Các nguyên tắc kiểmtra thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý hoàn thiện kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 37)

Mục đích của kiểm tra thuế GTGT là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế,tăng cường pháp chế XHCN

Để đạt được mục đích trên, công tác kiểm tra thuế GTGT phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Đây là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra thuế GTGT, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thuế GTGT; ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT trong quá trình kiểm tra thuế. Vì vậy, các cơ quan và cán bộ kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định; khi xem xét đúng sai của các

đối tượng kiểm tra GTGT phải căn cứ vào quy định của pháp luật, không tuân theo sự chỉ đạo của bất kỳ tổ chức nào hay cá nhân nào. Kết luận kiểm tra GTGT phải theo đúng quy định của pháp luật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ hai: Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan

Đảm bảo tính trung thực,chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong công tác kiểm tra thuế GTGT. Khi nguyên tắc này được thực hiện thì mới đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra GTGT; xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật; tránh tình trạng suy diễn hay quy chụp một cách chủ quan. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi người cán bộ thuế phải liêm chính, vô tư, không thiên lệch, không vì lợi ích cá nhân mà làm sai lệch kết quả kiểm tra thuế GTGT; phải tỉ mỉ cẩn thận và phải có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tế.

Thứ ba: Nguyên tắc công khai, dân chủ

Công khai trong hoạt động kiểm tra thuế GTGT tức là phải được dân biết, dân bàn, dần làm, dân kiểm tra để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng hộ của nhân dân. Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sau:

Công khai quyết định kiểm tra

Công khai tiếp xúc với các đối tượng có liên quan Công khai kết luận kiểm tra.

Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất vụ việc mà có hình thức công khai cho phù hợp, trong phạm vi cho phép, vừa đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật người tố cáo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, vừa đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra thuế GTGT đạt kết quả cao nhất.

Dân chủ trong hoạt động kiểm tra thuế GTGT là thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc. Phải lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia hoạt động kiểm tra thuế GTGT, phát huy tính dân chủ cũng như động viên tham gia cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin cho đoàn kiểm tra, đấu tranh, ngăn ngừa, đẩy lùi tiêu cực, phát huy các nhân tố tích cực. Đồng thời cũng chính nhân dân là lực lượng thúc đẩy các quyết định, kiến nghị của kiểm tra thuế GTGT. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đơn vị được kiểm tra thuế GTGT trình bày ý kiến của mình, nhất là khi xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cần tránh mọi biểu hiện

tự mãn, áp đặt chủ quan, bất chấp ý kiến của người khác.

Kịp thời cũng là nguyên tắc cần thiết trong kiểm tra thuế GTGT nhằm nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo tính kịp thời trong kiểm tra thuế GTGT, cần qui định cụ thể thời gian đối với từng vụ việc kiểm tra thuế GTGT, tùy theo qui mô, tính chất phức tạp của vụ việc, tùy theo số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra.

Thứ tư: Nguyên tắc bảo mật

Đây là nguyên tắc quan trọng, cần quán triệt nguyên tắc này trong công tác kiểm tra thuế thuế GTGT vì trong quá trình kiểm tra thuế thuế GTGT người cán bộ kiểm tra luôn tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu để lộ những tài liệu quan trọng này cho những đối tượng xấu thì sẽ gây thiệt hại rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp; đồng thời, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn thu Ngân sách nhà nước.

Thứ năm: nguyên tắc hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi kiểm tra thuế GTGT phải đảm bảo tính hiệu quả, nghĩa là phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm. Phải đảm bảo giúp các đối tượng kiểm tra thuế GTGT thực hiện đúng chính sách thuế.

Căn cứ vào mục đích của từng cuộc kiểm tra TGTGT đòi hỏi người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra phải cử đúng những người có trình độ kỹ năng nghiệp vụ phù hợp.

Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo cho kiểm tra thuế GTGT đạt được mục đích của nó.

Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trên đây chính là các điều kiện để thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của kiểm tra thuế GTGT một cách có hiệu quả cao nhất, góp phần phát huy dân chủ XHCN và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước.

1.2.6 Kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa

+ Về chủ thể của hoạt động kiểm tra: Cán bộ kiểm tra tại chi cục thuế Tp.Hải Dương

hoạt động” nghĩa là

Kiểm tra định kỳ là kiểm tra theo chương trình kế hoạch (theo hướng dẫn của Tổng Cục thuế ) đã được Chi cục thuế Tp.Hải Dương duyệt ra từ đầu năm.

