Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 97)

10 GPMB đường cứu hộ cứu nạn 345 226.692 1.3 2.242 223.140 65.432.000

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân

nhân dân

Do các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ GPMB đã được công khai nhưng giải thích chưa rõ ràng nên người bị thu hồi đất chưa hiểu cặn kẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục trong quá trình thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ GPMB. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, khuyến khích người dân, người bị thu hồi đất tham gia vào dự án. Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… vận động quần chúng tạo điều kiện cho công tác GPMB diễn ra thuận lợi. Tổ kê khai đăng ký nên phối hợp với tổ vận động tuyên truyền của xã, thị trấn tới từng hộ gia đình để vận động, tuyên truyền, giải thích, động viên các hộ thực hiện tốt công tác GPMB, tự giác chấp hành việc dỡ bỏ công trình, vật kiến trúc và di dời để giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư.

Đối với các dự án lớn cần tiến hành điều tra, tìm hiểu kỹ các hộ gia đình trong khu vực phải GPMB. Có thể tổ chức buổi gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp ngành liên quan và nhân dân để có phương án GPMB hợp lý và hiệu quả nhất. Tạo niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Giải quyết dứt điểm và kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, xử lý nghiêm minh các trường hợp chây lỳ hoặc có ý định trục lợi khi tiến hành công tác GPMB.

Công tác tuyên truyền phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người có đất bị thu hồi, đất trong dự án. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị, tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, đến từng thôn xóm, đến từng tổ dân cư về nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu lại quỹ đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện, hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhất là Luật Đất đai, các Nghị định Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai, các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức tới các đối tượng có đất bị thu hồi, trước hết là những cán bộ, đảng viên, quần chúng gương mẩu nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước.

Tại mỗi địa phương, cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mạnh có kiến thức pháp luật, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, phát hành các loại tài liệu tuyên truyền gọn nhẹ, dễ dọc, dễ hiểu tới tận tay người dân ở những khu vực triển khai dự án.

Đối với chủ đầu tư cần tăng cường kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với chính quyền địa phương và tổ chức làm công tác bồi thường, tổ chức tư vấn thực hiện đầy đủ quy trình công khai, minh bạch để khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì thế sức mạnh của Nhà nước cần được kết hợp với sức mạnh của quần chúng nhân dân sẽ tạo diều kiện thuận lợi cho công tác GPMB nói riêng và các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia nói chung.

3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, phẩm chất của cán bộ trong công tác GPMB

Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB diễn ra ở những địa phương có đặc điểm kinh tế, văn hoá, chính trị càng phức tạp thì việc tiến hành thu hồi và bồi thường càng khó khăn, phức tạp. Không những cần sự hợp tác của nhân dân mà đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác thu hồi và bồi thường, hỗ trợ GPMB phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực này. Vì vậy nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý là việc hết sức cần thiết. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trước khi thực hiện công tác GPMB, đặc biệt cán bộ ở cấp xã, ban cán sự thôn, tổ dân phố chưa có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Cần kết hợp các sở, ban, ngành trong công tác GPMB để có biện pháp giải toả mặt bằng hợp lý, tránh được sự xô xát, giảm thiểu được biện pháp cưỡng chế trong công tác thu hồi đất.

Phẩm chất của cán bộ trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB cũng là một vấn đề khó khăn. Trong đội ngũ cán bộ có một bộ phận không nhỏ gây cản trở trong công tác bồi thường dẫn đến việc khiếu nại tố cáo từ các hộ gia đình có đất bị thu hồi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công tác đào tạo, giáo dục cán bộ cần được coi trọng, cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cán bộ quản lý đất đai nói riêng cần được thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách có liên quan đến GPMB cho đội ngũ cán bộ chuyên trách từ huyện đến cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của người cán bộ, có hình thức thưởng phạt nghiêm minh, xử lý thích đáng đối với những cán bộ vì lợi ích riêng mà vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Người cán bộ không những có trí, dũng mà cần phải có cả đức. Bác đã từng răn dạy người cán bộ “ cán bộ là người đầy tớ của nhân dân” nên phải hết mình vì công việc, vì nước quên mình, vì dân phục vụ.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w