thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng là nhân tố cơ bản giải quyết những phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian qua
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể hơn trong Luật Khiếu nại - tố cáo.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố.
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn
có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ.
Khiếu nại, tố cáo là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005.
Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, hệ thống các cơ quan Thanh tra đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của công dân, giải quyết được khối lượng lớn đơn thư khiếu tố của công dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn những hạn chế:
- Về lãnh đạo, chỉ đạo
Cấp uỷ, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng, chưa phát hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế của địa phương, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề xã hội phát sinh từ vấn đề thu hồi đất như: tái định cư, đời sống, việc làm, nghề nghiệp…
Việc thực hiện không đúng các quy định của chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết chưa phù hợp với chính sách pháp luật các tranh chấp, khiếu nại về đất đai thời gian qua vẫn còn chiếm số lượng nhiều ở các cấp. Các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi hành. Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương không bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai còn yếu kém về năng lực. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang nặng về mệnh lệnh hành chính, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý. Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Lực lượng trực tiếp giúp cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chưa được phân công nhiệm vụ rành mạch. Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng không thống nhất; ở cấp tỉnh có vụ việc giao cho Thanh tra tỉnh, có vụ việc giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hiện nay, việc thẩm tra, xác minh kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND các cấp không giao cho ngành Tài nguyên và Môi trường. Tình trạng nêu trên đã tăng thêm khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.
- Về công tác quản lý đất đai
Những tồn tại do lịch sử để lại như trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất chưa có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không còn lưu hồ sơ chứng cứ. Công tác kiểm kê trước khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không được thực hiện hoặc được thực hiện thì cũng sơ sài, không còn lưu sổ sách.
Việc thực hiện không triệt để các quy định của pháp luật đất đai ở các cấp làm cho hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu; trước đây, việc ban hành các văn bản về quy hoạch đất đai chậm, thiếu các văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm dẫn đến công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai gặp nhiều khó khăn. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt nên việc tra cứu gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý đất đai ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, đối với cấp huyện, xã là nơi trực tiếp với người dân thì trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi.
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 quy định quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp (nhưng lại quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại khi có vi phạm pháp luật). Nghị định số 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo quy định quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng được xem xét lại trong hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Nghị định số 62/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP, đến Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 thay thế Nghị định số 67/1999/NĐ-CP và Nghị định số 62/2002/NĐ-CP quy định việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng mở rộng hơn. Như vậy, từ quy định khi có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng người khiếu nại không được quyền khiếu nại, đến việc khi có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng người khiếu nại vẫn được quyền khiếu nại dẫn đến việc tuy đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng nhưng người dân vẫn tiếp khiếu vì không thoả mãn, yêu cầu với hy vọng được tiếp tục xem xét giải quyết, tạo nên tình trạng khiếu nại “không có điểm dừng”. Các cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cũng không dám tổ chức thi hành.
Việc quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay có hai con đường: Một là cơ quan hành chính giải quyết, hai là Toà án, tuy nhiên về bản chất đều phải xem xét về quyền sử dụng đất, nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cũng có khác nhau trong việc giải quyết cùng một vụ việc giữa cơ quan hành chính và Toà án. Việc hướng dẫn thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và Toà án còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng đùn đẩy giải quyết giữa Toà án và cơ quan hành chính.
Bằng việc hệ thống một số vấn đề cơ sở lý luận về Chính quyền địa phương, Vai trò nhiệm vụ của Chính quyền địa phương, làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; khái quát những nội dung cơ bản, quy trình, nguyên tắc về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB; tính tất yếu khách quan về vai trò quản lý của chính quyền địa phương trong công tác bồi thường GPMB; khẳng định vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng trong công tác quản lý đất đai, là nhân tố cơ bản giải quyết những phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian qua.
Các khái niệm, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về chính quyền địa phương, về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB được nêu ra trong chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để tiến hành nghiên cứu chương 2 và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB của huyện Cẩm Xuyên trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2