Vấn đề tăng cường vai trò chính quyền địa phương đối với việc thu hồi đất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phê duyệt, công

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

10 GPMB đường cứu hộ cứu nạn 345 226.692 1.3 2.242 223.140 65.432.000

2.3.2. Vấn đề tăng cường vai trò chính quyền địa phương đối với việc thu hồi đất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phê duyệt, công

thu hồi đất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phê duyệt, công trình lớn để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích quốc gia

Huyện Cẩm Xuyên là một trong những địa phương có số lượng lớn các dự án liên quan đến thu hồi đất. Nhiều dự án hoàn thành đã mang lại diện mạo

mới, hiện đại, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Bên cạnh đó, còn không ít doanh nghiệp "ôm đất", chậm triển khai dự án hoặc cố tình vi phạm Luật Đất đai để trục lợi. hiện nay tình trạng bỏ hoang đất, sử dụng đất lãng phí vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận như dự án khu đô thị GreenCity 60 ha tại xã Cẩm Vịnh, Dự án khu du lịch Bắc Thiên Cầm 267 ha tại thị trấn Thiên Cầm, dự án khu đô thi ven Sông Hội 34 ha tại thị trấn Cẩm Xuyên... đã hết thời gian triển khai dự án nhưng các nhà đầu tư không thực hiện như đã cam kết.

Thực tế tình trạng chậm triển khai thực hiện các dự án sử dụng đất do nhiều nguyên nhân trong đó có việc quy hoạch chưa ngang tầm với yêu cầu nên không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa, chưa giải quyết vấn đề xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường, chủ yếu mới chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thu hút đầu tư mà chưa quan tâm đến đầu tư hạ tầng xã hội để phục vụ đời sống sinh hoạt của người lao động trong khu công nghiệp, nhất là các công trình phúc lợi xã hội như nhà ở, khu sinh hoạt văn hóa, thể thao... Đặc biệt, quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính đến yếu tố liên kết vùng và ngành. Việc triển khai quy hoạch khu công nghiệp địa phương còn hạn chế, việc điều chỉnh quy hoạch, thành lập mới, mở rộng khu công nghiệp được thực hiện khi chưa hội đủ điều kiện, chưa tận dụng được tiềm năng phát triển của địa phương; tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn thấp. Tình trạng nhà đầu tư không có kinh phí để thực hiện bồi thường GPMB, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra phổ biến. Hiện nay, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn bị chìm lắng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm đưa đất vào sử dụng. Bên cạnh đó, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị còn chạy theo mục đích thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nên chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực, chưa kiểm soát được tình trạng một nhà đầu tư xin giao đất, thuê đất để thực hiện nhiều công trình, dự

án ở nhiều địa phương khác nhau, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí; do các cơ quan có thẩm quyền về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật thường kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của chủ dự án. Bên cạnh đó, các cơ quan có trách nhiệm chưa chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư. Nhiều vụ việc xử lý vi phạm còn bị chi phối bởi các quan hệ xã hội.

Để tăng cường công tác quản lý đất chính quyền địa phương các cấp cần triển khai lập quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức sau khi được Nhà nước giao, cho thuê để bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không được xét duyệt quy hoạch mới các cụm công nghiệp nếu không bảo đảm đủ các điều kiện có trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt và các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, tỷ lệ lấp đầy. Mặt khác, cần kiên quyết không cho thành lập mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp nếu không bảo đảm các yêu cầu phù hợp với quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát các quy định pháp luật về đất đai để sửa đổi, bổ sung nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư, trong đó có vấn đề thu hồi đất do chậm đưa đất vào sử dụng như quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất để lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Tăng hiệu quả sử dụng đất đi đôi với tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này đang trở thành vấn đề quan trọng. Cùng với chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, cho năng suất cao, Nhà nước nên đồng ý cho một số địa phương chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đây là chính sách quan trọng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Tuy nhiên, sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh lãng phí đất đai, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và phục vụ lợi ích quốc gia là bài toán đang đặt ra lúc này cho công tác quản lý và sử dụng đất ở địa phương.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w