Nhiệm vụ chung, và nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong tổ buồng.

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam (Trang 41)

Tình hình thực hiện công việc của các nhân viên làm việc tại bộ phận buồng.

Nhiệm vụ chung của tổ buồng đúng như tên gọi của tổ, đó là việc chuẩn bị phòng trong tình trạng sẵn sàng để nhận khách, ngoài ra tổ buồng còn có nhiệm vụ đó là phối hợp với lễ tân để chuẩn bị đón khách, thông báo cho lễ tân tình trạng buồng đã sẵn sàng và buồng chưa để cho lễ tân nhận khách và huớng dẫn khách lên phòng, tổ buồng phối hợp với tổ giặt là trong việc chăm

sóc, giọn đồ cho khách khi khách còn ở lại khách sạn, tổ buồng cũng có nhiệm vụ kiểm phòng khi khách trả phòng để thông báo cho lễ tân thanh toán những dịch vụ mà khách đã sử dụng tại phòng trong phạm vi những thứ cần thanh toán để lễ tân thanh toán với khách hàng, và cũng giống như tất cả các bộ phận khác của khách sạn, tổ buồng cũng có nhiệm vụ đó là quán triệt quan điểm chung của khách sạn là phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo và sử dụng kinh doanh có hiệu quả.

Nhiệm vụ của trưởng phòng bộ phận buồng là lãnh đạo, tổ chức, tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc tốt và đảm bảo duy trì chất lượng buồng ngủ của khách sạn luôn ở mức cao nhằm thực hiện mục tiêu thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cao của khách về buồng ngủ và giữ uy tín và danh tiếng cho khách sạn. Có thể nói Có thể liệt kê một số nhiệm vụ cơ bản của trưởng phòng phụ trách tổ buồng như sau: Phân công,bố trí và điều động nhân viên sao cho đảm bảo tất cả các buồng sẽ có khách check in trong ngày đều được ở tình trạnh vệ sinh sạch sẽ và sẵn sàng trước khi khách tới khách sạn; Thiết kế các sơ đồ biểu mẫu về tình trạng buồng một cách đơn giản và dễ hiểu để thông tin cho các bộ phận liên quan; Tổ chức quy trình làm buồng của nhân viên một cách khoa học và nền nếp; Chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xắp xếp, kiểm kê và giao nhận hàng hóa vật tư trong kho thuộc bộ phận phục cụ buồng; Giải quyết mọi vướng mắc với khách trong phạm vi bộ phận phục vụ buồng; Đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên trong bộ phận mình phụ trách; Phối hợp với các bộ phận có liên quan một cách hiệu quả. Ngoài ra, cũng như nhiều bộ phận khác trong khách sạn, tổ trưởng tổ buồng cũng phải thực hiện các chức năng: Quản lý nhân viên; Quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật và cung ứng vật tư hàng hóa trong khu vực buồng; Quản lí công tác vệ sinh khu vực buồng ngủ của khách sạn, khu vực công cộng, các khu vực sử dụng dành cho nhân viên nhân viên trong khách sạn, nhà kho;

Quản lí hoạt động giặt là cho khách sạn và cho khách; Điều hành hoạt động của toàn bộ phận theo định hướng chung của khách sạn là tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu; Duy trì hệ thống thống kê và báo cáo thường xuyên cho nhà quản lí và thông tin cho các bộ phận khác có liên quan, đặc biệt là bộ phận lễ tân. Với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại khách sạn, trưởng phòng Phạm Văn Trung đã thực hiện rất tốt công việc của mình, dù rất ít khi xuất hiện ở khu vực trực tầng nhưng công việc do anh đảm nhận luôn diễn ra suôn sẻ.

Đối với phó phòng, tất nhiên người ta sẽ biết ngay đến công việc mà chính chức danh này đã nói nên, đó là hỗ trợ trưởng phòng trong việc thục hiện công việc, nhiệm vụ chung của cả bộ phận, như là chuẩn bị phòng trong tình trạng tốt nhất để đón khách, phối hợp với bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận lễ tân để đón khách và kiểm phòng để thông báo xuống lễ tân thanh toán những dịch vụ mà khách đã sử dụng khi lưu tại phòng,… ngoài ra, phó phòng bộ phận buồng cũng làm công việc giám sát tiến độ thực hiện công việc của nhân viên trong tổ, và phó phòng cũng cùng với giám sát thường hỗ trợ và tăng cường cho nhân viên hoàn thành công việc mỗi khi khối lượng công việc lớn. Cũng với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại khách sạn chị Hồng, phó phòng bộ phận buồng đã hoàn thành rất tốt công việc của mình, không chỉ làm tiến độ công việc đạt hiệu quả cao nhất, mà chị còn giữ được mối quan hệ khá tốt với các nhân viên.

Giám sát tại bộ phận buồng cũng có công việc gần giống như phó phòng nhưng tập trung hơn ở việc giám sát tiến độ thực hiện công việc của nhân viên phục vụ phòng và cũng tích cực tham gia tăng cường cùng với nhân viên trong tổ khi khối lượng công việc nhiều.

Tổ trưởng tổ buồng, có lẽ đây là một vị trí dễ bị nhầm lẫn với trưởng phòng, thực chất tổ trưởng tổ buồng cũng là một nhân viên phục vụ tại tổ buồng, tổ trưởng tổ buồng có nhiệm vụ nhận bàn giao công việc do trưởng

phòng giao, phân công các nhân viên đi các tầng để thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn nhân viên mới trong việc tiếp cận với công việc, phân công các thực tập sinh đi các tầng để được các chị nhân viên chính thức hướng dẫn thực tập, trực tầng tại khu vực của tổ buồng, nhân xét đánh giá quá trình thực tập của các thực tập sinh, …

Và cuối cùng là các nhân viên, nhiệm vụ của các nhân viên đó là nhận phân công từ tổ trưởng, dọn phòng khách tại các tầng và liên hệ với giặt là về việc trả đò khách gửi giặt. Hỗ trợ cho bộ phận lễ tên trong việc đón khách và kiểm phòng khi khách trả phòng.

Tất cả các nhân viên tại bộ phận buồng đều có một thái độ làm việc rất tôt, và cho dù còn có những hạn chế nhất định nhưng tất cả đã hoàn thành khá

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w