của địa phương
1.4.1. Giải phóng mặt bằng là yêu cầu tất yếu của quá trình pháttriển kinh tế - xã hội triển kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, một vấn đề nổi cộm lên là việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để phục vụ cho quá trình đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đang phát triển mạnh mẽ… Trong thời gian tới, cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng có tốc độ đô thị hoá cao, quy mô đô thị lớn thực hiện các dự án mở rộng không gian, cải tạo nút giao thông, xây dựng các tuyến đường, xây dựng khu đô thị mới, phát triển nhà… Công tác GPMB thực hiện tốt sẽ góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, công tác GPMB góp phần đẩy nhanh công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý của Nhà nước nhằm quản lý thống nhất toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả… Thông qua công cụ này, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, nắm được thực trạng và hiện trạng sử dụng đất đến từng loại đất và đảm bảo cho việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đến từng cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được thực hiện đúng pháp lý và đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời đưa ra các chính sách về đất đai, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả. Nhà nước thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất với mục đích gì? Quy hoạch sử dụng đất là việc bố trí, sắp xếp, phân bổ lại quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng cụ thể phù hợp với giai đoạn phát triển cả nước và từng địa phương. Kế hoạch sử dụng đất là việc lập ra các chương trình, dự án, mục tiêu nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đề ra. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý là việc chuyển đổi những mảnh đất, những khu đất sử dụng kém hiệu quả sang mục đích sử dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời có sự tập trung đất đai để không những mang lại hiệu quả kinh tế mà cả hiệu quả về môi trường, xã hội. Ví dụ cho việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất có mục đích sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Hay đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhà ở, buôn bán sản xuất nhỏ lẽ sang xây dựng khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Hay quy hoạch sử dụng đất cho mục đích sản xuất công nghiệp hoá chất tại những vùng xa dân cư, cần di dời dân cư để tránh cho việc ô nhiễm môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt cũng như nguồn đất sản xuất. ở nước ta, một số diện tích đất nông nghiệp tại trung tâm thành phố, trong khu đô thị hoá hay gần các trục đường giao thông lớn đang dần bị thu hẹp. Thay vào đó là các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất hoặc để mở rộng các nút đường giao thông…Đây là việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang phi nông nghiệp với hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần và góp phần cho đô thị hoá, phát triển đô thị.
Việc sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết bởi đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người và là thành phần quan trọng của môi trường sống đối với tất cả các sinh vật trên trái đất. Việc phát triển đất đai như ngày nay đã phải trải qua một thời kì tương đối dài trong lịch sử phát triển của nó. Thực tế các khu dân cư, khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp hình thành và phát triển tự nhiên nên manh mún, nhỏ lẽ và thiếu đồng bộ dẫn tới một lượng đất đai bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước đã tiến hành bố trí, sắp xếp lại quy mô cũng như cơ cấu sử dụng đất trong cả nước nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực đất đai. Có sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn lực này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng các nguồn lực khác trong vùng.
Công tác GPMB cho phép sử dụng nguồn lực đất đai một cách có hiệu quả, là yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổng thể cũng như chi tiết. Một cách gián tiếp, công tác GPMB đã điều tiết các hoạt động liên quan đến đất đai của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Giải phóng mặt bằng là một điều tất yếu của sự phát triển. Khi một quốc gia ngày càng phát triển để đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức lại sản xuất, mở rộng địa giới hành chính, quy hoạch khu tái định cư, mạng lưới giao thông, các công trình phục vụ cho vui chơi giải trí thì cần phải có mặt bằng để có thể thực hiện. Từ sau địa hội Đảng VI năm 1986, cả nước đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới nền kinh tế thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên đất nước cần chuyển dịch nền kinh tế theo hướng hiện đại tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch đồng thời với việc giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang đất chuyên dùng sử dụng xây dựng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp.. là một điều tất yếu diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, vì vậy, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng này thì việc GPMB khi thu hồi đất là điều tất yếu của quá trình phát triển.
Mặt khác công tác giải phóng mặt bằng là một công việc khó khăn, phức tạp tốn nhiều thời gian và tiền của, nó liên quan đến nhiều cấp ngành khác nhau. Thực tế nhiều dự án, công trình không thực hiện được hay là chậm tiến độ là do công tác GPMB không được quan tâm đúng mức, vai trò của các cấp chính quyền không được coi trọng. Giải phóng mặt bằng đụng chạm đến nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau do vậy công tác GPMB không chỉ giới hạn trong một địa phương cụ thể mà cần có sự chỉ đạo từ cấp Trung ương đến địa phương cơ sở đảm bảo được quyền lợi của người dân bị mất đất cũng như quyền lợi của chủ dự án, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ tránh những vụ việc khiếu kiện kéo dài. Trong công tác giải phóng mặt bằng, các cấp chính quyền đóng vai trò hết sức quan trọng từ cấp Trung ương đến địa phương và cơ sở. Vai trò của chính quyền địa phương thể hiện ở sự quan tâm, thường xuyên theo dõi chỉ đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể quần chúng trong công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án.
