Thuế giá trị gia tăng đối với mọi loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý hoàn thiện kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 30)

a) Khái niệm và bản chất về thuế giá trị gia tăng

Theo quan niệm của C.Mac, giá trị của hàng hoá, dịch vụ là :

C+( V+M)

C: Là lao động quá khứ chuyển vào sản phẩm

của hàng hoá,dịch vụ

Nếu sản phẩm này là tài sản cố định hay nguyên vật liệu cho chu kỳ sản xuất mới , kinh doanh tiếp theo thì nó lại đóng vai trị là phần C của sản phẩm mới . Cứ như vậy đến người tiêu dùng cuối cùng, toàn bộ số C+( V+M) là tổng gía trị hàng hoá, dịch vụ qua các giai đoạn sản xuất, kinh doanh khác nhau. Mỗi một sản phẩm , hàng hoá nếu không đi vào tiêu dùng sẽ đi vào qua trình sản xuất, kinh doanh tiếp theo và lại làm tăng thêm giá trị của hàng hoá .

Như vậy “thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

b) Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT thực chất chất là một sắc thuế đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhưng thu được ở khâu bán hàng, nó mang tính chất gián thu. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó phân biệt được đâu là người tiêu dùng trung gian, đâu là người tiêu dùng cuối cùng. Vì thế, cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế.

Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao bởi nó không bị ảnh hưởng vào kết quả kinh doanh của người nộp thuế, mà c hỉ là một khoản cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Nghĩa là, khi chu trình kinh tế có bị phân đoạn nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến số thuế GTGT thu được.

Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu thường xuyên, ổn định cho NSNN. Điều này thể hiện tính chủ động của Nhà nước trong quan điểm động viên vào ngân sách của mình cũng như điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

c) Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế GTGT là: (1) Phương pháp khấu trừ:

Số thuế Thuế Thuế GTGT = GTGT - GTGT phải nộp đầu ra đầu vào

Thuế Giá tính thuế Khối lượng Thuế suất thuế GTGT = của hàng hoá x hàng hoá, dịch x GTGT của hàng đầu ra dịch vụ vụ bán ra hoá, dịch vụ đó

Còn thuế GTGT đầu vào là số thuế được ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó mua vào hoặc trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu hoặc theo tỷ lệ % quy định.

Nếu TGTGT đầu vào lớn hơn TGTGT đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được Nhà nước khấu trừ số chênh lệnh đó vào số TGTGT phải nộp của kỳ sau. Nếu số chênh lệch đó lớn hơn 200 triệu đồng hoặc 3 tháng liên tiếp có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn lại phần thuế chênh lệch đó

(2) Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:

Số thuế GTGT của Thuế suất thuế GTGT = hàng hoá, dịch x GTGT của hàng phải nộp vụ chịu thuế hoá, dịch vụ đó

Trong đó:

GTGT của Giá của hàng Giá của hàng hàng hoá, dịch = hoá, dịch - hoá, dịch vụ chịu thuế vụ bán ra vụ mua vào

Còn thuế suất thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 3 mức:

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu.

o Hàng hoá xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài( kể cả uỷ thác xuất khẩu)

o Hàng hoá bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế

o Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại như:Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại,hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật thương mại,hàng hoá xuất khẩu để bán tại hội chợ, tiển lãm ở nước ngoài,dịchvụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếpcho tổ chức,cá nhân ở nước ngoài hoặcở khu vực phi thuế qua

o Mức thuế suất 5% áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ có tính chất thiết yếu trong cuộc sống có thể phân chia thành hai nhóm lớn sau :

o Nhóm 1 : HHDV thiết yếu cho đời sống xã hội  Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt

 Đồ chơi trẻ em; sách các loại (trừ sách không chịu thuế GTGT)  Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ

thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim

o Nhóm 2 : HHDV phục vụ trực tiếp cho sản xuất cho các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất

Mức thuế suất 10% áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ thông thường không nằm trong diện chịu các mức thuế suất nói trên và danh mục không áp dunụg thuế GTGT như : sản phẩm điện tử, dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm mau mặc; xây dựng; lắp đặt; dịch vụ tư vấn …

d). Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau :

Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức , cá nhân tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT

Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN

Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN

Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20-30% trong tổng thu từ thuế , phí và lệ phí.

Thuế GTGT không trăng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của HHDV qua các khâu sản xuất , lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị dã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đẩu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị trường.

Khuyến khích xuất khẩu HHDV thông qua áp dụng thuế suất 0% doanh nghiệp xuất khẩu HHDV không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm

chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá HHDV xuất khẩu trên thị trường quốc tế

Thúc đẩy thực hiện chế độ hoạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra; hàng hoá xuất khẩu mua bán phải qua ngân hàng.

Tóm lại : Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “ thuế chồng lên thuế”; thuế GTGT có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực tới khuyển khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN.

1.1.2.2. Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ

Đối với DNTN vừa và nhỏ cũng như những doanh nghiệp lớn khác đều tuân thủ theo luật thuế GTGT như đã nói trên mục 1.2.1 ở trên. Chỉ có điều do là loại hình DNTN vừa và nhỏ nên trong tùy tình hình kinh tế xã hội mỗi thời kỳ khác nhau thì các đơn vị lại được sự hỗ trợ chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ thuế ở những mức độ khác nhau.

