong nuôi dưỡng qua tĩnh mạch có lợi trong tiên lượng bệnh, giảm thời gian nằm viện và giảm biến chứng nhiễm trùng [12], [13].

- Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa: Mặc dù các nghiên cứu đã chứng minh được nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa an toàn và được dung nạp tốt ở bệnh nhân viêm tụy cấp nhưng lựa chọn công thức nuôi dưỡng để không kích thích tụy tiết cũng là một vấn đề quan trọng. Có khoảng hơn 100 công thức nuôi ăn qua đường tiêu hóa khác nhau với các thành phần chính của công thức nuôi dưỡng bao gồm:

+ Thành phần cơ bản: amino acid hoặc oligopeptide, maltodextrin, triglycerid chuỗi dài và chuỗi trung bình.

+ Thành phần tổng hợp: protein chưa thủy phân, maltodextrin và đường oligofructose, triglycerid chuỗi dài.

+ Thành phần tăng cường miễn dịch: bao gồm các chất tăng cường miễn dịch như glutamin, arginin và omega 3, probiotic [44], [46], [55].

1.2.5. Theo dõi hiệu quả và khả năng dung nạp ở bệnh nhân được nuôi dưỡng dưỡng

Cần theo dõi bệnh nhân được hỗ trợ dinh dưỡng hàng ngày theo các tiêu chí sau:

+ Dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa: nôn, thay đổi thể trạng đường ruột, bụng căng.

+ Vị trí của ống thông qua đường tiêu hóa: mũi có bị xước, nhiễm trùng, rò rỉ, lệch vị trí.

+ Vị trí đường nuôi dưỡng tĩnh mạch: nhiễm trùng hoặc huyết khối. + Công thức nuôi dưỡng: thể tích dịch nuôi dưỡng và cân bằng dịch.

17

Kiểm tra hàng ngày các chỉ số: công thức máu, điện giải đồ, ure, glucose, magie, phosphat, canci, albumin, sắt, kẽm, đồng, folat, vitamin B12 trong huyết thanh, chức năng gan, CRP và INR. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định cần kiểm tra hàng tuần công thức máu, ure, điện giải đồ, glucose, albumin, magie, phosphat, canci, sắt, vitamin B12 trong huyết thanh, chức năng gan và CRP. Trong trường hợp cần nuôi dưỡng kéo dài, thỉnh thoảng kiểm tra sắt, ferritin, đồng, kẽm, folat, vitamin B12.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng ăn lại, cần kiểm tra magie, phosphat huyết thanh hàng ngày. Nếu thời gian nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa kéo dài trong 2 năm, cần phải kiểm tra mật độ xương để phát hiện các bệnh chuyển hóa xương.

Để đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng, cần theo dõi các chỉ số BMI, các protein chỉ điểm dinh dưỡng, cân bằng năng lượng, chức năng cơ và sự lành vết thương [59].

1.3. Hướng dẫn nuôi dưỡng bệnh nhân viêm tụy cấp của Hiệp hội chuyển hóa và dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (ESPEN 2009)

Hiện tại, chúng tôi thống kê được 11 hướng dẫn nuôi dưỡng bệnh nhân viêm tụy cấp đang được áp dụng trong thực hành lâm sàng, bao gồm hướng dẫn của Hội nghị Tiêu hóa Bangkok 2002, hướng dẫn của Trung quốc 2005, hướng dẫn của Hiệp hội tiêu hóa Anh 2005, hướng dẫn của Trường môn tiêu hóa Hoa kỳ 2006, hướng dẫn của Nhật 2006, hướng dẫn của Hội tiêu hóa Hoa kỳ 2007, hướng dẫn của Hiệp hội chuyển hóa và dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu các năm 2002, 2006 và 2009, hướng dẫn của Hiệp hội dinh dưỡng tĩnh mạch và dinh dưỡng qua đường tiêu hóa Hoa kỳ năm 2002 và 2009 [41]. Có sự tương đồng giữa 11 hướng dẫn về đối tượng bệnh nhân được chỉ định nuôi dưỡng, đường nuôi dưỡng ưu tiên. Tuy nhiên, trong số các hướng dẫn này, chỉ có hướng dẫn của ESPEN 2009 có hướng dẫn cụ thể hàm lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho bệnh nhân theo các thành phần protid, lipid, glucid. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn hướng dẫn của ESPEN 2009 để

18

đánh giá chi tiết việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm tụy cấp và trình bày kỹ nội dung của hướng dẫn sau đây [26].

Để xác định bệnh nhân cần nuôi dưỡng nhân tạo, cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân và mức độ nặng của viêm tụy cấp khi nhập viện và thường xuyên trong quá trình điều trị. Quyết định nuôi dưỡng cần ưu tiên cân nhắc dựa trên tiến triển của bệnh nhân trước khi cân nhắc đến các thang điểm tiên lượng mức độ nặng [26].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả việc nuôi dưỡng nhân tạo bệnh nhân viêm tụy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện bạch mai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)