Hiện nay do cơ chế chính sách về đất đai có nhiều bất cập, chậm được bổ sung, sửa đổi; nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai nhưng còn nhiều vấn đề chưa rõ, còn chồng chéo, mẫu thuẫn nhau. Pháp luật về đất đai còn nhiều điểm chưa phù hợp thực tiễn, có nhiều cách hiểu khác nhau nên rất khó khăn trong việc thực hiện, chính sách về đất đai của nhà nước đang dần hoàn thiện nên có nhiều sự thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai thay đổi 7 lần, trong đó 4 lần thay thế - năm 1987, 1993, 2004, năm 2013 và 3 lần sửa đổi, bổ sung - năm 1998, năm 2001, năm 2009. Riêng quy định về bồi thường, hỗ trợ GPMB cũng đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung, đó là: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP nay là Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Đặc điểm của những lần thay đổi chính sách về sau thường có lợi hơn rất nhiều đối với người bị thu hồi đất so với chính sách về trước và có nhiều nội dung quy định chưa phù
hợp thực tiễn. Điều này đã dẫn đến việc người bị thu hồi đất so sánh về quyền lợi dẫn đến kiến nghị, khiếu nại và rất khó khăn trong việc giải quyết các dự án dỡ dang áp dụng chính sách qua nhiều thời điểm. Công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:
- Ở cấp tỉnh, cấp huyện
Thành lập các cơ quan chuyên trách thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cụ thể:
Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc áp dụng các chính sách khi lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư của chủ dự án, việc xét duyệt phương án bồi thường thiệt hại tái định cư của Hội đồng GPMB, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, phòng ban có liên quan tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tham gia Hội đồng thẩm định để kiểm tra, giám sát việc thẩm định đúng chính sách, đúng chế độ, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những vướng mắc chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thành lập Hội đồng thẩm định giải phóng mặt bằng (cấp tỉnh, do Sở Tài nguyên môi trường chủ trì, cấp huyện do phòng Tài nguyên môi trường chủ trì) căn cứ chính sách, quy định của pháp luật, phối hợp với các ngành, các phòng có liên quan để kiểm tra, giám sát, thẩm định về giá bồi thường, giá nhà tái định cư, thẩm định các phương án bồi thường, phê duyệt, tái định cư theo quy định.
Có quyền kiểm tra, chỉ đạo Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường thiệt hại và phê duyệt phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư, có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân về đền bù thiệt hại, GPMB cưỡng chế đối với những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không chấp hành quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
- Chính quyền xã, phường, thị trấn
Xã, phường, thị trấn là cơ quan phối hợp quan trọng trong công tác đền bù GPMB, có quyền xác nhận tờ khai của các tổ chức, cá nhân về diện tích,
hạng đất, vị trí đất, nguồn gốc sử dụng đất, số lượng tài sản gửi Hội đồng bồi thường GPMB cấp huyện. Tổng hợp báo cáo, tình hình sử dụng quỹ đất dùng để bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, đây là cơ quan gần với người dân nhất, có thể lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng của dân, trực tiếp thực hiện các công việc có liên quan đến công tác GPMB, như chuẩn bị phương án, khảo sát, tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn tiến hành công việc của mình, đứng ra giải thích, thuyết phục, vận động người dân chấp hành các chủ trương chính sách trong công tác GPMB.
- Các cơ quan sở ban ngành, phòng ban
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chủ trì việc thẩm định phương án bồi thường GPMB do Hội đồng bồi thường GPMB lập, trình UBND tỉnh, huyện ra Quyết định phê duyệt; hướng dẫn việc xác định đất được bồi thường, đất không được bồi thường; xác định khã năng quỹ đất dùng để bồi thường.
Sở Tài chính tỉnh, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện: Giúp cho UBND tỉnh, huyện xác định giá đất, giá tài sản bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái định cư tại địa phương; kiểm tra, giám sát việc chi trả tiền bồi thường và chi phí cho công tác bồi thường GPMB.
Sở Xây dựng tỉnh, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện: Xác định giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường; phối hợp với các cơ quan chức năng xác định quy mô, quy chuẩn xây dựng khu tái định cư.