Trong nhưng năm gần đây nền kinh tế nước gặp nhiều khó khăn khiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đững vững trên thị trường theo số liệu của tổng cục thông kế đến hết ngày 30/11/2012 cả nước có 48.473 doanh nghiệp giải thể tạm dừng hoạt động trong đó 39.936 doanh nghiệp dừng hoạt động và 8.537 doanh nghiệp giải thể. Trước tình hình đó chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể :

Gia han thời hạn nộp thuế GTGT phát sinh tháng 4 , tháng 5 , tháng 6 thêm 3 tháng theo nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của chính phủ

Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 4/2012 chậm nhất là ngày 20/11/2012 Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 5/2012 chậm nhất là ngày 20/12/2012 Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 6/2012 chậm nhất là ngày 21/01/2013

Riêng thuế GTGT của tháng 6/2012 được tiếp tục gia hạn thêm 3 tháng theo thông tư số 175/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 05/10/2012 của chính phủ do vậy thời hạn nộp thuế GTGT tháng 6 năm 2012 chậm nhất là ngày 20/04/2013

Ngoài ra trong tình hình kinh tế năm 2013 còn khó khăn hơn năm 2012 chinh phủ tiếp tục ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa như sau :

Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp TGTGT đối với số TGTGT phát sinh phải nộp của tháng 1,tháng 2,tháng 3 năm 2013 theo TT số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013

Thực hiện công văn số 8355/BTC/TCT của bộ tài chính ngày 28/06/2013 nhằm giảm tải thủ tục hành chính, giúp cho doanh nghiệp tập chung tháo gỡ khó khăn, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ kê khai theo quý không phải kê khai theo tháng.Bắt đầu từ ngày 1/7/2013.Áp dụng thuế suất GTGT 5% đối với bán, cho thuê, mua nhà ở xã hội ,giảm 50% mức thuế suất GTGT từ ngày 1/7/2013 đến hất ngày 30/06/2014 đối với bán , cho thuê, hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá trị bán dưới 15 triệu đồng /m2

Thuế GTGT áp dụng cho các loại hình DN, nhưng riêng với loại hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được nhà nước, chính phủ quan tâm đặc điểm, có nhiều ưu ái về sắc thuế, về thời gian kê khai thuế, dãn thời hạn nộp thuế. Ngoài TGTGT loại hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được ưu ái về cả thuế TNDN như năm 2011 được gia hạn nộp thuế TNDN tạm tình quý I, II, III, IV thời hạn 1 năm, Năm 2012 thì được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp. Còn trong năm 2013 các DN vừa và nhỏ có tổng doanh thu không quá 20tỷ đồng/năm sẽ được áp thuế suất TNDN 20%

1.2 Kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa

1.2.1 Khái niệm kiểm tra thuế giá trị gia tăng

Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế-xã hội.

Theo mô hình tự khai, tự nộp, kiểm tra thuế GTGT là xác định tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ khai thuế hàng tháng nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Kiểm tra thuế GTGT đối với DNTN vừa và nhỏ so với kiểm tra thuế với doanh nghiệp lớn có sự giống và khác nhau:

Giống nhau

Khi tiến hành kiểm tra TGTGT hai loại hình DNTN vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn thì đều tuân thủ đầy đủ theo các bước của quy trình kiểm tra thuế GTGT số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế

Khi tiến hành kiểm tra thuế GTGT với doanh nghiệp lớn thì ngoài việc thực hiện theo quy trình kiểm tra thì Chi cục thuế chủ quản phải báo cáo chương trình kiểm tra với Cục thuế quản lý với mục đích:

o Thứ nhấtlà về thời gian

Trong quá trình kiểm tra doanh nghiệp là 5 ngày nếu phát hiện lỗi nghi phạm của đơn vị là quá lớn cần thêm thời gian kiểm tra thì sẽ xin thêm thời gian kiểm tra là 15 ngày đến 30 ngày

o Thứ hai là về không gian

Phạm vi kiểm tra với doanh nghiệp lớn sẽ rộng hơn,không bó hẹp trong phạm vi tỉnh quản lý mà còn ra các tỉnh khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, vì thế khi tiến hành kiểm tra doanh nghiệp lớn cấn có sự phối hợp giữa các cục thuế trên cả nước, và các sở ban nghành có liên quan ( quản lý thị trường, công an kinh tế, sở tài chính , …) cùng bắt tay và tiến hành kiểm tra

nguồn gốc hành hóa, hóa đơn, sổ sách kế toán,chứng từ ngân hàng …

Sự kết hợp phải là sự đồng nhất cùng một thời điểm để kiểm tra DN, có kết quả đánh giá chính xác nhất những báo cáo TGTGT của doanh nghiệp

o Thứ ba là về trình độ của cán bộ thuế

Nếu công việc kiểm tra cấn đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao hơn thì đội kiểm tra thuế của Chi cục sẽ làm đề nghị lên Cục thuế, tiến hành tổ chức thêm đoàn thanh tra TGTGT xuống để làm việc với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý hoàn thiện kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w