Giải pháp hoàn thiện chínhsách và pháp luật

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 108)

Cần xây dựng một luật riêng về quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven biển dựa trên các nguyên tắc chính yếu sau:

- Phát triển bền vững

- Ngăn chặn những tác động không tốt lên môi trƣờng tự nhiên - Thông qua các biện pháp phòng tránh

- Phục hồi môi trƣờng tự nhiên đã bị phá huỷ

- Nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm trả phí tổn” và “ngƣời sử dụng trả phí tổn” (“polluter pays” và “user pays”)

- Sử dụng những công nghệ và phƣơng pháp tốt nhất để có hƣớng theo dõi, quan sát môi trƣờng

- Thông báo tới công chúng, và các hội đồng, uỷ ban có liên quan đến việc xây dựng quyết định

- Hợp tác quốc tế

- Cùng lúc áp dụng một số các nguyên tắc liên quan tới phát triển vùng đới bờ - Phân bổ, phân phối công bằng và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên - Phát triển các vùng ở xa, bị cách biệt

- Bảo vệ các vùng hệ sinh thái kém , trong tình trạng bị đe doạ, và cũng nhƣ môi trƣờng sống và loài

- Tính tƣơng thích, tƣơng hợp của đối với hình thái sử dụng vùng đới bờ khác nhau - Ƣu tiên phát triển các hoạt động phụ thuộc vào vùng đới bờ

- Không hạn chế vào bờ biển

Luật chuyên biệt về quản lý tổng hợp đới bờ khi đƣợc ban hành sẽ là khung pháp lý cơ bản, là cơ sở pháp lý cho thực hiện công tác quản lý vùng ven biển nói

104

chung, cho hoạt động phân vùng ven biển cho quản lý tổng hợp nói riêng. Theo những gì Cục Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trƣờng đã nêu ra “quản lý tổng hợp đới bờ cho đến nay đƣợc thừa nhận là quá trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức tại đới bờ trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Quản lý tổng hợp đới bờ tạo cơ hội cho các vùng ven biển hƣớng tới sự phát triển bền vững, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích hiện nay và trong tƣơng lai của đới bờ. Thông qua việc tính đến các lợi ích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, quản lý tổng hợp đới bờ có thể kích thích sự phát triển kinh tế tại đới bờ, phát triển tài nguyên và hạn chế sự suy thoái các hệ thống tự nhiên. Quản lý tổng hợp đới bờ có thể cung cấp khuôn khổ cho các đáp ứng linh hoạt, nhằm đối phó với sự không chắc chắn của các dự báo về tƣơng lai, kể cả về thay đổi khí hậu. Tóm lại, quản lý tổng hợp đới bờ có thể cung cấp cho các nƣớc ven biển quy trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lƣợng cuộc sống” . Với những lợi ích mà quản lý tổng hợp đới bờ đem lại, đƣợc chứng minh qua thực tiễn áp dụng Luật quản lý tổng hợp đới bờ tại các quốc gia ven biển đã thể hiện đƣợc vai trò và tầm ảnh hƣởng đánh kể . Để đƣa đƣợc vào cuộc sống, Luật quản lý tổng hợp cần có các yếu tố sau:

- Lồng ghép các kế hoạch và chƣơng trình phát triển kinh tế, quản lý chất lƣợng môi trƣờng và sử dụng không gian biển.

- Lồng ghép các chƣơng trình thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhƣ sản xuất thực phẩm (ngành nông nghiệp và nghề cá), năng lƣợng, giao thông vận tải, tài nguyên nƣớc, xử lý chất thải và du lịch….vv.

- Lồng ghép tất cả nhiệm vụ về quản lý đới bờ, bao gồm quy hoạch, phân tích, thực thi, điều hành, duy trì, liên tục giám sát và đánh giá theo thời gian

- Thống nhất các trách nhiệm quản lý khác nhau của các cấp chính quyền: địa phƣơng, khu vực, quốc gia, quốc tế và giữa các khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân;

- Sử dụng chung các nguồn lực quản lý sẵn có, từ nguồn nhân lực, tài chính, cho tới nguyên vật liệu và trang thiết bị

- Liên kết các ngành khoa học nhƣ tài nguyên, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên trong đó có tai biến biến đổi khí hậu nƣớc biển dâng với kinh tế học, chính trị và luật.

105

Trong Luật chuyên biệt về quản lý tổng hợp đới bờ, vai trò của phƣơng pháp quản lý nhìn chung là rất quan trọng, đòi hỏi việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ có liên quan với nhau, nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Việc tiến hành chu trình quản lý qua các bƣớc cơ bản là: nhận thức vấn đề, phân tích và lập kế hoạch, triển khai thực hiện, điều hành, duy trì, giám sát và đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp. Trong khi thực hiện, quy trình này chịu nhiều ảnh hƣởng và phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa. Chính vì vậy, việc đó sẽ diễn ra khác nhau giữa các quốc gia và trong một quốc gia. Hiện giờ, rất cần thiết phải ban hành các quy định nhằm thống nhất các hoạt động quản lý đới bờ, phòng chống sự suy thoái của các hệ sinh thái tại đó (sự suy thoái hệ sinh thái làm giảm giá trị kinh tế, mất sinh kế cộng đồng và gia tăng khả năng chịu tổn thƣơng do chịu tác động của sự thay đổi khí hậu).

Dựa trên việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ nói chung, phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ nói riêng, dựa vào sự phân tích về các yếu tố quan trọng nêu trên, có thể đƣa ra một mô hình khung pháp luật về quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp gồm 2 phần nhƣ sau:

Hệ thống quy phạm pháp luật đóng vai trò điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ.

- Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý tổng hợp đới bờ.

- Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp đới bờ.

Hệ thống quy phạm pháp luật đóng vai trò điều chỉnh gián tiếp tới hoạt động quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ

- Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự (trong đó bổ sung thêm các quy định về một số tội phạm cụ thể liên quan đến lĩnh vực quản lý tổng hợp đới bờ và trình tự tiến hành xử lý các tội phạm đặc biệt đó)

- Bộ luật Dân sự (quy định việc bồi thƣờng thiệt hại đối với các trƣờng hợp xảy ra tại vùng ven biển…)

106 - Luật hành chính

- Các luật khác

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 108)