Kiểm tra đột xuất là kiểm tra thường gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế GTGT. Thường kiểm tra đột xuất do sự chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo như Tổng cục thuế, Cục thuế khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn thì cần có sự phối hợp giữa các Chi cục kiểm tra đồng nhất cùng thời điểm.

Kiểm tra thường xuyên là hoạt động kiểm tra thường xuyên trong mọi thời điểm đối với doanh nghiệp bị kiểm soát

+Về công cụ kiểm tra đã được cán bộ sử dụng là các công cụ kiểm tra truyền thống, cán bộ kiểm tra thu thập dữ liệu, phân tích so sánh từ đó cán bộ kiểm tra phát hiện nguyên nhân vi phạm của doanh nghiệp từ đó dự báo được những vấn đề cần giải quyết.

+Quy trình kiểm tra đã được các cán bộ kiểm tra thực hiện cụ thể trong các hoạt động kiểm tra về:

1.2.6.1 Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của đối tượng kinh doanh.Căn cứ vào số liệu tổng hợp về đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp thuế cơ quan thuế phối hợp với các ngành có liên quan để chuẩn bị điều kiện vật chất phục vụ tốt công tác hoạt động kiểm tra, quản lý đối tượng còn sót chưa đăng ký kinh doanh hoặc chưa đăng ký thuế.

Kiểm tra đăng ký kinh doanh (theo quy trình 1864/QĐ-TCT )là kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện; Pháp lý mặt bằng nơi đăng ký kinh doanh; Về góp vốn của các thành viên; Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp lên cơ quan thuế quản lý.

hành các nội dung của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hay cũng chính là kiểm tra việc chấp hành về quy đinh pháp luật trong việc thực hiện nội dung đã đăng ký.

Hoạt động kiểm tra còn nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

Nội dung hoạt động kiểm tra đăng ký kinh doanh:

Trước tiên kiểm tra đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp các cán bộ kiểm tra thuế đã thực hiện hoạt động kiểm tra về :

Kiểm tra thành lập, quản lý doanh nghiệp

Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký trụ sở của doanh nghiệp Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có )

Kiểm tra việc chấp hành các quy định về treo biển hiệu của doanh nghiệp Kiểm tra việc chấp hành các quy định về cung cấp thông tin của doanh nghiệp

Kiểm tra việc chấp hành các quy định về ngành, nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

Kiểm tra việc chấp hành các quy định đăng ký ngành nghề kinh doanh

Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế. Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế, để tránh bỏ sót đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, bỏ sót nguồn thu.

Công tác kiểm tra đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng. Một bài học kinh nghiệp từ Cục thuế Dăk Lăk đó là hàng chục doanh nghiệp “ma” đã được thành lập để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp và chiếm đoạt lên tới 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT rồi bỏ trốn. Theo thông tin từ Cục thuế Dăk Lăk điều tra phát

hiện 30 trong số 38 doanh nghiệp sử dụng chứng minh nhân dân ở các tỉnh ngoài để thành lập doanh nghiệp, nhưng không có hoạt động kinh doanh, không có trụ sở nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT.Sau khi kiểm tra giám sát, xác minh hồ sơ khai thuế, các doanh nghiệp này đã bỏ trốn khỏi địa bàn và tiếp tục sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, xuất hoá đơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tiếp tục chiến đoạt tiền thuế VAT được hoàn.

Do đó các cơ quan thuế cần phải xác minh, kiểm tra kỹ về chứng minh nhân dân, giấy phép kinh doanh, có trụ sở chính làm việc hay không,tránh những việc xảy ra như trên địa bàn tỉnh Đăk Lăc

1.2.6.2 Kiểm tra hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp với mục đích giám sát bước đầu về hồ sơ khai thuế nhằm chống thất thu và kịp thời xử lý vi phạm. Ngoài ra giúp cho doanh nghiệp tuân thủ hệ thống pháp luật

Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế được thực hiện theo quy trình kiểm tra hồ sơ khai thuế 1864/QĐ-TCT, và thông tư 28.2011.TT-BTC ngày 28.02.2011 nghĩa là cán bộ kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT thì đã thực hiện kiểm tra về :

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế mà doanh nghiệp gửi lên cơ quan thuế Kiểm tra các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT

Kiểm tra bảng kê hàng hóa bán ra,mua vào trong tháng

- Nếu hồ sơ khai thuế đầy đủ, thì làm bản nhận xét về hồ sơ khai thuế lưu cùng hồ sơ

