Các bước thực hiện thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Theo điều 29-31 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư GPMB được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

* Giai đoạn: Trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất:

Các chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng công trình hoặc theo dự án (gọi chung là chủ đầu tư), phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Thỏa thuận địa điểm

Chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất tiếp xúc với các cơ quan có chức năng, thẩm quyền để thỏa thuận địa điểm, lập dự án đầu tư. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, đủ điều kiện và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống nhất ra thông báo thỏa thuận địa điểm.

Bước 2. Lập phương án tổng thể

Sau khi có thông báo thỏa thuận địa điểm, chủ đầu tư lập Phương án tổng thể trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể là:

Đối với các dự án đầu tư phải trình cơ quan Nhà nước phê duyệt, thì chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch & Đầu tư (cấp tỉnh) hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch (cấp huyện) để trình phê duyệt phương án tổng thể;

Đối với các dự án đầu tư không phải trình cơ quan Nhà nước phê duyệt thì nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên & Môi trường (cấp tỉnh) hoặc Phòng Tài nguyên & Môi trường (cấp huyện) để trình ban hành văn bản chấp thuận phương án tổng thể.

Bước 3. Thông báo thu hồi đất

Trên cơ sở hồ sơ, cơ quan chuyên môn thông báo việc thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ban hành thông báo chủ trương thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất có các nội dung chính sau đây:

Lý do thu hồi đất; diện tích khu đất thu hồi; vị trí khu đất thu hồi; kế hoạch di chuyển. Cho phép nhà đầu tư được tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án để phục vụ việc lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án. Nội dung trên được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, Trạm Truyền thanh cấp xã, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi. Ngoài việc thông báo này, chủ đầu tư tổ chức thực hiện bồi thường cùng với UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành các nội dung trong thông báo.

Phương án tổng thể phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận để làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất, giao đất hoặc thuê đất.

* Giai đoạn thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư: Bước 1. Thu hồi đất

Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thu hồi đất, giao đất, thuê đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan

này lập thủ tục trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp:

UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất cho từng trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài khác.

Trong trường hợp thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất do UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì UBND huyện phải thực hiện việc thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trước khi UBND tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài và giao đất, cho thuê đất trong cùng một quyết định.

Bước 2. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư (tổ chức thực hiện bồi thường), UBND cấp xã tiến hành kiểm kê gồm:

Đất đai: Họ tên, địa chỉ người có đất bị thu hồi; nguồn gốc đất, diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí đất bị thu hồi; tài sản trên đất, gồm nhà ở, công trình, kiến trúc, cây trồng...; khi kê khai, kiểm kê cần phải thực hiện việc đo, điếm cụ thể, xác định đúng, đủ về số lượng, khối lượng, tỷ lệ % còn lại của tài sản bị thiệt hại; số nhân khẩu, hộ khẩu đang sống chung cùng gia đình, số lao động trong độ tuổi, ngoài độ tuổi; lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp; đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo..; các tiêu chí này là cơ sở để tổ chức thực hiện bồi thường tiến hành xác định mức các khoản hỗ trợ.

Bước 3. Lập phương án chi tiết bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư

Hội đồng bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chịu trách nhiệm lập phương án chi tiết đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản

trên đất; áp dụng điều luật để xác định và mức hỗ trợ khác cho từng đối tượng gồm các nội dung chủ yếu sau:

Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trong hạn mức; các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất, giá nhà, công trình, tài sản trên đất; số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội; số tiền bồi thường (về đất, tài sản trên đất), số tiền được hỗ trợ (bao gồm các khoản); việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; việc di dời mồ mả.

Bước 4. Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân

Sau khi phương án chi tiết được lập, Hội đồng bồi thường GPMB phối hợp với UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của công đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi (trụ sở thôn, khối phố, nhà sinh hoạt văn hóa,...) là hình thức bắt buộc. Ngoài việc niêm yết, có thể tổ chức họp các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án tham gia góp ý trực tiếp vào phương án chi tiết đang lấy ý kiến góp ý, các cuộc họp này phải được lập biên bản hoặc hình thức thích hợp khác.

Những người bị thu hồi đất có quyền tham gia ý kiến góp ý để phản ánh những nội dung chưa đúng, chưa đủ khi kiểm kê hoặc tính giá trị bồi thường hoặc các chính sách hỗ trợ khác đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

Thời gian niêm yết ít nhất sau 20 ngày, tổ chức thực hiện bồi thường, UBND và UBMTTQ cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi lập biên bản xác nhận việc niêm yết, đồng thời lập bảng tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi, ý kiến của các đoàn thể, cá nhân có liên quan (nếu có).

Bước 5. Hoàn chỉnh Phương án

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh

phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 6. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

Phương án chi tiết sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định phê duyệt phương án, tổ chức thực hiện bồi thường phải triển khai các nhiệm vụ sau:

Niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã; các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; để nhân dân theo dõi, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện;

Tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng trường hợp bị thu hồi đất hoặc trích sao bảng chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ mức bồi thường, hỗ trợ về đất, nhà cửa, vật kiến trúc, tái định cư;

Thông báo thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian bàn giao đất. Khi niêm yết phải lập biên bản có xác nhận của đại diện UBND, UBMTTQ cấp xã và đại diện những người có đất bị thu hồi.

Bước 7. Tổ chức chi trả bồi thường:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phương án được phê duyệt, chủ đầu tư phải thực hiện việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng trường hợp bị thu hồi đất. Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại Kho bạc nhà nước (hoặc Ngân hàng) làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện.

Bước 8. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Khi bàn giao phải lập biên bản bàn giao mặt bằng giữa Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với người có đất bị thu hồi, và có sự xác nhận của UBND cấp xã.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w