của khách sạn Công Đoàn Việt Nam.
Để sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn một cách có hiệu quả, việc tạo động lực cho người lao động trong khách sạn giữ một vai trò rất quan trọng. Khách sạn chỉ có thể đạt được năng xuất cao khi có những nhân viên làm việc một cách tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người quản lí thực hiện để tạo động lực lao động cho nhân viên.
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới các mục tiêu của khách sạn. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động trong con người. Do đó,
hành vi có động lực trong khách sạn là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức, và các chính sách về nhân lực cũng như sự thực hiện những chính sách đó. Các yếu tố cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho chính họ, chẳng hạn như nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị,…
Để tạo động lực cho người lao động trong khách sạn nói chung và cho nhân viên phục vụ tại bộ phận buồng nói riêng, khách sạn đã thực hiện những biện pháp như sau:
Khách sạn xác định mục tiêu kinh doanh của khách sạn trong một thời gian nhất định, thường là theo quý, xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động để người lao động hăng say làm việc, phấn đấu để đạt được mục tiêu và khách sạn cũng đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp người lao động làm việc tốt hơn. Hơn nữa, khách sạn cũng tạo động lực cho nhân viên bằng cách tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên để họ hoàn thành công việc một cách có hiệu quả, khách sạn cũng tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện những công việc thích hợp với khả năng và có thể phát huy hết những khả năng và tố chất của người lao động. Ngoài ra khách sạn cung tạo động lực cho người lao động bằng cách sử dụng các công cụ tạo động lực như: Sử dụng tiền công, tiền lương, tiền thưởng để khuyến khích tinh thần lao động của nhân viên, có thể nói mục tiêu hiện hữu nhất để nhân viên làm việc, đó là được trả lương, tuy nhiên việc trả lương phải như thê nào để đạt được hiệu quả cao nhất thì lại không phải là vấn đề đơn giản, có thể nó sẽ phản tác dụng, làm cho nhân viên không có nhiều mục tiêu trong lao động, với khách sạn Công Đoàn Việt Nam việc áp dụng tiền công như một công cụ tạo động lực được thực hiện khá là tốt, tiền công và tiền lương được trả khá là thỏa đáng so với đóng góp của người lao động, tuy nhiên dường như cũng
giống như những khách sạn khác, hệ thống tiền lương ở đây vẫn khá bất công so với nhân viên làm việc tại bộ phận buồng, có vẻ tích chất công việc không được xem trọng của nhân viên buồng đã ảnh hưởng đến hệ thông tiền công của khách sạn, nhân viên bộ phận buông thường được mức lương ở mức thấp hơn so với các bộ phận khác. Ngoài tiền lương và tiền thưởng, khách sạn