Nhà nước hoạch định các chính sách xã hội và tích cực giải quyết vấn đề xã hội liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giả

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 90)

10 GPMB đường cứu hộ cứu nạn 345 226.692 1.3 2.242 223.140 65.432.000

3.1.3.Nhà nước hoạch định các chính sách xã hội và tích cực giải quyết vấn đề xã hội liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giả

quyết vấn đề xã hội liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng

Theo Quy định nêu rõ :"Đời sống nhân dân tái định cư nơi ở mới phải ổn định lâu dài và tốt hơn nơi ở cũ". Đây là một quan điểm hết sức đúng đắn, phản ánh sự quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, từ chủ trương đến hiện thực là một con đường không phải dễ dàng. Hàng loạt những khó khăn, vướng mắc, bất cập đã xuất hiện trong quá trình triển khai thực hiện. Việc tái định cư cho các hộ gia đình bị giải tỏa chỉ mới quan tâm đến chỗ ở, chưa thật sự chú trọng đến việc quy hoạch khu dân cư thuận lợi cho người dân trong việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới. Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm thiếu tính đa dạng, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và tập quán người dân. Các chính sách hỗ trợ và giá cả bồi thường thường chậm thay đổi so với sự biến động của thực tế nên người dân chưa thật đồng thuận làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và làm chậm tiến độ triển khai các dự án. Bên cạnh đó, một tình trạng tương đối phổ biến là có những dự án được quy hoạch và thu hồi đất xong lại "án binh bất động", để đất hoang hóa, trong khi người dân

không có đất sản xuất; hoặc là quy hoạch "treo" nhiều năm. Đây cũng chính là nguồn gốc phát sinh những khiếu kiện trong thời gian qua.

Để giải quyết được những vấn đề trên, cấn phải có sự điều chỉnh phù hợp:

- Từ thực tế cho thấy, để chính sách tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất được thuận lợi, làm cơ sở cho việc triển khai hiệu quả các dự án, cần phải có những điều chỉnh phù hợp. Ông bà xưa đã nói: "An cư mới lập nghiệp"; do đó, công tác tái định cư phải được quan tâm hàng đầu. Khi xây dựng các khu tái định cư phải hoàn thiện kết cấu hạ tầng như: điện, nước, đường giao thông…trước khi di dời dân đến ở. Không thể để tình trạng nơi ở cũ đã bị giải tỏa trong khi nơi tái định cư còn ngổn ngang, không đảm bảo cho đời sống, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, nghề nghiệp khi xây dựng các khu tái định cư, miền núi phải khác miền xuôi, làng nông nghiệp phải khác làng ngư nghiệp, đô thị phải khác nông thôn…

- Song song với tái định cư là việc phải đảm bảo sinh kế cho người dân khi bị di dời. Do vậy, giải pháp tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp phải được tính toán hợp lý. Việc lập quy hoạch, lập dự án đầu tư cần chú trọng đến khâu khảo sát tình hình lao động phải đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và cần có những chương trình, đề án mang tính chiến lược bền vững về giải quyết việc làm; quy định cơ quan chịu trách nhiệm trong việc đào tạo nghề mới, bố trí việc làm cho số lao động được đào tạo. Tổ chức giám sát, hậu kiểm việc phục hồi sinh kế cho người dân khi bị giải tỏa, di dời.

- Vấn đề sau thu hồi, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không chỉ dừng lại ở việc giao nhà hay giao tiền cho các hộ bị ảnh hưởng mà phải quan tâm đến sinh kế của người bị thu hồi trong nhiều năm sau nữa.

- Việc bồi thường phải tính tới cả bồi thường về công ăn việc làm để đảm bảo người bị thu hồi sống tốt và ổn định ở nơi ở mới. khi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cần đảm bảo điều kiện sinh kế và cơ hội công bằng khi tiếp

cận nguồn vốn ưu đãi cho dân ổn định cuộc sống, cho người nông dân ổn định khi chuyển cơ cấu sang chuyển đổi nghề mới.

- Các chế tài trong Luật Đất dai cần được tăng cường để hạn chế những giao dịch tư lợi và các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai. Thuế tài nguyên, môi trường, đất phi nông nghiệp trong tương lại được Nhà nước ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu trong quản lý và sử dụng đất. Đồng thời, bồi thường cần hạn chế tối đa tình trạng đất hẹp, nhỏ tồn tại. Nhà nước cần hợp khối, hợp thửa nhằm cải thiện đời sống cho nhân và tạo mỹ quan cho cảnh quan nơi có đất thu hồi…

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 90)