10 GPMB đường cứu hộ cứu nạn 345 226.692 1.3 2.242 223.140 65.432.000
2.3.5. Vấn đề tăng cường vai trò chính quyền địa phương đối với quản lý kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng
quản lý kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB gồm có hai muc: Kinh phí chi trả cho các hộ dân và kinh phí tổ chức hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ GPMB. Cả hai khoản kinh phí này được thanh quyết toán vào chi phí công trình dự án theo quy định.
Đối với kinh phí chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận tiền bồi thường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đối với chi phí hoạt động của Hội đồng bồi thường GPMB theo quy định tại Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài Chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường GPMB được trích 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB của dự án. Các loại chi phí cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB gồm: Chi phí trực tiếp thực hiện công tác bồi thường (đo đạc, kiểm kê, áp giá, tuyên truyền...); chi thẩm định phương án bồi thường; tiền lương và phụ cấp kiêm nhiệm của các bộ phận phục vụ công tác bồi thường của dự án; chi phí hoạt động của Hội đồng bồi thường dự án.
Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện bồi thường GPMB của các dự án trên địa bàn, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB lập dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường theo các nội dung chi nói trên. Hội đồng bồi thường, GPMB chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí phục vụ công tác bồi thường, GPMB của chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trình tự thực hiện quyết toán kinh phí bồi thường GPMB dự án thuộc thẩm quyền của huyện như sau:
Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra danh mục hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư trình theo quy định, qua đó xác định rõ hồ sơ, tài liệu còn thiếu; những tài liệu mà chủ đầu tư cần hoàn thiện, bổ sung.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển giao hồ sơ quyết toán cho Phòng Tài chính- Kế hoạch để thực hiện thẩm tra, quyết toán.
Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm tra quyết toán, lập biên bản thẩm tra quyết toán và trình lãnh đạo UBND huyện ký Quyết định phê duyệt quyết toán theo các nội dung qui định.
Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Kết luận chương 2
Nhìn chung công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB ở huyện Cẩm Xuyên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB ở huyện Cẩm Xuyên; vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác GPMB; những vấn đề về: Quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết khiếu kiện, khiếu nại, việc xây dựng khu tái định cư và quản lý, thanh quyết toán kinh phí bồi thường GPMB; từ đó thấy được bên cạnh những ưu điểm nổi bật của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB; luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành và toàn xã hội ... thì không ít những hạn
chế, bất cập về chính sách bồi thường, quản lý về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc khiếu khiện, tranh chấp.
Với cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, cùng những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế được nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở định hướng để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB ở huyện Cẩm Xuyên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó phát huy vay trò của chính quyền địa phương trong công tác bồi thường GPMB trong thời gian tới.
Chương 3