- Nếu hồ sơ có vấn đề thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình

o Nếu doanh nghiệp giải trình được thì làm bản nhận xét lưu cùng hồ sơ khai thuế

o Nếu không giải trình được thì :

 Tiến hành ấn định thuế

 Kiểm tra trụ sở làm việc của doanh nghiệp

Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế này giúp cán bộ thuế phát hiện các vi phạm trong việc kê khai hồ sơ khai thuế GTGT như việc nộp tờ khai chậm, kê khai hồ sơ khai không đúng với quy định, hay việc kê khai nhầm chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT

Ngoài ra việc kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT còn giúp cho việc phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp qua từng tháng, quý năm , từ đó cán bộ kiểm

tra sẽ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thống kê được số lượng hàng hóa bán ra mua vào của đơn vị trong từng thời điểm trong năm, cũng như việc nắm bắt tình hình mua bán của doanh nghiệp với các công ty khác nhau.Từ đó hạn chế được hiện tượng mua bán hóa đơn,việc đơn vị xuất hiện một nguồn doanh thu, hay có 1 lượng hàng lớn mua vào bất thường

Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm tra thuế GTGT, việc này yêu cầu cán bộ thuế phải nắm rõ quy trình kiểm tra hồ sơ khai thuế , đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải nắm vững nội dung của luật thuế GTGT cũng như các thông tư hướng dẫn việc kê khai miễn giảm thuế qua từng thời kỳ, cũng như việc thông thạo nghiệp vụ kế toán

1.2.6.3 Kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng

Việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của nhà nước.

Kiểm tra hóa đơn là kiểm tra các hồ sơ, báo cáo như đơn đề nghị mua hóa đơn; thông báo phát hành hóa đơn; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; thông báo kết quả hủy hóa đơn; báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn và gọi tắt là hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của NNT gửi đến Cơ quan Thuế.

Mục tiêu của kiểm tra hóa đơn là kiểm tra sự chấp hành đúng pháp luật về thuế GTGT của NNT trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.

Kiểm tra hóa đơn còn để kiểm tra phát hiện sự sai lệch giữa thực tế về sử dụng, quản lý hóa đơn của doanh nghiệp so với cáo báo về sử dụng, quản lý hóa đơn mà doanh nghiệp gửi lên Chi cục thuế Tp.Hải Dương

Để tiến hành hoạt động kiểm tra việc chấp hành thuế về hóa đơn của doanh nghiệp cán bộ kiểm tra thuế căn cứ vào Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Thông tư 64 hướng dẫn sử dụng hóa đơn,quy trình kiểm tra hóa đơn 381/QĐ-TCT ngày 31/01/2011, Quyết định 2423/QĐ-TCT ngày 23/11/2010 về quản lý hóa đơn…các cán bộ kiểm tra thuế đã tiến hành hoạt động kiểm tra hóa đơn của doanh nghiệp về:

đơn của đơn vị qua từng năm như sau :

+ Kiểm tra thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp + Kiểm tra thông báo cháy, mất, hủy hóa đơn

Tiếp theo cán bộ kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp mang hồ sơ hóa đơn mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng lên cơ quan thuế để kiểm tra với mục đích:

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn mà doanh nghiệp đang xử dụng + Kiểm tra xác minh tính chính xác của hóa đơn mà doanh nghiệp đang sử dụng

Cuối cùng xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ báo cáo tình hình xử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

+ Với những hóa đơn bị loại thì lập biên bản xử lý lỗi vi phạm về sử dụng hóa đơn sai, hoặc tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

+ Với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn hợp lệ thì lập báo cáo lưu cùng hồ sơ Hoạt động kiểm tra hóa đơn của các cán bộ thuế tại Chi cục thuế Tp.Hải Dương để phát hiện ra sự sai lệch trong quá trình sử dụng, quản lý cũng như ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn vi phạm pháp luật để kê khai, khấu trừ thuế GTGT, hoạch toán chi phí doanh nghiệp.

1.2.6.4 Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Mục tiêu của hoạt động kiểm tra hồn thuế là xem xét đánh giá xem doanh nghiệp có thực hiện đúng các quy định về hoàn thuế hay không, phát hiện những vi phạm trong hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn kinh doanh cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Những hoạt động kiểm tra hoàn thuế này cũng giúp cho cơ quan thuế phát hiện,ngăn chặn các doanh nghiệp vi phạm trong hoàn thuế như

Thứ nhất,giúp cán bộ kiểm tra nhận dạng được các phương thức gian lận để

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý hoàn thiện kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w